CD Đông trùng hạ thảo

Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo Kochi

Đông trùng hạ thảo là một phức hợp của thực vật và động vật với thành phần hoạt chất quý mang lại nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Công dụng của Đông trùng hạ thảo được khoa học chứng minh là gì?

1. Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một phức hợp ký sinh gồm vật ký sinh là nấm Cordyceps với vật chủ là ấu trùng (sâu non) của loài bướm Thitarodes. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Đông trùng hạ thảo mọc hoang dã ở vùng cao nguyên Tây Tạng và núi Himalaya với độ cao trên 3000m và nhiệt độ dưới 21oC. Nhiệt độ từ 25oC trở lên sẽ ngừng phát triển.

Ngày nay, do khác thác quá nhiều nên đông trùng hạ thảo hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Người ta đã nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo trong phòng thí nghiệm trên cơ chất trong khoảng 40 ngày, sản phẩm là các sợi nấm đông trùng (thường có màu vàng) [1]. Việt Nam là quốc gia nuôi cấy rất thành công đông trùng hạ thảo nhân tạo, có tác dụng tương tự đông trùng hạ thảo tự nhiên.

đông trùng hạ thảo là gì?

đông trùng hạ thảo là gì?

2. Thành phần hoạt chất chính của Đông trùng hạ thảo là gì?

Đã có hơn 20 hoạt chất sinh học được tìm thấy trong đông trùng hạ thảo. Nhóm hoạt chất đáng chú ý nhất là Polysaccharides bao gồm Cordycepin, Cordyceptic, Adenosine, Sterol. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống u, tăng chức năng sinh dục, giảm mỡ máu, đường máu,… [1]

3. Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

3.1. Cải thiện chức năng thận, khả năng tình dục

Phân tích tổng hợp 22 nghiên cứu với 1746 người tham gia phân tích hiệu quả của chế phẩm đông trùng hạ thảo đối với người bị bệnh thận mạn tính. Kết quả cho thấy: chế phẩm từ đông trùng hạ thảo có tiềm năng làm giảm đáng kể creatinin huyết thanh, tăng độ thanh thải creatinin và giảm protein niệu trong 24 giờ [2].

Đông trùng hạ thảo có khả năng điều chỉnh việc giải phóng các hormone sinh dục như testosterone, estrogen, progesterone, phục hồi các chức năng sinh dục bị suy giảm [3].

đông trùng hạ thảo tốt cho thận

đông trùng hạ thảo tốt cho thận

3.2. Ổn định đường huyết

Đông trùng hạ thảo giúp tăng hoạt động của các enzym thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose, tăng độ nhạy insulin nên giúp hạ đường huyết [3].

Khi nghiên cứu trên động vật thí nghiệm, Cordycepin cũng cho thấy lợi ích trong việc giảm bệnh thận do đái tháo đường [4].

3.3. Ổn định huyết áp

Chiết xuất đông trùng hạ thảo có khả năng điều hòa mạch máu, giãn mạch và hạ huyết áp trên chuột thí nghiệm [5].

3.4. Giảm mỡ máu

Theo các báo cáo, Cordycepin rất hiệu quả trong việc làm giảm hiệu quả cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglycerid, điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid, giảm chứng tăng lipid máu do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra [4].

3.5. Tăng cường miễn dịch

Thành phần polysaccharide trong đông trùng hạ thảo được báo cáo có tác dụng tăng cường miễn dịch thông qua tăng sản xuất và tăng hoạt động của các đại thực bào. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng điều hòa miễn dịch của Cordycepin (hoạt chất chính được tìm thấy trong đông trùng hạ thảo), đặc biệt hoạt động như một chất điều biến hai chiều có thể ức chế hoặc kích thích khả năng miễn dịch thích ứng và miễn dịch bẩm sinh trong các trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc phản ứng miễn dịch quá mức [3, 4].

3.6. Chống mệt mỏi, nâng cao thể trạng

Lợi ích chống mệt mỏi, suy nhược của đông trùng hạ thảo bắt đầu được chú ý vào năm 1993 khi một số nhà vô địch điền kinh thế giới tiết lộ về chế độ ăn kiêng có chứa đông trùng hạ thảo của họ. Hoạt động chống mệt mỏi dựa trên cơ sở tăng cường chuyển hóa trong ty thể, tạo điều kiện cho cơ thể sử dụng oxy một cách hiệu quả, tăng thông khí, tăng hoạt động cơ bắp [3].

3.7. Tăng khả năng nhận thức

Sợi đông trùng hạ thảo còn có khả năng hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm, giúp cải thiện tâm trạng và nhận thức [3].

3.8. Chống oxy hóa, hạn chế lão hóa

Các polysaccharide chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có khả năng thu gọn gốc tự do (tác nhân chủ yếu của quá trình oxy hóa), bảo vệ chống lại độc tính tế bào thần kinh, chống stress oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa [3].

3.9. Các tác dụng khác

Bảo vệ gan; Tăng chức năng tiêu hóa.

Đông trùng hạ thảo Kochi

Đông trùng hạ thảo Kochi

4. Ai nên dùng Đông trùng hạ thảo?

Người bị suy giảm chức năng thận.

Người cao tuổi suy giảm chức năng sinh lý.

Người bị đường huyết cao, bị tiểu đường muốn ngăn ngừa biến chứng.

Người bị cao huyết áp.

Người rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu.

Người suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức.

Người mệt mỏi, thể lực suy giảm, mới ốm dậy, muốn tăng cường sức đề kháng.

Người muốn tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, tăng cường chức năng gan thận.

5. Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo?

Dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến món ăn tùy theo sở thích.

– Hàm trà: lấy 3 – 5 sợi nấm đông trùng hạ thảo khô, thêm khoảng 200ml nước sôi trong ấm hoặc bình giữ nhiệt. Sau khoảng 15 – 30 phút là có thể sử dụng, uống trong ngày.

– Chưng yến: chuẩn bị 5g yến đã nhặt bỏ tạp, 3 – 5 sợi nấm đông trùng hạ thảo khô, thêm hạt sen, táo đỏ, đường phèn,  gừng, kỷ tử tùy sở thích, khoảng 200 ml nước, rồi chưng cách thủy 15 – 20 phút tới chín.

– Chế biến cùng các món ăn: cho nấm đông trùng hạ thảo khô vào cháo, canh, món hầm,… khi đã nấu chín và tắt lửa, khuấy đều và dùng.

– Ngâm mật ong: 5g nấm đông trùng hạ thảo khô + 500 ml mật ong, ngâm khoảng 20 ngày là có thể sử dụng.

– Ngâm rượu: ngâm 5g nấm đông trùng hạ thảo khô với 500 ml rượu trắng. Sau 20 ngày là có thể sử dụng được.

Đông trùng hạ thảo thực sự là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa thành phần quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng hàng ngày. Bạn muốn tìm hiểu cách lựa chọn Đông trùng hạ thảo chất lượng, hãy để lại thông tin để được tư vấn từ đội ngũ Kochi nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. PGS. TS Trần Đáng(2017), Thực phẩm chức năng, Nhà xuất bản Y học: 576-578.
  2. Zhang H. W., Lin Z. X., Tung Y. S. et al (2014), “Cordyceps sinensis (a traditional Chinese medicine) for treating chronic kidney disease, Cochrane Database Syst Rev. 10.1002/14651858.CD008353.pub2(12): Cd008353.
  3. Das G., Shin H. S., Leyva-Gómez G. et al (2020), “Cordyceps spp.: A Review on Its Immune-Stimulatory and Other Biological Potentials, Front Pharmacol. 11: 602364.
  4. Ashraf S. A., Elkhalifa A. E. O., Siddiqui A. J. et al (2020), “Cordycepin for Health and Wellbeing: A Potent Bioactive Metabolite of an Entomopathogenic Cordyceps Medicinal Fungus and Its Nutraceutical and Therapeutic Potential, Molecules. 25(12).
  5. Chiou W. F., Chang P. C., Chou C. J. et al (2000), “Protein constituent contributes to the hypotensive and vasorelaxant activities of Cordyceps sinensis, Life Sci. 66(14): 1369-76.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *