Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Mỡ máu

Rối Loạn Mỡ Máu, Căn Bệnh Không Của Riêng Ai

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu là một tình trạng bệnh đang làm suy giảm đáng kể sức khỏe của toàn nhân loại. Không đơn giản chỉ là sự mất đi sự tự tin về ngoại hình, căn bệnh này còn đem đến rất nhiều những biến chứng nguy hiểm.

1. Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Như các bạn thấy: Lipid (chất béo), Protid (chất đạm) và Glucid (chất đường bột), là các chất cơ bản nhất cần thiết cho sự sống của của các tế bào. Cholesterol và TG là các loại chất béo trong cơ thể với vai trò quan trọng, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.

Mức cholesterol máu an toàn cho người 20 tuổi như sau:

  • Cholesterol TP: < 200 mg/dL.
  • HDL-cholesterol: Nam > 40 mg/dL; Nữ là > 50 mg/dL.
  • LDL-cholesterol: Người đái đường < 100 mg/dL; bệnh tim < 70 mg/dL.
  • Triglycerid: < 150 mg/dL.

Khi các chỉ số này bị rối loạn sẽ dẫn đến căn bệnh rối loạn mỡ máu, hay thường được gọi là mỡ máu, thậm chí là rối loạn lipid máu.

Rối loạn mỡ máu là bệnh gây ra bởi sự tăng nồng độ chất béo quá mức (thấp hơn mức hoặc vượt quá mức) trong máu bao gồm:

  • Tăng lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol) là cholesterol xấu
  • Giảm lượng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL – cholesterol) là cholesterol tốt
  • Tăng lượng triglyceride trong máu người bệnh.

Cụ thể, sự rối loạn các chỉ số diễn ra:

  • Lượng Cholesterol TP tăng > 6,2mmol/L.
  • Lượng TG tăng > 4,5mmol/L.
  • Lượng LDL-Cholesterol > 3,4mmol/L.
  • Còn HDL-Cholesterol < 0,9mmol/L.

Rối loạn mỡ máu thứ phát có thể tạo ra rất nhiều biến chứng khôn lường như cao huyết áp, bệnh nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác…

Bệnh cũng do nhiều căn nguyên như: bệnh gan, nghiện rượu, tăng urê máu, hội chứng thận hư, đái tháo đường, suy tuyến giáp,… vì vậy cần hết sức thận trọng.

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu là gì?

2. Nguyên nhân rối loạn mỡ máu

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa lipid trong một ngày sẽ làm tăng nguy cơ mỡ máu. Nên ăn thực phẩm tươi, sống, hạn chế đồ ăn chứa dầu, bơ, ca cao, phô mai, đồ đông lạnh, đồ đóng hộp, và nhất là đồ ăn nhanh. 

Bởi vì nó không chỉ chứa lượng chất béo xấu cao mà còn chứa các chất bảo quản làm ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng lâu dài. Không nên dùng thường xuyên các loại thực phẩm, đồ ăn kể trên để tránh mắc rối loạn mỡ máu.

Nguyên nhân rối loạn mỡ máu

Nguyên nhân rối loạn mỡ máu

2.2. Béo phì

Kể cả trẻ em lẫn người lớn đều là đối tượng của căn bệnh béo phì hiện nay. Do nhịp sống nhanh, cùng sự phát triển đa dạng của các nhà hàng quán ăn với hình thức thu hút, nhất là các cửa hàng bán đồ ăn nhanh rất tiện lợi và nhanh chóng, và thu hút rất nhiều đối tượng nhất là trẻ nhỏ.

Nạp nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh vào thì sẽ rất dễ dẫn đến béo phì, cùng nhiều căn bệnh khác do thức ăn đó làm lượng cholesterol TP trong máu tăng lên. Là nguy cơ cho bệnh máu nhiễm mỡ (rối loạn mỡ máu) và nguy cơ tắc nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim.

2.3. Tuổi tác và giới tính

Người cao tuổi chuyển hóa vật chất kém có thể dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ.

Ở độ tuổi 15 – 45 tuổi nữ sẽ ít mắc rối loạn mỡ máu hơn nam giới. Còn độ tuổi trung niên, thì ngược lại phụ nữ tiền mãn kinh có lượng TG và cholesterol xấu sẽ rất cao so với năm giới.

2.4. Thói quen lười vận động

Khi ta nạp thức ăn và lại lười vận động thì chắc chắn sẽ dẫn đến tích lũy đường và mỡ do không tiêu hao được năng lượng. Cụ thể là lượng lipoprotein xấu tăng lên và cholesterol HDL tốt suy giảm đi. 

2.5. Thường xuyên stress

Khi stress những người sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay kể cả thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.

2.6. Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ dẫn đến ung thư phổi và còn gây bệnh tim mạch do làm tăng cholesterol xấu trong máu.

2.7. Yếu tố di truyền

Có nghiên cứu chỉ ra rối loạn mỡ máu có thể do sự di truyền trong gia đình.

2.8.Các bệnh lý khác

Những người tiểu đường, hay thiểu năng tuyến giáp thì lượng mỡ tăng cao hơn người bình thường không có bệnh lý.

3. Biểu hiện rối loạn mỡ máu đối với người bệnh

Rất khó phát hiện những biểu hiện ban đầu của rối loạn mỡ máu. Thông qua các xét nghiệm máu ta có thể chẩn đoán chính xác hơn. Bạn cần tham khảo những triệu chứng sau:

Biểu hiện rối loạn mỡ máu

Biểu hiện rối loạn mỡ máu

3.1. Huyết áp không ổn định

Với người trưởng thành, áp lực máu bình thường là:

  • Huyết áp tâm thu < 120mmHg.
  • Huyết áp tâm trương < 80mmHg.

Khi rối loạn mỡ máu chỉ số này sẽ không ổn định và dẫn tới ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, mệt mỏi, choáng váng. Đây là triệu chứng đầu tiên và rất thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn mỡ máu.

3.2. Chân đau, tê bì và lạnh

Mạch máu bị tắc nghẽn, máu không tuần hoàn lưu thông tốt nên máu đến chân không đầy đủ và chậm làm chân tay tê bì, đau nhức, sưng tấy căn nguyên do cholesterol trong máu tăng cao. Vì thiếu máu nên làm chân và gan bàn chân dễ bị lạnh hơn. 

3.3. Đau ngực

Rất nhiều người mắc rối loạn mỡ máu đã tử vong do đau thắt ngực vì chủ quan. Do những cơn đau này không thường xuyên, diễn ra nhanh và ngắn, tự mất không cần điều trị nên người bệnh thường làm lơ.

Nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Cảm giác đau ngực như bị đè nặng.
  • Bóp nghẹt, đầy tức.
  • Kéo dài từ vài phút hoặc vài chục phút.

3.4. Đột quỵ

Do chỉ số triglyceride và cholesterol vượt mức an toàn, hình thành mảng xơ vữa động mạch làm tắc, cản trở máu lên não, làm não thiếu oxy, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

4. Biện pháp phòng rối loạn mỡ máu và hạn chế biến chứng?

Để cơ thể khỏe mạnh tránh được rối loạn mỡ máu và hạn chế các biến chứng của bệnh thì bạn cần có lối sống khỏe, lành mạnh. Nguyên tắc chung là làm giảm lượng chất béo bão hòa vào cơ thể hay cholesterol xấu và làm tiêu hao những lượng chất béo tích lũy bằng cách hoạt động thể dục thể thao.

Phòng ngừa rối loạn mỡ máu

Phòng ngừa rối loạn mỡ máu

Bạn cần:

  • Kiểm soát cân nặng phù hợp. 
  • Hạn chế dùng chất béo bão hòa, thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt bê…
  • Nên dùng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa: cá, dầu hướng dương, sữa đậu nành, một vài loại quả, củ…
  • Ăn chất béo từ thực vật sẽ tốt hơn.
  • Hạn chế đồ chiên rán. 
  • Ăn rau xanh, trái cây tươi.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế rượu bia.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không nên ăn nhiều đạm vào buổi tối làm cơ thể khó tiêu và có thể gây tích lũy mỡ vào cơ thể. 
  • Tập thể dục thể thao.
  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.

Hoặc có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong cơ thể được bác sĩ khuyên dùng bao gồm:

  • Lúa mạch.
  • Beta-sitosterol (một số bơ thực vật).
  • Blond psyllium (ở vỏ hạt).
  • Bột yến mạch.
  • Sitostanol (một số bơ thực vật).

Ngoài ra, để hỗ trợ giảm rối loạn mỡ máu, phòng chống nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim bạn cần sử dụng tỏi đen hàng ngày.

Tỏi đen hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu

Tỏi đen hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu

Nghiên cứu của nhà khoa học Eun-Soo Jung năm, trên người  có lượng mỡ máu cao cho thấy: tác dụng của tỏi đen trên các đối tượng này là điều chỉnh rối loạn mỡ máu (tăng HDL tốt), giảm xơ vữa động máu (giảm Apo-A1 và Apo-B), dùng liều 6g/ngày một đợt điều trị là 12 tuần [1].

Rối loạn mỡ máu là tình trạng đáng báo động đối với tình hình sức khỏe người dân Việt Nam vì vậy cần hành động ngay nếu không muốn gặp tình trạng này.

Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với kochi:

Liên hệ hotline 0246.291.8086 

Hoặc để lại thông tin tại website để có được thông tin về việc dùng tỏi đen hợp lý nhất.

Hoặc trên Fanpage: Tỏi đen Kochi

Tài liệu tham khảo:

1.Jung, Eun-Soo và các cộng sự. (2014), “Reduction of blood lipid parameters by a 12-wk supplementation of aged black garlic: A randomized controlled trial, Nutrition. 30(9), tr. 1034-1039.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *