Chuyên gia tư vấn, Đái tháo đường, Góc sức khỏe

Nguyên Nhân Của Bệnh Tiểu Đường Liệu Có Dễ Nhận Biết Không?

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Trong vài năm gần đây, số bệnh nhân mắc tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng với nhiều biến chứng nặng nề có thể nói đến như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… Nó đã trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Liệu bạn có biết nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì và nó gây nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe của mỗi người không?.

1.Tổng quan về bệnh tiểu đường

Đái tháo đường hay còn gọi tên khác là tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với nhiều biểu hiện về lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với mức bình thường do cơ thể của bạn thiếu hụt về tiết insulin hay đề kháng với insulin hoặc là cả 2, dẫn đến các rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và cả chất khoáng.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường liệu có dễ nhận biết?

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường liệu có dễ nhận biết?

Khi mà mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa chất bột đường từ các loại thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần sẽ gây hiện tượng tăng lượng đường tích tụ trong máu.

Nếu như lượng đường trong máu luôn ở mức cao thì sẽ làm tăng các nguy cơ về bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều bộ phận và cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận cũng như nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Việc nắm rõ các nguyên nhân của bệnh tiểu đường từ đó biết cách làm giảm lượng đường trong máu sẽ phần nào giúp cải thiện được sức khỏe của bạn cũng như làm hạn chế các tác động bất lợi có thể xẩy ra.

Theo như thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), vào năm 2019 trên toàn thế giới có 463 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc các bệnh tiểu đường, dự kiến nó sẽ ở mức 578 triệu người vào năm 2030 và khoảng 700 triệu người vào năm 2045, hay nói một cách khác 1 người trong số 10 người lớn thì sẽ mắc bệnh tiểu đường.

Hiện nay gần một nửa số người hiện đang sống với bệnh tiểu đường (trong độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%) chính xác, nghĩa là họ không rõ nguyên nhân của bệnh tiểu đường gây ra là gì và theo thống kê cứ có 2 người mắc bệnh thì sẽ có 1 người không biết mình đã bị bệnh. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường dường như rất dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Ước tính có hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì nhiều nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường trong năm 2019.

2. Các loại tiểu đường thường hay gặp phải

2.1. Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh do các tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây ra làm giảm tiết insulin hay không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu ít đi, không thể điều hòa được lượng đường trong máu, do đó gây nguy hiểm đến chính tính mạng bệnh nhân.

Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em và hay gặp những người trẻ tuổi (thường là dưới 20 tuổi), chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số những trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Ở thể này, các triệu chứng của bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển khá nhanh nên có thể dễ dàng phát hiện bệnh.

2.2. Tiểu đường tuýp 2

Khác so với thể tiểu đường tuýp 1, ở tiểu đường tuýp 2 trước kia gọi là bệnh tiểu đường của những người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đã đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hay là không có vai trò trong việc điều hòa lượng đường trong máu do đó làm giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

Đây là thể bệnh phổ biến nhất hiện nay, gặp rất nhiều ở người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Số bệnh nhân ở thể này chiếm từ 90 – 95% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh. Bệnh không còn những triệu chứng rõ ràng và nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuyp 2 khá dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nên bệnh nhân khó phát hiện ra.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuyp 2 liệu có dễ phát hiện không ?

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuyp 2 liệu có dễ phát hiện không ?

Ngoài hai thể chính kể trên, bệnh tiểu đường còn có một thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, hay gọi là tiểu đường thai kỳ. Ở những người phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra hormon nữ như estrogen, progesterone sẽ tác động vào thụ thể insulin ở trên các tế bào đích, làm tăng đề kháng insulin.

Tuy nhiên, khi mà các tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để có thể vượt qua sức đề kháng này thì sẽ dẫn đến tích tụ đường trong máu, dẫn đến tiểu đường trong suốt thai kỳ.

Mặc dù thể tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sản phụ sinh con, nhưng sản phụ cần được can thiệp các biện pháp điều trị hiệu quả trong suốt quãng thời gian mang thai để tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé.

Tiền tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa đường lúc đói hay các rối loạn dung nạp đường khiến chỉ số của đường huyết tăng cao nhưng chưa vượt quá ngưỡng để chẩn đoán là bệnh tiểu đường.

3. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường có những gì ?

Nguyên nhân của bênh tiểu đường trước tiên phải nhắc tới đó là glucose. Glucose có thể nói là một chất cần thiết cho cơ thể , nó có trong các loại thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng cho tế bào và được dự trữ trong gan tạo thành glycogen.

Khi biếng ăn, lượng glucose trong máu này sẽ hạ thấp, khiến gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose để làm cân bằng lại lượng đường trong máu. Nhờ đó mà máu vận chuyển glucose đến các mô giúp hấp thụ glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các tế bào không hấp thụ được glucose một cách trực tiếp mà cần đến các sự hỗ trợ của insulin (hormone sản xuất bởi tuyến tụy) sẽ khiến cho glucose được hấp thụ vào tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Lâu dần sẽ khiến đường huyết giảm đi, đồng thời khi đó tuyến tụy cũng làm giảm sản xuất insulin.

Có thể thấy, trong các quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể, kết quả dẫn đến lượng đường vẫn còn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này làm tích lũy kéo dài qua thời gian sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

3.1. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1 là gì ?

Tiểu đường type 1 do các tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên ở người bệnh không còn/ còn rất ít insulin, khoảng 95% do các cơ chế tự miễn (type 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy đi các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy, khiến cho bệnh nhân không có hay có rất ít insulin, dẫn đến lượng đường sẽ tích lũy trong máu thay vì di chuyển lên các tế bào, có đến 5% nguyên nhân của bệnh tiểu đường là không rõ (type 1B).

Các nguyên nhân của bệnh tiểu đường (hay là các yếu tố nguy cơ) có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, có nhiều ghi nhận rằng đa số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh là khi thành viên trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ nhẹ là bạn cũng mắc bệnh. Hay như các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với cùng một số loại virus cũng là nguyên nhân của bệnh tiểu đường.

Yếu tố di truyền cũng có thể là một nguyên nhân của bệnh tiểu đường.

Yếu tố di truyền cũng có thể là một nguyên nhân của bệnh tiểu đường

3.2. Đâu là nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2?

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ cụ thể là như nào, một số trường hợp ghi nhận rằng bệnh có thể là do di truyền. Bên cạnh đó, nhiều tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ một cách chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên vẫn cần phân biệt rằng không phải thừa cân béo phì nào cũng là nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2.

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:

  • Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột hay con mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử bản thân đã từng mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền sử có bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Bị rối loạn dung nạp đường hay các rối loạn đường huyết lúc đói.

Thừa cân cũng có thể là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2

Thừa cân cũng có thể là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2

3.3. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ như nào?

  • Khi phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra những kích thích để duy trì trong thai kỳ. Những kích thích này làm cho các tế bào tăng khả năng kháng insulin. Bình thường thì tuyến tụy sẽ sản xuất ra đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, tuy nhiên một vài trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết khiến cho lượng đường vận chuyển vào tế bào giảm, lượng đường tích tụ lại trong máu tăng cao lên là dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
  • Phụ nữ mang thai thừa cân, có tiền sử gia đình mắc các bệnh tiểu đường hay đã được chẩn đoán rằng bị rối loạn dung nạp glucose đều có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.

Việc không biết rõ nguyên nhân của bệnh tiểu đường cũng như điều trị bệnh ở giai đoạn muộn sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng gây nguy hiểm, ảnh hưởng rất nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó cần phát hiện sớm bệnh để có thể can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Khuyến cáo cho bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường, trong trường hợp đã mắc bệnh, cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị để làm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nặng nề.

Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *