Công dụng, Góc sức khỏe

Tác Dụng Của Tỏi Đối Với Cơ Thể Chúng Ta

Không phải ngẫu nhiên mà tỏi lại được dân ta coi là thần dược và được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong cả đời sống và y khoa. Với những tác dụng tuyệt vời của tỏi như tăng cường đề kháng, bảo vệ cơ thê, chống oxy hoá, chống bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu…. Những tác dụng của tỏi đã được bản thân nó tự chứng minh qua 3000 năm lịch sử.

 Tác dụng của tỏi đã được biết đến và sử dụng từ khi nào?

tác dụng của tỏi đối với cơ thể

tác dụng của tỏi đối với cơ thể

Tỏi được gọi theo tên khoa học là Allium sativum L, bên cạnh việc sử dụng như một gia vị hàng ngày, nó còn được sử dung hàng ngàn năm cho mục đích y học.

Theo những tài liệu lịch sử được ghi chép lại, cho thấy tỏi đã được sử dụng cách đây khoảng 5000 năm, và ít nhất là 3000 năm sử dụng trong y học, đã xuất hiện trong sổ sách y học Trung Quốc (1).

Người ở Ai Cập, Hy Lạp, Babylon,…họ ăn tỏi với tác dụng chữa bệnh. Năm 1858, Pasteur đã nghiên cứu ra hoạt chất kháng khuẩn có trong tỏi, và công nhận tác dụng của tỏi trong việc kháng khuẩn, và sử dụng nó như một chất khử trùng để ngăn ngừa chứng bệnh hoại thư trong cuộc chiến tranh thế giới I và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II.

Trong suốt mấy nghìn năm, tỏi đã được sử dụng trên khắp thế giới với tác dụng của tỏi trong điều trị nhiều bệnh, gồm các bệnh phổ biến như tăng huyết áp, nhiễm trùng, dùng trong trường hợp bị rắn cắn, thậm chí một số dân tộc còn tin rằng, tỏi có tác dụng trong việc xua đuổi tà ma.

Trong y học hiện đại ngày nay, tác dụng của tỏi được biết đến như giảm mức cholesterol, nguy cơ tim mạch, và có đặc tính trong việc chống ung thư và tính chất kháng khuẩn của nó.

Tác dụng của tỏi được chứng minh qua các nghiên cứu

tác dụng tuyệt vời của tỏi

tác dụng tuyệt vời của tỏi

Tỏi có lẽ là loại thảo dược được nghiên cứu và trích dẫn rộng rãi nhất. Tác dụng chữa bệnh của tỏi được đề cập đến trong một văn bản y học cổ còn sót lại trên thế giới. Đã có khoảng hơn 1300 bài báo nghiên cứu về tỏi đã được xuất bản. Và khoảng 75% trong số này là chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực hệ thống tim mạch, khối u ác tính và tác dụng kháng khuẩn của tỏi.

  1. Tác dụng của tỏi trong giảm mỡ máu:

Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện vào năm 1993 và 1994 về tác dụng của tỏi đối với lượng cholesterol trong cơ thể. Kết quả cho thấy một kết quá đáng kinh ngạc, lượng cholesterol toàn phần giảm đáng kể khoảng 9-12% so với sử dụng giả dược.

Trong một nghiên cứu thử nghiệm ở châu Âu, người ta tiến hành so sánh việc sử dụng tỏi với sử dụng một thuốc hạ lipid thương mại. Và thấy rằng chúng có hiệu quả như nhau trong tác dụng giảm cholesterol máu ở mức độ có ý nghĩa thống kê. (2)

  1. Tác dụng hạ huyết áp của tỏi

Trong nghiên cứu phân tích đánh giá tác dụng của tỏi trên bệnh nhân cao huyết áp. Thử nghiệm cho thấy huyết áp tâm thu và huyết áo tâm trương giảm đáng kể khi dùng tỏi điều trị so với dùng giả dược.

Dữ liệu từ một nghiên cứu cho thấy rằng, điều trị bằng tỏi trong một thời gian dài hơn 12-16 tuần có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp.

  1. Tác dụng của tỏi đối với nguy cơ hình thành huyết khối:

Trong 10 thử nghiệm đánh giá tác dụng của tỏi đối với nguy cơ hình thành huyết khối. Cho thấy khi sử dụng tỏi, mức độ kết tập tiểu cầu giảm ít, nhưng là đáng kể so với dùng giả dược. Tỏi làm tiêu sợi huyết và độ nhớt của huyết tương.

Hai hợp chất allicin và adenosin là hai thành phần có trong tỏi có tác dụng chống kết tập tiểu cầu mạnh nhất.  Ngoài ra, ajoene được phát triển trong môt loại thuốc điều trị rối loạn huyết khối tắc mạch. Nhưng tác dụng chống kết tập tiểu cầu của ajoene không đáng kể, vì nó không có trong tỏi tươi, bột tỏi, mà chỉ có một lượng nhỏ trong dầu tỏi.

  1. Tỏi có tác dụng của một kháng sinh:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tỏi có hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn. Tỏi có tác dụng trong việc chống lại vi khuân gram âm và dương, virus, nấm và ký sinh trùng.

Ăn tỏi hay bôi tỏi ngoài da là một cách dùng truyền thống mà ông cha ta sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, da liễu hay hô hấp như cảm lạnh, mụn cóc, viêm âm đạo,…

  1. Tác dụng của tỏi trong các bệnh ung thư

Năm 1949, Von Euler và Lindeman lần đầu tiên báo cáo rằng allicin là chất trịu trách nhiệm ức chế sự phát triển của tế bào khối u trong chuột. Một loạt các hợp chất khác có trong tỏi cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế các khối u trên động vật thí nghiệm.

Từ những nghiên cứu dịch tễ học, nghiên cứu bệnh chứng và một số nghiên cứu thuần tập, cho thấy khi ăn nhiều tỏi và các loại ra họ hành khác như hành tây, tỏi tây,..có tác dụng trong giảm ngủy cơ ung thư dạ dày và ruột.

Ứng dụng tác dụng của tỏi trong nền y học

Với nhứng tác dụng tuyệt vời mà tỏi mang lại ở trên, nên nó được sử dụng như một vị thuốc trong y học hiện đại.

Tỏi được điều chế dưới nhiều dạng để tiện sử dụng và đạt được hiệu quả tốt nhất như: dạng viên nén, dạng bột tỏi, viên nang, nước chiết tỏi, kem tỏi và gel tỏi.

tác dụng của tỏi dưới dạng nước chiết tỏi

tác dụng của tỏi dưới dạng nước chiết tỏi

Được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ trong điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết ao, tăng cholesterol, hay các bệnh về sơ vữa động mạch,…

Tỏi còn được sử dụng như một loại thuốc phòng ngừa ung thư: ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt,…

Ngoài ra người ta còn sử dụng tỏi để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, và như một thuốc trong các bệnh nhiễm khuẩn và nấm.

Liều lượng sử dụng để đạt được tác dụng mong muốn của tỏi

Liều lượng để tạo nên tác dụng của tỏi cụ thể vấn chưa được xác định, và thường được khuyến cao với liều sử dụng cho người lớn là 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày (khoảng 4g).

Tuy nhiên với các dạng bào chế khác của tỏi sử dụng với mục đích trong điều trị bệnh thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bạn đọc có thể tham khảo liều lượng dưới đây:

  • Trong trường hợp bị xơ vữa động mạch, bạn nên sử dụng tỏi ở dạng viên nén với liều lượng là 300mg trong 1-3 lần/ngày. Bạn cũng có thể sử dụng tỏi ở các dạng khác như nước chiết xuất tỏi với liều lượng 250mg.
  • Trong các bệnh ung thư như ung thư ruột kêt, sử dụng tỏi ở dạng viên nang chứa 2,4ml dịch chiết tỏi/ ngày.
  • Trong trường hợp bị các bệnh ngoài da như nấm da, bạn nên sử dụng tỏi dưới dạng kem hoặc gel có chứa thành phần ajoene trong tỏi với hàm lượng là 0,4%, 0,6%, 1%. Sử dụng để bôi ngoài da hằng ngày, mỗi ngày bôi từ 1-2 lần

Việc sử dụng còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, thể trạng của mỗi ngươi, tuổi tác. Nên để đảm bảo an toàn, và tác dụng của tỏi được phát huy một cách tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ và dược sĩ.

Tác dụng phụ và chống chỉ định của tỏi

Allicin có tác dụng kích thích thành ruột, nên không nên ăn tỏi sống khi đang bị tiêu chảy, sẽ dẫn tới các tác dụng không mong muốn nguy hiểm.

Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên sử dụng nhiều tỏi và ăn khi đói vì tỏi gây kích ứng mạnh với niêm mạc đường tiêu hóa, và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho đường tiêu hóa như gây ợ nóng, có thể gây viêm thực quản. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng không quá 15g tỏi một ngày, và cũng không nên ăn nhiều trong một lần.

Những người có tiền sử bệnh về gan cũng không nên sử dụng tỏi vì tỏi có vị cay, tính nóng, dùng lâu sẽ ảnh hưởng tới gan.

Ta không nên dùng tỏi tươi để đắp trục tiếp lên da trong thời gian dài ( không quá 10 phút), vì tỏi nóng, và có thể gây đỏ, bỏng rát tại chỗ đắp.

Tác dụng phụ thường gặp nhất sau khi chúng ta ăn tỏi là nó để lại mùi vị khó chịu trong hơi thở.

Với các sản phẩm của tỏi dùng bôi ngoài da có thể dẫn tới tổn thương da và gây kích ứng.

Tỏi là thảo dược quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng con người. Tuy nhiên bạn đọc không nên lạm dụng mà gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng của tỏi chỉ được phát huy tốt nhất khi dùng đúng cách và đúng liều lượng. Bạn đọc nên hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng tỏi ở các dạng thuốc.

Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn, vui lòng liên hệ với số hotlline 0246.291.8086. KOCHI rất hận hạnh được giải đáp thắc mắc cho bạn.

Tài liệu tham khảo

  1. McCrindle BW, Helden, Conner WT. Liệu pháp chiết xuất tỏi ở trẻ em bị tăng cholesterol máu. Arch Pediatr Adolesc Med . 1998; 152: 1089–94
  2. Tattelman, Ellen “Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe” Bác sĩ gia đình người Mỹ 72.1 (2005): 103-106.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *