Điều trị ung thư vú hiện nay là một việc hết sức quan trọng và đáng quan tâm. Trong những năm gần đây các ca mắc ung thư vú mới được phát hiện có xu hướng gia tăng. Bệnh diễn biến thầm lặng nên đa số phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn II, III và thậm chí muộn hơn. Cho nên việc tuân thủ liệu pháp điều trị sẽ đóng vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị của người bệnh.
Ung thư vú hiện nay là một căn bệnh ung thư hết sức nguy hiểm. Nó là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ. Hiện nay điều trị ung thư vú có thể dựa vào việc tiến hành các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, sử dụng thuốc hỗ trợ (hoá chất, nội tiết, sinh học).
Việc áp dụng một hay nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào từng giai đoạn hay từng trường hợp cụ thể của người bệnh.
Các giai đoạn ung thư vú
Nội Dung
1. Điều trị ung thư vú sử dụng những phương pháp nào?
1.1. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp đầu tiên cho người bệnh trong điều trị ung thư vú. Phẫu thuật đòi hỏi việc loại bỏ tế bào ung thư một cách an toàn nhất và tối thiểu nhất đối với các mô xung quanh (phương pháp đường cắt rộng). Phương pháp phẫu thuật hiện nay được áp dụng chủ yếu với những khối u trên dưới 3cm và không sờ thấy hạch nách.
Giai đoạn sớm, Ở các nước khác có thể phẫu thuật cắt 1/4 bảo tồn tuyến vú và phối hợp xạ trị tại chỗ, còn đối với Việt Nam, tỉ lệ bảo tồn mới chỉ đạt khoảng 10% vì hầu hết khối u to do bệnh nhân thường phát hiện bệnh và nhập viện khá muộn.
Trong trường hợp khi phát hiện bệnh muộn khối u xâm lấn da và gây vỡ, có mủ hôi thối, chảy máu hoặc u quá to gây đau đớn và có thể di căn xa (giai đoạn IV) thì biện pháp phẫu thuật sạch sẽ chỉ góp phần làm cải thiện được phần nào chất lượng cuộc sống của người bệnh.
1.2. Phương pháp xạ trị
Đối với những người mắc bệnh ung thư vú thì giai đoạn 0 là giai đoạn duy nhất không cần hoá chất cũng như xạ trị trước và sau khi tiến hành mổ.
Tất cả những bệnh nhân được mổ lấy khối u hoặc cắt bỏ 1/4 bảo tồn tuyến vú bắt buộc phải điều trị xạ bổ trợ sau khi mổ, đặc biệt đối với những bệnh nhân khi thực hiện phương pháp đường cắt rộng. Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư vú trị liệu bằng năng lực quang tuyến X cao độ để giết chết các tế bào ung thư.
Xạ trị sau phẫu thuật sẽ giúp phát hiện và ngăn cản các tế bào ung thư còn sót lại trong các mô vú có thể dẫn đến tình trạng tái phát ung thư vú sau này. Phương pháp xạ trị ở ngực thường tiến hành trong vòng 5 tuần.
Sử dụng phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư vú
Các bệnh nhân điều trị ung thư vú có thể chịu đựng được một cách dễ dàng các phản ứng phụ của xạ trị. Các phản ứng thông thường nhất là bị phỏng nhẹ, đau ran, lột da.
Đôi khi phản ứng phụ quá nặng, bệnh nhân cần phải nghỉ trong một khoảng thời gian ngắn trước khi tiếp tục việc điều trị lại.
1.3. Phương pháp hóa trị
Khi có hạch di căn thì cần thực hiện phương pháp hóa trị nhằm mục đích là ngăn ngừa tái phát ung thư ở những mô nằm xa vú.
Sử dụng phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư vú
Hóa trị được sử dụng là các loại thuốc gây độc tế bào ung thư, khiến cho các tế bào này bị phân chia và cách ly ra khỏi các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, sau đó tự tiêu diệt và chết đi.
Điều trị ung thư vú hiện nay dùng hóa trị thường được khuyến khích ở những phụ nữ trẻ và kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Có thể gây buồn nôn hoặc nôn nhẹ, thờ ơ hay mệt mỏi, rụng tóc và mất cảm giác ngon miệng. Phần lớn các phụ nữ có thể tiếp tục làm việc trong thời gian này.
1.4. Liệu pháp hormon trong việc điều trị ung thư vú
Liệu pháp hormon hay được gọi đúng hơn là liệu pháp ngăn chặn hormone (hormone-blocking therapy) – được điều trị ung thư vú có nhạy cảm đối với hormone. Bác sĩ gọi các bệnh ung thư này đó là ung thư với thụ thể ER dương tính ( estrogen dương tính) và ung thư thụ thể PR dương tính ( progesterone dương tính).
Liệu pháp hormon thường được điều trị trước hoặc sau phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị ung thư vú khác để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Trong trường hợp, nếu như ung thư đã lan rộng thì khi đó liệu pháp hormone chỉ có thể giúp kiểm soát và thu nhỏ chúng.
Liệu pháp hormone gồm :
- Các loại thuốc ngăn chặn hormone gắn vào tế bào ung thư.
- Các loại thuốc ngăn cản cơ thể sản xuất estrogen sau khi mãn kinh (thuốc ức chế aromatase).
- Phẫu thuật hay các thuốc ngừng sản xuất hormone ở buồng trứng.
Tác dụng phụ có thể gặp của liệu pháp hormon phụ thuộc vào phương pháp điều trị ung thư vú cụ thể, nhưng có thể bao gồm đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, và khô âm đạo. Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn cả đó chính là nguy cơ gây loãng xương và đông máu.
1.5. Thuốc điều trị nhắm trúng đích
Điều trị thuốc nhắm trúng đích nhằm tấn công vào tế bào ác tính đặc hiệu. Ví dụ như là một số thuốc nhắm trúng đích tập trung vào một loại protein mà một số tế bào ung thư vú sản xuất quá mức gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 (HER2).
Protein giúp cho các tế bào ung thư vú phát triển và tồn tại. Bằng cách nhắm vào tế bào tạo ra quá nhiều HER2, thuốc có thể dễ dàng phá hủy tế bào ung thư đồng thời giữ lại các tế bào khỏe mạnh.
Thuốc điều trị nhắm trúng đích thường hay tập trung vào các bất thường khác trong các tế bào ung thư có sẵn. Và liệu pháp nhắm trúng đích đây là một lĩnh vực lớn trong việc nghiên cứu ung thư.
Bạn sẽ được tiến hành kiểm tra để xem liệu có thể hưởng lợi từ các loại thuốc trị liệu nhắm trúng đích hay không. Một số loại thuốc còn được sử dụng sau phẫu thuật để làm giảm nguy cơ ung thư tái phát. Những thuốc khác được sử dụng trong các trường hợp điều trị ung thư vú tiến triển giúp làm chậm sự phát triển của các khối u.
1.6. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là dùng hệ thống miễn dịch chống lại ung thư. Hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật trong cơ thể bạn không tấn công ung thư vì các tế bào ung thư tạo ra các protein làm mù tế bào hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch được thực hiện bằng cách can thiệp vào quá trình đó.
Liệu pháp miễn dịch có thể là một lựa chọn nếu như ung thư vú bộ ba âm tính (triple-negative), có nghĩa là các tế bào ung thư không còn các thụ thể cho estrogen, progesterone hoặc HER2.
Liệu pháp miễn dịch được kết hợp với hóa trị liệu để điều trị ung thư vú tiến triển lan rộng sang các phần khác của cơ thể.
Liệu pháp miễn dịch là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú
1.7. Chăm sóc hỗ trợ (giảm nhẹ)
Chăm sóc hỗ trợ là việc chăm sóc y tế chuyên biệt thường tập trung các vào việc giảm đau và các triệu chứng bệnh nghiêm trọng khác. Các chuyên gia chăm sóc hỗ trợ sẽ làm việc với bạn, gia đình và các bác sĩ khác của bạn để cung cấp những thứ cần thiết bổ sung cho việc chăm sóc liên tục của bạn.
Chăm sóc hỗ trợ có thể diễn ra đồng thời trong quá trình trải qua các phương pháp điều trị tích cực khác, như phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị trong điều trị ung thư vú.
Chăm sóc hỗ trợ khi được thực hiện cùng với tất cả các phương pháp điều trị thích hợp khác, những người mắc các bệnh ung thư vú có thể cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.
Nhóm chăm sóc hỗ trợ bao gồm những bác sĩ, y tá và các chuyên gia được đào tạo đặc biệt với mục đích giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh ung thư vú và gia đình họ.
Phương pháp điều trị ung thư vú có rất nhiều tuy nhiên mỗi phương pháp điều trị ung thư vú sẽ có những mặt lợi và hại nhất định. Ví dụ như phương pháp hóa trị sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, suy kiệt sức khỏe, gây mệt mỏi cho người điều trị; hay như phương pháp xạ trị là dùng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng lại không thể tiêu diệt hết tất cả các khối u, các khối u vẫn có thể phát triển và di căn …
Tóm lại, ung Thư Vú có thể rất nguy hiểm tới sức khỏe nếu không có biện pháp để phòng tránh và điều trị kịp thời. Chính vì vậy bản thân mỗi người đều phải chú tâm đến các dấu hiệu thay đổi của cơ thể, thường xuyên đi khám định kỳ và bổ sung thêm các kiến thức để kịp thời phát hiện ra bệnh nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!
- Hotline: 024 6291 8086
- Fanpage: Tỏi đen Kochi