Đái tháo đường, Góc sức khỏe, Tin tức

13 Cách Phòng Bệnh Tiểu Đường Không Phải Ai Cũng Biết

Thêm protein vào bữa ăn để phòng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường từ lâu đã được gọi là một kẻ giết người thầm lặng vì căn bệnh này tiến triển một cách âm thầm và gây ra nhiều biến chứng đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân nên vì vậy việc phòng bệnh tiểu đường là rất cần thiết đối với mọi đối tượng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đứa tới cho bạn các cách để phòng bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân từ đâu mà bệnh tiểu đường xuất hiện?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường, những nguyên nhân đó có thể tới từ lối sống, cách sinh hoạt hoặc ngay từ việc di truyền rồi. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu của căn bệnh tiểu đường này:

  • Trong gia đình có người bị bệnh tiểu đường (bố, mẹ, ông, bà,…).
  • Tuổi cao (thường lớn hơn 40 tuổi).
  • Có tiền sử bị tiểu đường thai kì.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo trong thời kì mang bầu.
  • Lười vận động, không tham gia các hoạt động thể thao. Càng ít hoạt động bao nhiêu thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường càng cao bấy nhiêu.
  • Thừa cân béo phì. Đây là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường. Những người có chỉ số BMI > 35 sẽ rất dễ bị mắc bệnh.

Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiểu đường

  • Xảy ra rối loạn lipid máu
  • Huyết áp cao (thường là khi chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng này xuất hiện ở phụ nữ với các triệu chứng là chu kì kinh nguyệt không đều, béo phì và rậm lông.
  • Chủng tộc: Tuy chưa hề có bằng chứng cụ thể nào nhưng những người thuộc các chủng tộc nhất định như người Mỹ gốc Phi, gốc Ấn hay gốc Á thì có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường.
  • Giấc ngủ: Các loại vấn đề về giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2.

2. Các phương pháp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

2.1. Thêm vào chế độ ăn thực phẩm có chứa protein

Trong chế độ ăn uống của những ngưỡi có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tốt nhất nên thêm protein vào đồng thời tránh các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Protein giúp đảm bảo đường năng lượng cung cấp cho cơ thể và bình thường hóa được sự hao mòn thông qua việc duy trì tỉ lệ trao đổi chất cao, là một cách khá cơ bản để phòng bệnh tiểu đường.

Thêm protein vào bữa ăn để phòng bệnh tiểu đường

Thêm protein vào bữa ăn để phòng bệnh tiểu đường

2.2. Chú ý theo dõi cân nặng liên tục

Cân nặng được duy trì luôn là một trong những cách điển hình nhất để phòng bệnh tiểu đường nói riêng và phòng các bệnh khác nói chung. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút và tập 5 lần/tuần sẽ giúp sức khỏe bạn được nâng cao một cách đáng ngạc nhiên. Có thể uống một cốc nước trược khi ăn 30 phút kết hợp với việc giảm lượng đồ ăn để tránh việc tăng cân ngoài ý muốn.

2.3. Bỏ hút thuốc lá

Thuốc lá từ lâu đã được biết tới là gây ra cách bệnh về tim mạch, ảnh hưởng đến sự sản sinh các hormone, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy bỏ thuốc lá không chỉ là một cách để phòng bệnh tiểu đường mà còn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.

Biện pháp phòng bệnh tiểu đường có bao gồm bỏ thuốc là không?

Biện pháp phòng bệnh tiểu đường có bao gồm bỏ thuốc là không?

2.4. Uống đủ nước mỗi ngày

Nhiều khi bản thân người bệnh không thể phân biệt nổi cảm giác giữa đói bụng và khát nước. Vì thế bổ sung nước cho cơ thể đôi khi quản trọng hơn nhiều so với việc bổ sung thức ăn. Nếu cơ thể được cung cấp nước một cách đầy đủ, bạn sẽ không còn thèm những thực phẩm chứa lượng đường cao nữa.

2.5. Ăn thêm nhiều chất xơ

Chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột, ngoài ra còn giúp kiểm soát được số cân của người bệnh. Các nghiên cứu ở những người béo phì, người già đã chỉ ra rằng nếu ăn chất xơ nhiều hơn thì sẽ giúp giữ được lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp. Đây là một cách nên áp dụng để phòng bệnh tiểu đường ở người già.

Các loại chất xơ:

  • Chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể kết hợp với nước tạo thành gel trong hệ tiêu hóa mà chính gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ, từ đó làm chậm lại sự tăng đường huyết.
  • Chất xơ không hòa tan: Nó có thể giúp hạ đường huyết, phòng bệnh tiểu đường

2.6. Ăn ít đi lượng carbohydrate

Nguyên tắc cơ bản của người bị bệnh tiểu đường đó là hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu lượng carbonhydrate cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Chính vì thế để phòng bệnh tiểu đường, người bệnh nên có một chế độ ăn kiểm soát lượng thực phẩm chứa carbonhydrate một cách hợp lý hơn.

Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt

Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt

2.7. Cải thiện về giấc ngủ

Những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm sẽ ít có nguy cơ bị mắc các bệnh tiểu đường hơn so với người ngủ dưới 7 tiếng theo một số nghiên cứu trên thế giới. Nếu bạn thiếu ngủ, sự cân bằng hormone trong cơ thể sẽ bị xáo trộn, dễ dẫn tới bệnh tiểu đường.

2.8. Không xem tivi trong bữa ăn

Xem tivi khi đang ăn sẽ giúp bản thân bạn trở nên ăn nhiều hơn vì khi đó bạn quên mất bạn đã ăn những gì với lượng bao nhiêu rồi. Tốt nhất nên hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng để giảm lượng calo được nạp vào trong cơ thể mỗi bữa ăn.

2.9. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh

Thức ăn nhanh luôn tồn tại bên trong rất nhiều tinh bột, đường, muối, chất béo… Nếu bạn ăn thức ăn nhanh nhiều thì tỷ lệ phòng bệnh tiểu đường của bạn sẽ kém hơn nhiều so với người ăn thức ăn nhanh ít. Thực tế, thay vì thức ăn nhanh, bạn có thể chọn những loại hạt hoặc trái cây để tránh cơn thèm ăn.

2.10. Sử dụng cà phê hoặc trà

Nước vẫn tốt nhất nên là đồ uống chính của bản thân bạn mỗi ngoài, tuy nhiên việc sử dụng trà hay cà phê với mức độ hợp lí cũng có thể giúp bạn phòng chống tiểu đường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng cà phê ở mức vừa phải mỗi ngày thì tỉ lệ bị bệnh tiểu đường type 2 sẽ giảm đi từ 8 đến 54%. Uống trà và cà phê cũng cho kết quả tương đương ở những người thừa cân béo phì.

Trong trà và cà phê có chứa các chất chống oxy hóa là polyphenol – chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Nếu mà là trà xanh, thậm chí còn chứa một hợp chất chống oxy hóa EGCG (epigallocatechin gallate) đã được chứng minh là có hiệu quả trong giảm đường huyết và tăng độ nhạy của insulin.

2.11. Kiểm tra lượng đường huyết

Một trong các cách phòng bệnh tiểu đường tốt nhất chính là thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu. Đối với những người trên 45 tuổi nên đi kiểm tra lượng đường trong máu cứ 3 năm một lần. Người có bệnh nền như huyết áp cao hay béo phì thì nên kiểm tra thường xuyên hơn và trao đổi thường xuyên với bác sĩ để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

2.12. Bổ sung quế vào bữa ăn

Vì quế có công dụng duy trì đường huyết ở trong mức ổn định nên bạn có thể bổ sung thêm quế vào bữa ăn hàng ngày, vừa tăng thêm mùi vị, vừa có thể giúp phòng bệnh tiểu đường.

2.13. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra căn bệnh tiểu đường, chính vì vậy hãy nên học cách để kiểm soát nó thông qua các bài tập thở hoặc yoga, khi đó bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn.

Hy vọng qua 13 cách để phòng bệnh tiểu đường, những người đang có nguy cơ bị bệnh tiểu đường có thể áp dụng để ngăn ngừa việc đó xảy ra. Bạn có thể áp dụng nhiều cách thức trên phối hợp với nhau, không nhất thiết phải lựa chọn một hoặc phải làm tất cả. Mục tiêu chúng ta cần đạt tới là làm như thế nào để phòng bệnh tiểu đường một cách có hiệu quả nhất mà thôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *