Rối loạn tiền đình là bệnh lý khiến sự cân bằng của cơ thể bị mất đi, làm xuất hiện thường xuyên các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai, đi đứng lảo đảo, buồn nôn… gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống bình thường của người bệnh, do đó bệnh cần được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời.
Nội Dung
1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh trung ương, nằm ở hai bên phía ốc tai, có vai trò chủ chốt trong việc nắm giữ tư thế thăng bằng, điệu bộ, phối hợp các cử động mắt và thân mình.
Ở cơ thể người, đường dẫn truyền thông tin để điều khiển hệ thống duy trì thăng bằng là dây thần kinh số 08. Hệ thống tiền đình sẽ lắc, nghiêng khi mọi người cúi, xoay, di chuyển… để giữ thăng bằng.
Vậy nên, những rối loạn liên quan đến vấn đề thăng bằng, liên quan đến dây thần kinh số 08 và những đường kết nối của nó là rối loạn tiền đình. Nếu những bộ phận này tổn thương sẽ khiến các thông tin dẫn truyền sai lệch và khiến cơ thể bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai…
Ngoài ra, khi hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin từ não bộ bị chậm hoặc sai lệch có nguyên nhân xuất phát từ việc tắc nghẽn mạch máu nuôi tế bào não hoặc thiếu máu cũng gây hội chứng rối loạn tiền đình.
2. Phân loại
Có 02 loại bệnh rối loạn tiền đình, gồm:
– Rối loạn tiền đình do các yếu tố ngoại biên: Thường gặp từ 90 đến 95% người bệnh. Nguyên nhân là do hệ tiền đình vùng tai trong bị tổn thương. Bệnh thường có triệu chứng rầm rộ như mất thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn… nhưng không quá nguy hiểm.
– Rối loạn tiền đình do các yếu tố trung ương: Do nhân tiền đình ở tiểu não và thân não bị tổn thương. Loại này có triệu chứng không rầm rộ, bệnh cũng ít gặp nhưng nguy hiểm và khó chữa hơn dạng rối loạn tiền đình do các yếu tố ngoại biên.
3. Nguyên nhân làm mắc bệnh rối loạn tiền đình
3.1. Nguyên nhân của loại tiền đình ngoại biên
– Dây thần kinh tiền đình bị viêm: Do virus Zona, quai bị (5% các ca bệnh), thủy đậu, khiến dây thần kinh tiền đình bị liệt dẫn đến chóng mặt đột ngột và kéo dài nhiều giờ, có khi đến vài tháng nhưng thính lực không bị rối loạn (khác với Meniere).
– Rối loạn chuyển hóa: Tăng ure huyết, mỡ máu cao, tiểu đường, suy giáp…
– Các nhóm nguyên nhân khác:
- Hội chứng Meniere: Hội chứng phù nề vùng tai trong.
- Viêm tai giữa.
- Dị dạng tai trong.
- Chấn thương vùng tai trong.
- U dây thần kinh số 08.
- Sỏi nhĩ.
- Say tàu xe.
- Nhãn cầu: Nhìn đôi.
- Tác dụng phụ của một số thuốc như streptomycin, gentamycin… ma túy, rượu.
3.2. Nguyên nhân của loại tiền đình trung ương
- Hội chứng Wallenberg.
- Nhồi máu tiểu não.
- Xơ cứng rải rác.
- U tiểu não, xuất huyết não, nhiễm trùng não, chấn thương…
- Hạ huyết áp tư thế.
- Nhức đầu Migraine.
- Bệnh Parkinson.
- Giang mai thần kinh.
3.3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh rối loạn tiền đình
– Tuổi tác: Ở độ tuổi nào cũng có khả năng mắc rối loạn tiền đình, nhưng những người cao tuổi có nguy cơ mắc cao hơn so với người trẻ tuổi. Các chuyên gia đã thống kê cứ 100 người từ 40 trở lên thì có gần 35 người bị rối loạn tiền đình.
– Tiền sử đã từng bị chóng mặt: Những người từng bị chóng mặt sẽ có khả năng cao bị hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng… trong tương lai gần, làm tăng khả năng mắc bệnh.
– Lưu ý: Khi có bất cứ những thay đổi bất thường hay có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, mọi người cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
4. Những đối tượng nguy cơ cao của bệnh rối loạn tiền đình
Thông thường, rối loạn tiền đình là bệnh lý hay gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, phổ hơn hơn ở những người trường thành. Những người có nguy cơ cao mắc rối loạn tiền đình gồm:
4.1. Người lớn tuổi
Người lớn tuổi mắc có tỷ lệ rối loạn tiền đình cao
Như mọi người đã biết, tỷ lệ người lớn tuổi mắc rối loạn tiền đình khá cao, nguyên nhân là do con người đến một độ tuổi nhất định sẽ bắt đầu lão hóa, khiến chức năng của các cơ quan suy giảm.
Theo một nghiên cứu dịch tế ở nước Mỹ, có khoảng 35% người từ 40 tuổi đổ lên đã từng trải qua 1 vài cơn rối loạn tiền đình. Những người từ 65 tuổi đổ lên thường hay bị chóng mặt, trong số đó có 50% là do rối loạn tiền đình.
Thực trạng này ở Việt Nam cũng tương tự, số người bị bệnh này đang ngày càng gia tăng và tỷ lệ người trẻ mắc bệnh cũng ngày càng tăng.
4.2. Người lao động trong môi trường áp lực, căng thẳng, mệt mỏi
Môi trường làm việc áp lực sẽ mang lại những nguy cơ tiềm ẩn mắc tiền đình
Môi trường làm việc áp lực, căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên hoặc thói quen hàng ngày không khoa học cũng mang lại những nguy cơ tiềm ẩn.
Stress sẽ khiến cơ thể sản sinh là hormone cortisol gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… gây tổn hại đến hệ thần kinh, trong số đó có dây thần kinh số VIII khiến hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm trễ hoặc không chính xác, hoạt động không đúng chỉ đạo, dẫn đến rối loạn. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh ở những người lao động trí óc, dân văn phòng… ngày càng gia tăng.
4.3. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cũng là 1 trong những đối tượng dễ mắc bệnh tiền đình
Trong quá trình mang thai, người mẹ thường bị ốm nghén, chán ăn, đặc biệt là vào 3 tháng đầu thai kỳ, khi đó cơ thể không nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, khiết thai phụ choáng váng, chóng mặt.
Đồng thời các yếu tố tâm sinh lý bị thay đổi, mệt mỏi, lo lắng cũng mang lại ảnh hưởng xấu đến bộ phận tiền đình, làm tăng khả năng mắc bệnh tiền đình khi mang thai.
5. Biểu hiện của bệnh
Những biểu hiện của bệnh tiền đình
5.1. Rối loạn tiền đình do các yếu tố ngoại biên
– Chóng mặt có hệ thống: Thường xuất hiện khi bệnh nhân thay đổi tư thế (như đứng lên hay ngồi xuống đột ngột, khi vừa ngủ dậy…), lúc này người bệnh sẽ cảm thấy các vật thể quay tròn quanh người.
– Cơ thể choáng váng, mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng, đứng không vững, loạng choạng.
– Rối loạn thị giác như mất phương hướng, hoa mắt, chóng mặt.
– Rối loạn thính giác.
– Nhãn cầu rung giật.
– Buồn nôn, nôn.
– Hạ huyết áp.
– Thiếu tập trung, người uể oải, mệt mỏi, mất ngủ.
5.2. Rối loạn tiền đình do các yếu tố trung ương
– Chóng mặt: Người bệnh thường cảm thấy chóng mặt nhưng không dữ dội, có cảm giác người bồng bềnh như đang ở trên sóng.
– Giảm thính thực: Nghe kém, ù tai.
– Nhãn cầu rung giật.
– Dáng đi bất thường như người say rượu, đi không theo 1 đường thẳng, có thể đi thành hình zíc zắc.
– Mất phối hợp động tác: Người bệnh không thể làm 1 số động tác bình thường một cách chính xác như ngón tay chỉ mũi, lật sấp bàn tay…
– Đôi có thể thấy giọng nói thay đổi khi phát âm 1 số âm như âm Ô.
6. Các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là 1 bệnh phổ biến, nó đem lại ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng sống. Dù vậy, mọi người vẫn có thể phòng bệnh bằng những việc làm đơn giản như sau:
Tập thể dục là phương thức phòng bệnh hiệu quả
– Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng với các bài tập thể dục thể thao.
– Giảm lo lắng, căng thẳng, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
– Hạn chế hoặc không đọc sách, báo, sử dụng điện thoại khi đang ngồi trên ô tô.
– Uống đủ 2L nước 1 ngày.
– Hạn chế uống rượu, uống bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Không nên thay đổi tư thế quá nhanh và đột ngột.
– Khi có dấu hiệu nên đến ngay cơ sở uy tín để được thăm khám chuẩn xác.
Trên đây là những chia sẻ của Kochi về rối loạn tiền đình, mong qua đó sẽ giúp mọi người có những thông tin chính xác về bệnh, những điều cần biết về nó và cách phòng ngừa bệnh.
Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp, mọi người hãy để lại liên hệ hoặc nhắn tin fanpage: Kochi