CD Tỏi đen, Chuyên gia tư vấn

Tất Tần Tật Thông Tin Về Giá Trị Dinh Dưỡng Của Tỏi Đen

trà tỏi đen

Tỏi đen từ lâu đã được coi như một loại “thần dược” tự nhiên, giá trị dinh dưỡng của tỏi đen mang lại xứng đáng với hai từ “tuyệt vời”. Vì vậy, tỏi đen là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng lớn, mang lại trạng thái tốt nhất cho cơ thể bạn.

1. Lịch sử của tỏi đen

Tỏi đen được sử dụng như một loại thực phẩm có giá trị cao phổ biến ở các nước Châu Á như  Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Hàn Quốc là nơi bắt nguồn đầu tiên của tỏi đen. Tiếp đó, Nhật Bản và Thái Lan tiếp tục phát triển công trình nghiên cứu của các nhà khoa học xứ sở Kim Chi. Nhận thấy những giá trị dinh dưỡng của tỏi đen mang lại, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhân rộng giá trị tuyệt vời của sản phẩm này đến với người tiêu dùng.

Tỏi đen bắt nguồn từ củ tỏi tươi đã già, trải qua quá trình lên men chậm trong khoảng thời gian từ 60 – 90 ngày trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ.

Nhiều hoạt chất trong tỏi đen cao hơn hẳn tỏi tươi và hoạt chất sinh học của tỏi đen tỏ ra vượt trội hơn nhiều lần so với tỏi tươi. Bên cạnh đó, tỏi đen còn khắc phục được những nhược điểm của tỏi tươi về mùi vị cay nồng và mùi hôi khó chịu.

Vậy những giá trị dinh dưỡng của tỏi đen cụ thể là gì, hãy cùng đi tìm hiểu.

lịch sử tỏi đen

 

lịch sử của tỏi đen

2. Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen

Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen cao hơn gấp nhiều lần tỏi trắng.

– Ba thành phần S-allyl cysteine (SAC), polyphenol và flavonoid có trong tỏi đen cao hơn tỏi tươi 5 lần.

Trong đó, SAC là dẫn chất lưu huỳnh acid amin đặc trưng nhất của tỏi đen. Hợp chất này tan trong nước, giúp cho tỏi đen có rất nhiều tác dụng sinh học quý như chống oxy hóa, giảm cholestrerol, bảo vệ sức khỏe của trái tim và mạch máu, bảo vệ tế bào gan, hạ đường huyết và giảm biến chứng của bệnh tiểu đường. ngoài ra, còn được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị ung thư, chống viêm,…

Với củ tỏi được lên men đạt tiêu chuẩn chất lượng thì hàm lượng SAC dao động trong khoảng 85 – 125 mcg/g. Hàm lượng này dao động tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lên men. Nên chọn tỏi đen đạt chuẩn để giá trị dinh dưỡng của tỏi đen đạt được là cao nhất.

Thành phần polyphenol và flavonoid trong tỏi đen có đặc tính chống oxy hóa, giúp làm giảm tổn thương đối với tế bào. Ngoài ra, polyphenol còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thông qua làm tăng độ nhạy cảm với insulin, giảm hấp thu đường.

– Tỏi đen cung cấp tới 18 trên 20 loại acid amin thiết yếu, mang đến cho cơ thể một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Trong đó có các acid amin methionin, cystin, leucin và isoleucin.

Acid amin methionin có trong tỏi đen có tác dụng giải độc trong các trường hợp tiếp xúc với chất độc, uống quá nhiều rượu bia,… có tác dụng phòng chống tổn thương gan hiệu quả.

Thành phần cystin trong tỏi đen giúp làm giảm quá trình lão hóa, giúp da, tóc, móng tay phát triển tự nhiên, khỏe mạnh ngay từ bên trong.

Các thành phần isoleucin trong tỏi đen có tác dụng bồi bổ trí não, tăng cường trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch, các leucin tốt trong việc hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, hồi phục sức khỏe cho vận động viên vừa tham gia thể dục thể thao cường độ cao.

Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen còn ở thành phần vitamin trong tỏi đen như vitamin B1, vitamin B6 cao hơn tỏi tươi 2 lần.

Vitamin B1 giúp cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của các tế bào não, suy nghĩ nhanh nhẹn hơn và gia tăng chức năng của quá trình oxy hóa cacbonhydrat.

– Tỏi đen còn rất giàu khoáng chất, đặc biệt là kali có tác dụng lợi tiểu tự nhiên. Ngoài ra, kali còn giúp điều hòa nhịp tim và đảm bảo cho chức năng cơ bắp của bạn hoạt động bình thường, liên tục.

– Ngoài ra, tỏi đen còn chứa thành phần đường fructose tạo ra vị ngọt, cao hơn tỏi tươi khoảng 30 lần. Vì vậy, tỏi đen rất dễ ăn, không còn vị cay nồng như tỏi thường và đặc biệt khắc phục được mùi hôi.

giá trị dinh dưỡng của tỏi đen

giá trị dinh dưỡng của tỏi đen

3. Công dụng của tỏi đen

Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen tuyệt vời như vậy thì tỏi đen có những công dụng gì đối với sức khỏe chúng ta.

– Chống oxy hóa là đặc tính nổi bật nhất của tỏi đen.

– Phòng chống ung thư và ngăn ngừa khả năng di căn của tế bào khối u.

– Tỏi đen giúp ổn định đường huyết và làm giảm các biến chững của bệnh đái tháo đường.

– Làm giảm rối loạn mỡ máu, phòng chống xơ vữa mạch máu cũng là tác dụng đã được chứng minh của tỏi đen. Theo một nghiên cứu của khoa học gia Eun-Soo Jung (Bệnh viện Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc) năm 2014, trên người bị mỡ máu cao cho kết quả: tỏi đen có tác dụng trị rối loạn mỡ máu (tăng HDL), giảm xơ vữa mạch máu (giảm Apo-A1 và Apo-B), trên người với liều dùng 6 g/ngày trong vòng 12 tuần. [1].

– Tỏi đen giúp kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

– Một số tác dụng như chống viêm, chống dị ứng, chống kết tập tiểu cầu của tỏi đen cũng đã được chứng minh.

– Tỏi đen còn tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo vệ gan, chống lại tổn thương gan mạn tính do rượu bia, hóa chất độc hại.

– Tế bào thần kinh được bảo vệ và trí não được cải thiện.

– Tỏi đen có tác dụng chống nhăn da, là một loại mỹ phẩm an toàn. Ngoài ra còn bảo vệ da khỏi tác dụng của tia tử ngoại.

– Một số công dụng khác của tỏi đen như tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi, kích thích ăn ngon ở những người chán ăn, phòng chống rối loạn tiêu hóa, giảm xơ tóc, gãy rụng tóc, cũng giống như tỏi tươi, tỏi đen có tác dụng bổ dương.

tỏi đen làm đẹp da

tỏi đen làm đẹp

4. Ăn đúng cách để đạt được giá trị dinh dưỡng của tỏi đen tối đa

Có nhiều cách sử dụng tỏi đen bạn có thể lựa chọn:

– Ăn trực tiếp: đây là cách dễ dàng và tiện lợi nhất. Hầu hết các sản phẩm tỏi đen trên thị trường đều có thể sử dụng theo cách này. Nên nhai kỹ khi ăn, uống kèm 50 – 100 ml nước, các thành phần dinh dưỡng trong tỏi đen sẽ phát huy công dụng tối đa. Người lớn 6 – 12 g/ngày, trẻ em 3 – 6 g/ngày chia hai lần sáng – tối hoặc 1 lần vào buổi tối.

– Ngâm rượu uống: 100 – 200 g tỏi đen nguyên củ bóc vỏ ngâm vào 1 lít rượu trắng sau 1 tuần dùng được. Có thể tái ngâm nhiều lần. Ngày uống 25 – 50 ml chia hai lần sáng – tối hoặc 1 lần vào buổi tối sau ăn.

– Ngâm mật ong: 100 – 200 g tỏi đen bóc vỏ ngâm vào khoảng 500 ml mật ong trong hũ thủy tinh, dùng sau 1 tháng. Mỗi lần 5 – 10 ml sử dụng ngày 2 – 3 lần.

– Hãm trà uống cũng là một cách sử dụng tiện lợi của tỏi đen. Lấy 2 – 4 viên tỏi đen cô đơn hãm vào khoảng 200 ml nước sôi trong ấm hoặc bình giữ nhiệt. Để khoảng 15 – 20 phút. Uống sau khi ăn và có thể hãm trà được nhiều lần.

Tỏi đen không chỉ tỏ ra ưu việt ở giá trị dinh dưỡng của tỏi đen mang lại, công dụng của tỏi đen mà cách dùng cũng rất đa dạng.

trà tỏi đen

trà tỏi đen

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được những giá trị dinh dưỡng của tỏi đen, vậy tại sao không nhanh chóng đặt mua để sở hữu loại thực phẩm bổ ích này. Là một người tiêu dùng thông minh, bạn hãy chọn mua sản phẩm của công ty hay địa chỉ uy tín. Uy tín và chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của công ty chúng tôi. Liên hệ hotline .

  1. Jung E. S., Park S. H., Choi E. K. , et al (2014). Reduction of blood lipid parameters by a 12-wk supplementation of aged black garlic: a randomized controlled trial. Nutrition. 30(9): 1034-9. DOI: 10.1016/j.nut.2014.02.014.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *