Nguyên nhân bệnh tiểu đường là vấn đề mà hiện nay rất nhiều người thắc mắc và cần được làm rõ. Bạn có biết số lượng người mắc căn bệnh này đang gia tăng chóng mặt trên toàn cầu. Đó là hậu quả của một chế độ ăn kém khoa học và lối sống không lành mạnh.
Nội Dung
1. Bệnh tiểu đường là gì?
1.1. Bệnh tiểu đường là gì?
Để biết nguyên nhân bệnh tiểu đường bao gồm các yếu tố gì, đầu tiên ta cần nghiên cứu, hiểu rõ tiểu đường là căn bệnh gì? Người ta cũng hay gọi đái tháo đường thay cho tên bệnh tiểu đường. Bệnh sẽ gây biến chứng trên mắt, tim, thận và hệ thần kinh nếu bạn không chữa trị kịp thời.
Bệnh xuất hiện khi có sự rối loạn chuyển hóa một cách không đồng nhất, làm tăng lượng glucose máu trong cơ thể quá mức cần thiết. Nguyên do cơ thể mất đi khả năng sử dụng hay khi mất hoặc giảm sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.
Nếu bạn mắc đái tháo đường mà sự kiểm soát lượng đường trong máu tốt, kèm sự theo dõi thường xuyên thì lượng đường máu của bạn có thể trở về mức an toàn bình thường gần giống như người không bệnh.
1.2. Phân loại ra sao?
Các chuyên gia y tế đã phân loại tiểu đường thành 4 nhóm chủ yếu dựa trên nguyên nhân và tiến triển của bệnh như sau:
- Đái tháo đường typ1.
- Đái tháo đường typ2.
- Đái tháo đường thứ phát.
- Đái tháo đường thai kỳ: chỉ gặp ở phụ nữ mang thai và thường khỏi sau khi chuyển dạ.
Cách chia các loại đái đường như trên cung cấp thêm kiến thức để ta tìm hiểu về nguyên nhân bệnh tiểu đường.
2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
2.1. Quá trình chuyển hóa glucose
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường ta cần biết sự chuyển hóa glucose trong cơ thể diễn biến ra sao. Glucose đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng ATP cho hoạt động sống của các tế bào như cơ bắp và các mô, nhất là não bộ.
Glucose có trong thực phẩm khi ta nạp vào và khi vào cơ thể một phần được chuyển thành năng lượng, phần còn lại thì dự trữ trong gan (tạo ra glycogen). Khi các tế bào “bị đói” thiếu năng lượng mà đường máu quá thấp, thì glycogen dự trữ trong gan sẽ phân giải những thành glucose và làm cân bằng lượng đường trong máu, sau đó cung cấp đường cho các tế bào của cơ thể.
Tuy nhiên, các tế bào cơ thể không thể dùng glucose một cách trực tiếp, mà cần có sự tham gia của hormone insulin giúp tế bào hấp thu được glucose, chuyển thành ATP và điều hòa đường máu bằng cách giảm glucose máu. Tuyến tụy giảm sản sinh insulin sau khi đường máu hạ.
2.2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường typ1
Nguyên nhân bệnh tiểu đường typ1 cụ thể như thế nào là chưa rõ ràng. Theo một vài nguồn tin đáng tin cậy, căn nguyên bệnh là do hệ miễn dịch cơ thể ta tấn công làm hủy hoại các tế bào beta tiểu đảo langerhans tiết insulin.
Do vậy cơ thể sẽ thiếu hoặc mất sản sinh insulin. Lúc này, đường máu sẽ ở lại trong máu thay vì đi vào các tế bào làm đường máu cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Người ta cho rằng bệnh do di truyền hoặc các yếu tố môi trường tạo ra, tuy nhiên nguy cơ chính xác của bệnh vẫn chưa rõ.
2.3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường typ2
Nguyên do là các tế bào của cơ thể đề kháng với insulin và sự sản sinh insulin của tuyến tụy là không đủ để vượt qua việc đề kháng này. Và đường cũng sẽ ở lại máu mà không vào được các tế bào làm cơ thể thiếu năng lượng và gây ra tiểu đường.
Rất nhiều khảo sát cho thấy thừa cân, béo phì có thể là nguy cơ của bệnh đái đường typ2, nhưng ngược lại không phải bất kỳ người nào có bệnh tiểu đường typ2 đều thừa cân.
2.4. Nguyên nhân bệnh tiểu đường trong khi thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẽ diễn ra một số quá trình như: nhau thai tạo kích thích tố có mục đích là duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố khiến các tế bào có khả năng kháng insulin cao hơn.
Thông thường, tuyến tụy sẽ sản sinh đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Nhưng thỉnh thoảng tuyến tụy sẽ không thể sản xuất đủ lượng insulin. Và hậu quả là đường đi vào các tế bào giảm và lượng đường máu lại tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
3. Triệu chứng bệnh tiểu đường
Sau khi biết nguyên nhân bệnh tiểu đường tiếp theo ta cần tìm hiểu biểu hiện bệnh tiểu đường. Bao gồm:
- Ăn nhiều, lúc nào cũng thấy đói dù đường máu rất cao.
- Khát nhiều.
- Đi tiểu nhiều.
- Sụt cân nhiều, cho dù bệnh nhân không thực hiện ăn kiêng và đã giảm lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Kiệt sức và mệt mỏi.
Một vài triệu chứng sau bạn có hoặc không gặp phải như:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Mờ mắt.
- Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ.
- Nhiễm nấm men, nấm candida.
- Khô miệng.
- Chậm lành vết thương.
Hiểu thêm triệu chứng bên cạnh nguyên nhân bệnh tiểu đường
4. Biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng tiểu đường là một trong những vấn đề cần tìm hiểu sau nguyên nhân bệnh tiểu đường. Các biến chứng bao gồm:
- Bệnh tim mạch: có cảm giác đau thắt ngực, các bệnh về mạch vành, đau tim, thiếu máu não gây đột quỵ, hoặc xơ vữa động mạch.
- Tổn thương thần kinh: ngứa, tê, rát và/hoặc đau từ đầu ngón chân, ngón tay và lan rộng ra. Nếu không chữa kịp thời, bệnh nghiêm trọng hơn là mất cảm giác hoàn toàn ở nơi chân tay.
- Buồn nôn, nôn, ỉa chảy hoặc táo bón.
- Rối loạn cương dương ở nam.
- Tổn thương thận: tổn thương chức năng lọc của cầu thận có thể gây suy thận, nguy hiểm hơn là bệnh về thận giai đoạn cuối không thể hồi phục, nên cần chạy thận hay ghép thận rất tốn kém và khó khăn.
- Tổn thương mắt: mạch máu của võng mạc bị tổn thương làm mờ mắt, nặng hơn là mù lòa. Hoặc làm đục thủy tinh thể tăng nguy cơ bệnh tăng nhãn áp.
- Tổn thương chân: ảnh hưởng đến dây thần kinh ở chân làm sự lưu thông máu kém đến chân làm những tổn thương ở chân như nhiễm trùng, lở loét khó lành, thậm chí cần cắt chi nếu hoại tử.
- Các tình trạng da: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn da gây bởi vi khuẩn và nấm.
- Khiếm thính.
- Bệnh Alzheimer: ( bệnh tiểu đường typ2) gây suy giảm trí nhớ.
5. Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Sau khi biết được nguyên nhân bệnh tiểu đường chắc hẳn bạn cũng biết mọi đồ ăn hay cả thức uống cái mà chứa đựng lượng đường lớn và và đồ ăn khó tiêu là kẻ thù hàng đầu. Bởi nếu như bạn vẫn cố tình nạp những thực phẩm đó, nó chỉ khiến tình trạng của bạn nặng thêm.
Dưới đây là thực phẩm bạn cần lưu ý để hạn chế hoặc loại bỏ khỏi khẩu phần ăn gồm:
- Các loại thực phẩm ngọt: bánh kẹo, bánh quy, nước ngọt…
- Phở, bún, cơm: tinh bột xấu.
- Lipid bão hòa và nhiều cholesterol: thịt mỡ, nội tạng heo, bò, lòng đỏ trứng gà, bơ, phô mai…
- Sữa.
- Trái cây sấy khô.
- Rượu, bia cùng đồ uống có cồn.
6. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Bạn nên nạp ít đường, ít lipid, bổ sung vitamin, khoáng, ăn axit omega-3… như sau để giảm đường máu và tốt cho sức khỏe:
- Hoa quả ít đường: ổi, bưởi, cam, quýt, chanh…; hạn chế ăn xoài… do có nhiều đường và có thể lên mụn với người da nhạy cảm.
- Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
- Cá: hồi…
- Ngũ cốc và hạt: mac ca…
- Dầu olive, dầu gấc.
Biết nguyên nhân bệnh tiểu đường, cân nhắc các thực phẩm sửa dụng
7. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Sau khi biết nguyên nhân bệnh tiểu đường, bạn cần:
- Ăn nhiều rau xanh.
- Ăn nhiều hoa quả tránh loại quả có lượng đường cao.
- Ăn ít tinh bột và đường.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
- Tập thể dục thể thao để giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Tiêm insulin để làm giảm đường huyết với người có tiểu đường tuýp 1. Chỉ tiêm hoặc dùng thuốc khi có khuyến cáo của bác sĩ. Tiêm thuốc dưới da vùng bụng và giờ tiêm cụ thể nhất định với lượng vừa đủ.
- Đo huyết áp nếu không biến chứng sẽ xảy ra đột ngột.
Ngoài ra, sau khi tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường ta đã tìm ra được một số biện pháp phòng tránh như trên. Cùng với đó, bạn cần dùng tỏi đen thường xuyên để làm giảm đường máu và tránh các biến chứng của tiểu đường.
Sử dụng tỏi đen có hạn chế được nguyên nhân bệnh tiểu đường?
Theo một nghiên cứu tại trường đại học Hàn Quốc nói rằng: tỏi đen có tác duy trì đường máu ở mức bình thường tốt cho bệnh nhân đái đường và có sự giảm rõ rệt biến chứng khi sử dụng thường xuyên[1].
Nguyên nhân bệnh tiểu đường là rất đa dạng, phức tạp và khó lường. Tuy nhiên bạn cần tham khảo những kiến thức trên để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và để thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin hãy liên lạc với kochi:
Liên hệ hotline: 0246.291.8086
Hoặc có thắc mắc hãy gọi hoặc để lại thắc mắc đó tại website để có được cách dùng tỏi đen hợp lý nhất.
Hoặc Fanpage: Tỏi đen Kochi
Tài liệu tham khảo
1.Lee, Young-Min và các cộng sự. (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus”, Nutrition research and practice. 3(2), tr. 156-161.