Bệnh nguy hiểm, Góc sức khỏe, Ung thư

Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung Là Gì? Được Thực Hiện Thế Nào?

ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có triệu chứng chưa thực sự rõ ràng nên sàng lọc ung thư cổ tử cung là việc làm vô cùng cần thiết. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 1 sẽ giúp cho bệnh nhân có thêm cơ hội chữa khỏi bệnh.

1. Bạn hiểu biết gì về ung thư cổ tử cung:

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính có nguyên căn do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) có sự phát triển vượt mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới này có phát triển nhanh chóng và hình thành ra khối u tại vị trí cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong nhiều nhất thế giới.

các giai đoạn của quá trình ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn tiến triển của ung thư cổ tử cung ở các độ tuổi 

Độ tuổi của nữ giới mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục là 30-45 tuổi. Độ tuổi dưới 20 tuổi thì tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung sẽ thấp hơn. Tỷ lệ bệnh ung thư cổ tử cung thấp nhất ở độ tuổi 65 tuổi trở lên.

2. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư cổ tử cung:

Nguyên nhân đầu tiên làm bệnh ung thư cổ tử cung tiến triển là do virus HPV. Do tác nhân này xâm nhập vào trong tế bào cổ tử cung và tạo ra các biến đổi bất thường của tế bào.

Một số chủng đặc biệt của HPV không chỉ gây ung thư cổ tử cung mà còn có khả năng gây ra các bệnh khác về đường sinh dục như : ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn.

nguyên nhân chủ yếu của ung thư cổ tử cung là nhiễm HPV

HPV là nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất gây nên bệnh ung thư cổ tử cung 

Tình dục là con đường lây nhiễm HPV cao nhất. Phụ nữ sau khi quan hệ tình dục đều có khả năng nhiễm virus này và điều nguy hiểm là không xuất hiện triệu chứng khi đã mắc ung thư cổ tử cung. Nếu bạn bị lây nhiễm trong thời gian ngắn thì chỉ gây nên những thay đổi nhẹ trên tế bào và các tế bào sẽ tự hồi phục lại bình thường. Tuy nhiên tình trạng nhiễm HPV không tự khỏi mà nhiễm kéo dài từ đó các tế bào sẽ bị biến đổi nặng hơn, làm tăng nguy cơ bị nhiễm ung thư cổ tử cung.

Các đối tượng có khả năng nhiễm HPV làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư cổ tử cung đó là :

  • Đối tượng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người trong cùng một khoảng thời gian, quan hệ không sử dụng các biện pháp an toàn.
  • Phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần (sinh để trên 5 lần).
  • Có con khi còn quá trẻ, bộ phận sinh dục chưa phát triển hoàn thiện(< 17 tuổi).
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục bừa bãi không đúng cách gây tổn thương bộ phận sinh dục.
  • Bị nhiễm bệnh viêm cổ tử cung mạn tính.
  • Mắc hội chứng suy giảm miễn dịch, bởi lẽ khi cơ thể suy giảm miễn dịch thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, kèm theo làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

3. Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung có cần thiết hiện nay:

sàng lọc ung thư cổ tử cung là vô cùng quan trọng

Xét nghiệm HPV là một biện pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Theo các chuyên gia y tế, căn bệnh ung thư cổ tử cung, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, thì khi đó chỉ cần được khoét chóp là bệnh nhân sẽ được chữa khỏi, trường hợp này chi chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền, bệnh được chữa khỏi tận gốc. Tuy nhiên trong trường hợp ung thư cổ tử cung bị phát hiện muộn, trường hợp này điều trị phức tạp hơn phải kết hợp giữa phẫu thuật và xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn và tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất thấp.

Khả năng sống của bệnh nhân mắc ung thư cổ tư cung cũng giảm khi bệnh phát hiện đã ở giai đoạn 2-3. Khi đó 60% người bệnh ung tư cổ tử cung có tỷ lệ sống thêm 5 năm. Thậm chí khi mà ung thư cổ tử cung đã di căn thì biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không thể thực hiện phương pháp xạ trị, hay phẫu thuật, khi sử dụng phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm lúc này chỉ còn dưới 50%.

Chính vì thế việc khám định kỳ hay sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung là rất cần thiết.

4. Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm những phương pháp như thế nào?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là rất quan trọng, nó giúp phát hiện những tổn thương hay các tế bào khác lạ đặc biệt ở thời kỳ tiền ung thư , giúp chúng ta được điều trị sớm và tăng khả năng chữa khỏi bệnh trước khi các tế bào ung thư xâm nhập và di căn sang các vị trí khác. Hiện nay có các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến gồm có xét nghiệm HPV, xét nghiệm tế bào học Pap smear, khám cổ tử cung với test acetic.

4.1. Phương pháp xét nghiệm tế bào trong sàng lọc ung thư cổ tử cung (Pap test):

Có hai loại mẫu xét nghiệm tế bào để tầm soát phát hiện ung thư cổ tư cung:

–  Pap smear truyền thống

– Thinprep – dung dịch lỏng cố định

Cả hai phương pháp này đều lấy tế bào ở cả bề mặt cổ ngoài và cổ trong của cổ tử cung để đánh giá nhận định về vùng có nguy cơ bị nhiễm, ung thư cổ tử cung cao nhất.

Thinprep - dung dịch lỏng cố định

Quá trình xét nghiệm thinprep dung dịch lỏng cố định

4.2. Xét nghiệm nhận biết virus HPV trong sàng lọc ung thư cổ tử cung:

HPV là chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. 99% người bệnh ung thư cổ tử cung đều phát hiện có HPV. Đặc biệt là dưới type HPV 16 và HPV 18.

Theo tổ chức y tế thế giới, ung thư cổ tử cung có yếu tố giải phẫu bệnh như sau: ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến và các loại khác. Trong đó ung thư biểu mô vảy đã chiếm đến 70-80%, còn ung thư biểu mô tuyến thì chiếm 20-25%. Các loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp khác gồm có tế bào sáng và ung thư biểu mô tuyến (mesopheric adenocarcinoma) thì có nguyên nhân thường không bắt nguồn từ HPV.

Tổ chức quản lý thực phẩm và dược phâm của Mỹ (FDA) đã chấp nhận  Test HPV Test HPV cho kết quả tất cả type nguy cơ cao. Test HPV sẽ cho kết quả xác định HPV type 16 và 18 và còn lại 12 type khác sẽ được áp dụng cho sàng lọc.

5. Các cách lấy mẫu xét nghiệm HPV khác thường được dùng

– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện HPV, tuy nhiên sẽ không có sẵn trên lâm sàng. Khi xét nghiệm HPV đoen thuần thì khi này phương pháp xét nghiệm này có thể có ích và được sử dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

5.1. Test acetic (VIA) kết hợp khám cổ tử cung

– Quan sát bằng mắt kết hợp với test acetic, sau đó điều trị làm giảm tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung so với không sàng lọc.

Xét nghiệm bằng phương pháp Pap test được coi là tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư cổ tử cung, nó giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh 60-90% và giảm thiểu tử vong lên đến 90%.

xét nghiệm bằng phương pháp PAP test

                                           VIA có thể kết hợp với PAP test để tăng khả năng sàng lọc ung thư cổ tử cung

Tuy nhiên, độ nhậy của thí nghiệm nằm trong khoảng 50%.Thời gian gần đây, test HPV được sử dụng như một công cụ sàng lọc HPV vì HPV xuất hiện hầu hết tại vị trí ung thư cổ tử cung và có độ nhạy cao hơn .

Kết hợp cả hai xét nghiệm ung thư cổ tử cung HPV và xét nghiệm Pap tế bào học cổ tử cung sẽ làm tăng cả độ nhạy và độ đặc hiệu cho kết quả, giảm thiểu khả năng bỏ sót bệnh ung thư cổ tử cung ,cũng như xác định được phác đồ điều trị đúng không điều trị bỏ sót , khắc phục được các nhược điểm của 2 xét nghiệm ung thư cổ tử cung nếu thực hiện riêng lẻ.

Kết hợp HPV và quan sát với acid acetic giúp cân bằng cả điểm mẹnh và điểm yếu của các xét nghiệm, tối đa hóa được tỷ lệ sàng lọc bệnh, tăng độ nhậyvaf tính đặc hiệu của xét nghiệm. Bệnh nhân có thể thực hiện sàng lọc riêng lẻ hoặc làm cả hai test đồng thời.

Khuyến cáo đối với phụ nữ < 30 tuổi nên sàng lọc ung thư cổ tử cung pap test 1 lần / 3 năm.

Do ở độ tuổi này khả năng bị nhiễm HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung là khá thấp nên dẫn đến độ đặc hiệu kém. Tỷ lệ xét nghiệm lên dương tính với HPV hay ung thư cổ tử cung là rất thấp. Từ đó sẽ hạn chế tính hữu ích của xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Việc kiểm tra như 1 lần sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ > 30 tuổi có thể xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung 1 lần/ 1 năm.

5.2. Đánh giá test sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung để đánh giá test sàng lọc thì sẽ được thực hiện là soi cổ tử cung và sinh thiết trực tiếp vị trí bị tổn thương nghi ngờ ung thư cổ tử cung.

6. Dự phòng ung thư cổ tử cung:

Hiện nay, dự phòng ung thư cổ tử cung, y tế đã có 3 loại vaccin được cấp phép và đang được sử dụng: vaccin 2 type HPV là HPV 16 và HPV 18, vaccine 4 type HPV (bao gồm thêm type 5 và 11 gây ra 90% u vùng sinh dục), vaccine 9 type HPV (bao gồm thêm HPV 31,33,45,52,58 – 15% type HPV gây ung thư cổ tử cung ở nữ và 4% type HPV gây ung thư ở nam.

vacinne HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

 

Vaccine HPV là biện pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Cả hai nhóm vaccine dự phòng ung thư cổ tử cung cho 2 loại HPV và cho 4 loại HPV đều có hoạt động hiệu quả bảo vệ và có ý nghĩa chống lại các type HPV khác. Cả 3 loại vaccine dự phòng chống ung thư cổ tử cung đều có hiệu quả chống lại nhiễm HPV và tân sản ở các bộ phận khác như: cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn.

Sử dụng vaccine dự phòng HPV có thể hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm virus và bệnh liên quan đến type virus , ung thư cổ tử cung. Hiệu quả của vaccine trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung được xác định có thể giảm tới  70% tỷ lệ nhiễm ung thư cổ tử cung của nhóm người không sử dụng vaccine.

Chính vì những lý do trên mà việc sàng lọc ung thư cổ tử cung là việc làm vô cùng cần thiết và phải được tuyên truyền thường xuyên để các chị em phụ nữ có một kiến thức nhất định về việc phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *