Các chức năng như bài tiết chất thải, lọc máu và điều chỉnh của thận sẽ suy yếu dần và dần trở thành bệnh suy thận. Suy thận mạn là bệnh lý rất nghiêm trọng, nếu người bị suy thận không có những biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng, trong đó có cả tử vong. Tuy nhiên nếu được điều trị một cách đúng đắn và khoa học, diễn biến bệnh sẽ chậm lại.
Vậy suy thận mạn là bệnh gì? Bệnh có những dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh là gì? Mọi người hãy cùng tìm hiểu Tổng quan về bệnh suy thận mạn qua bài viết dưới đây của Kochi nhé!
Nội Dung
1. Suy thận mạn là gì?
Suy thận mạn chính là giai đoạn 05 (giai đoạn cuối) của bệnh thận mạn. Đây cũng chính là giai đoạn nặng nhất của bệnh, với mức lọc cầu thận (GFR) có giá trị dưới 15mL/ph/1.73 m2, biểu hiện bởi hội chứng ure máu tăng cao. Tình trạng này rất có thể gây ra tử vong cho người bệnh nếu không kịp thời điều trị thay thận.
Bệnh nhân cần phải tiến hành ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Một số bệnh nhân có thể lựa chọn chăm bảo tồn giúp kiểm soát các triệu chứng để có thể có được chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất trong thời gian chờ ghép thận hay lọc máu hoặc trong khoảng thời gian còn lại.
Các số liệu thống kê đã cho thấy, hiện nay trên thế giới đang có khoảng 3.000.000.000 bệnh nhân suy thận mạn đang tiến hành điều trị thay thế thận và con số này đang có xu hướng tăng mạnh. Trên thực tế, biện pháp thay thận chỉ phổ biến đối với những nước phát triển (chiếm khoảng 80%). Đối với các nước đang phát triển, chỉ có khoảng 10% đến 20% bệnh nhân được điều trị thay thận hoặc thậm chí không điều trị, dẫn đến tỷ lệ tử vong tương đối cao.
2. Triệu chứng suy thận mạn
Bệnh suy thận mạn tính đa phần sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Trên thực tế, triệu chứng sẽ không biểu hiện ra ngoài cho đến khi xuất hiện những tổn thương thận nặng nề.
Các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp là:
– Thiếu máu: niêm mạc nhợt, da xanh, hoa mắt chóng mặt… Mức độ thiếu máu sẽ tương ứng với mức độ bệnh. Suy thận càng nặng thì tình trạng thiếu càng nhiều, khiến người bệnh ăn kém, mệt mỏi, giảm các hoạt động hàng ngày.
Triệu chứng của suy thận mạn hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu
– Tăng huyết áp: đây là một triệu chứng hay gặp. Tăng huyết áp không được kiểm soát, tăng huyết áp lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý khác như rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch…
– Triệu chứng về tim mạch: viêm màng ngoài tim nguyên nhân do ure máu cao.
– Triệu chứng thần kinh – cơ: cảm giác dị cảm, chuột rút, bỏng rát ở chân, kiến bò.
– Về hệ xương khớp: Viêm xương, đau xương, loãng xương thường gặp khi bệnh ở giai đoạn cuối. Tiến hành xét nghiệm thấy canxi máu trắng, X quang thấy được hình ảnh loãng xương.
– Triệu chứng về tiêu hóa: ăn kém, chán ăn, buồn nôn. Ở giai đoạn sau có thể xuất hiện loét miệng, ỉa chảy, xuất huyết tiêu hóa, loét đường tiêu hóa.
– Hôn mê do nồng độ ure trong máu cao: đây là triệu chứng xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối của suy thận (suy thận mạn). Người bệnh sẽ ngủ gà, thờ ơ, có thể xuất hiện co giật, tâm thần rối loạn rồi dẫn đến hôn mê.
– Các triệu chứng khác như phù do viêm cầu thận.
3. Nguyên nhân gây suy thận mạn
– Bệnh lý ở cầu thận: chiếm khoảng 40% bệnh lý gây nên suy thận mạn, bao gồm: hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận do bệnh hệ thống, viêm cầu thận mạn…
– Bệnh ống kẽ thận mạn có nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc không có sự nhiễm khuẩn.
– Bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường là 02 nguyên nhân khiến thận bị tổn thương, gây ra suy thận mạn tính.
– Ngoài ra còn 1 vài nguyên nhân khác như:
- Bệnh thận di truyền và bẩm sinh như loạn sản thận, thận đa nang, hội chứng ALport.
- Bệnh tự miễn như bệnh xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống.
- Nhiễm độc trong 1 khoảng thời gian dài.
- Sử dụng một số loại thuốc để chữa rối loạn bệnh lý cũng là nguyên nhân làm tổn thương thận, có thể dẫn tới suy thận mạn.
- Các trường hợp làm giảm lượng máu cung ứng cho thận, làm nghẽn tắc nước tiểu sau khi ra khỏi thận hoặc gây tổn thương thận đều có thể là nguyên nhân của suy thận mạn: nhiễm trùng đường niệu, tắc động mạch thận, suy tim sung huyết.
4. Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính
Đa phần bệnh thận thường đi kèm với những bệnh lý khác đã xuất hiện trước đó. Nguy cơ của bệnh suy thận mạn sẽ tăng cao nếu người bệnh có những yếu số sau:
– Từng mắc những bệnh lý về thận, đặc biệt là những bệnh về sỏi thận, cầu thận và nhiễm khuẩn.
– Những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ hệ thống.
Người mắc đái tháo đường hay huyết áp cao là các đối tượng nguy cơ của suy thận mạn
– Sử dụng 1 số loại thuốc khiến chức năng thận bị suy giảm như NSAID, kháng sinh.
– Hút thuốc lá.
– Béo phì.
– Cholesterol máu cao.
– Người từ 65 tuổi đổ lên.
– Chủng tộc: là người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á.
5. Biến chứng của suy thận mạn
Suy thận mạn có thể gây ảnh hưởng lên hầu hết bộ phận của cơ thể bệnh nhân. Các biến chứng của suy thận mạn gồm:
– Hội chứng gan thận, bệnh suy gan.
– Hiện tượng tăng năng tuyến cận giáp.
– Tổn thương thần kinh gây rối loạn chức năng não, co giật, mất trí nhớ.
– Tổn thương hệ tiêu hóa khiến chảy máu ruột, dạ dày.
– Các vấn đề về hệ tim mạch, suy tim, thiếu máu.
– Các vấn đề về hệ xương khớp làm nhuyễn xương, loãng xương khiến xương dễ gãy.
– Các tổn thương phổi có nguyên nhân do sự tích tụ của dịch nhầy và nước gây phù nề, nước trong màng phổi, màng tim, ổ bụng…
6. Tiên lượng suy thận mạn
Suy thận mạn tính là 1 bệnh lý nặng, bệnh thường dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khiến tuổi thọ của người bệnh suy giảm. Việc điều trị sẽ giúp sự phát triển của bệnh chậm lại, giúp bệnh nhân có thế sống thêm nhiều năm sau khi được chẩn đoán mắc suy thận mạn.
Điều quan trọng để giúp việc điều trị suy thận mạn tốt nhất là chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt, điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa những tổn thương tới thận.
7. Ngăn ngừa, phòng tránh bệnh suy thận mạn
Bệnh thận mạn thường phát triển trong âm thầm, không có những triệu chứng đặc trưng cho đến khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn cuối. Do đó, mục tiêu hàng đầu đặt ra là phát hiện bệnh sớm ở những đối tượng nguy cơ cao là người bị huyết áp cao, người đái tháo đường, người có tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh thận. Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ này cần tiền hành làm xét nghiệm tầm soát một cách định kỳ và tích cực điều trị bệnh sớm để ngăn ngừa bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh suy thận mạn tính, dẫn tới suy thận, mọi người cần lưu ý:
– Làm theo hướng dẫn sử dụng về uống những loại thuốc không kê đơn. Khi sử dụng những thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, aspirin… nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Uống quá nhiều các thuốc giảm đau trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến những tổn thương lên thận.
– Duy trì cân nặng khoa học. Nếu mọi người đang có được cân nặng ở mức hợp lý, hãy duy trì cân nặng bằng những hoạt động thể thao phù hợp. Nếu cân nặng đang vượt mức tiêu chuẩn, mọi người nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn về những cách giảm cân lành mạnh.
– Không hút thuốc lá. Bời chất độc có trong thuốc lá có thể khiến thận bị hỏng và khiến cho tình trạng tổn thương thận trở nên nghiêm trọng hơn.
– Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường.
– Xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng cường bổ sung trái cây, rau củ vào bữa ăn hàng ngày. Uống đủ nước. Hạn chế những thực phẩm giàu đường, dầu mỡ, muối…
Trên đây là những chia sẻ của Kochi về suy thận mạn, mong qua đó sẽ giúp mọi người có những thông tin chính xác về bệnh suy thận mạn, những điều cần biết về nó và cách phòng ngừa bệnh.
Nếu bạn có điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI:
Fanpage: Kochi
Hotline: 024 6291 8086