Tác dụng phụ của hóa trị là những biến chứng bao gồm cả nặng và nhẹ của những phương pháp mà người ta hay nói là biện pháp cuối cùng dành cho bệnh nhân ung thư. Nó cũng là một phần khiến bệnh nhân ung thư cảm thấy suy kiệt nhanh hơn.
Nội Dung
1. Mệt mỏi là một tác dụng phụ của hóa trị
Xạ trị mang lại rất nhiều tác dụng cho bệnh nhân
Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ của hóa trị thường bắt gặp nhất sau khi bệnh nhân bắt đầu tiến hành điều trị bằng hoá chất. Đây được coi là biến chứng nhẹ khiến cho người bệnh cảm thấy không thiết ăn uống hay làm việc dẫn đến không có đủ năng lượng hoạt động thường ngày.
Đi kèm với sự mệt mỏi là trạng thái buồn ngủ, đầu óc bệnh nhân luôn trong trạng thái không tỉnh táo, cơ thể cảm thấy trì trệ nặng nề. Đây là tác dụng tưởng chừng đơn giản tuy nhiên nó lại chính là nguyên nhân quyết định xem người bệnh xạ trị có thể kéo dài sự sống dài hay ngắn.
Bạn phải biết tiết kiệm và bổ sung năng lượng cho cơ thể là lời khuyên đầu tiên và rất cần thiết với bệnh nhân ung thư xạ trị. Bạn chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng không gắng sức quá mức và nghỉ ngơi hợp lý.
Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung cơm và tinh bột chứa nhiều carbohydrate sẽ rất tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, hãy cố gắng vận động nhẹ để giúp cơ thể tạo ra nguồn năng lượng sẽ giúp bệnh nhân xạ trị giảm bớt được sự mệt mỏi.
2. Một trong các tác dụng phụ của hóa trị là gây buồn nôn hoặc nôn mửa
Hoá trị có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hoá của bệnh nhân. Tác dụng phụ của hóa trị là gây độc đối với các tế bào bình thường, đặc biệt là các tế bào niêm mạc ruột. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân sẽ chán ăn nặng hơn sẽ luôn buồn nôn, nôn khan, … mệt mỏi dẫn đến sức khỏe nhanh suy kiệt.
Các biến chứng này thường có thể xuất hiện sau khi thực hiện hoá trị vài giờ và có thể kéo dài vài ngày. Thời gian điều trị càng lâu thì tác dụng phụ càng xảy ra với tần suất dầy hơn và nặng hơn. Bệnh nhân sẽ khó có thời gian tĩnh dưỡng phục hồi.
Tác dụng phụ của hóa trị buồn nôn, nôn sẽ khiến cho bệnh nhân bị ảnh hưởng về vấn đề ăn uống và thu nạp chất dinh dưỡng. Bệnh nhân sẽ không có đầy đủ chất do cứ ăn vào là sẽ buồn nôn. Không muốn ăn vì khi ngửi mùi thức ăn là muốn nôn.
Trong trường hợp này việc bổ sung nước và chất lỏng điện giải sẽ giúp bệnh nhân tránh việc cơ thể bị mất nước. Để hạn chế được tác dụng phụ của hóa trị bệnh nhân nên uống nhiều ngụm nước nhỏ hoặc ngậm đá nhỏ cả ngày sẽ tốt hơn việc uống ngụm lớn.
Trà gừng và bia gừng sẽ giúp cho bụng của bệnh nhân đỡ cồn cào, khó chịu hơn. Và bạn hãy nhớ phải nhai kỹ thức ăn để hệ tiêu hoá làm việc nhẹ nhàng hơn. Thay vì ăn ba bữa 1 ngày bạn nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ đầy đủ chất dinh dưỡng để không có cảm giác no tức dẫn đến tăng cảm giác buồn nôn. Việc ăn một bữa nhẹ sau khi mới ngủ dậy và trước khi rời giường sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu, nôn nao vào buổi sáng sớm.
3. Hóa trị gây ra tác dụng phụ với các vấn đề về miệng
Các tế bào của bộ phận miệng phân chia và phát triển rất nhanh và đó chính là lý do các hoá chất sử dụng trong xạ trị cũng sẽ “tấn công” vào các tế bào này. Để hạn chế nhất các tác dụng phụ của hoá trị đến vùng miệng, người bệnh phải biết cách chăm sóc bộ phận này một cách chính xác và khoa học.
Bạn nên sử dụng các dụng cụ làm sạch có lông mềm để tránh làm chảy máu lợi. Việc dùng chỉ nha khoa được khuyến khích tuy nhiên bạn cần phải tránh các vùng tổn thương nhất là đối với các bệnh nhân có số lượng tiểu cầu quá thấp.
Không nên sử dụng các loại nước súc miệng có nồng độ cồn cao sẽ gây xót nướu và các vùng bị tổn thương. Bạn nên kể rõ với bác sỹ về các vết loét hay sưng tấy nếu vùng miệng của mình có.
Ưu tiên việc sức miệng bằng nước muối ấm và hạn chế tối đa việc ăn thực phẩm cay nóng hay thực phẩm có tính acid cao trong thời gian điều trị để có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ của hóa trị.
Những lưu ý nãy sẽ giúp bệnh nhân hạn chế các tác dụng phụ của hóa trị tại thời điểm nhất thời muốn lâu dài thì bệnh nhân phải cố gắng thực hiện thường xuyên những lưu ý trên.
4. Tiêu chảy hoặc táo bón cũng là tác dụng phụ của hóa trị
Tác dụng phụ của hóa trị hay gặp nhất ở bệnh nhân xạ trị đó là đi ngoài phân lỏng là. Vì vậy bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu lành tính. Cần hạn chế các thực phẩm ít chất xơ, tránh sử dụng quá nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải uống đủ nước để làm giảm tình trạng mất nước của cơ thể.
Đối với bệnh nhân bị bệnh táo bón thì bạn phải tăng cường bổ sung chất xơ và chất lỏng. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu bạn phải hỏi ý kiến bác sỹ để có lời khuyên tốt nhất.
5. Tác dụng phụ của hóa trị ảnh hưởng đến các vấn đề về da
Sạm da là tác dụng phụ hay gặp nhất khi xạ trị
Khi bệnh nhân ung thư tiến hành xạ trị thì tác dụng phụ của hóa trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lớp biểu bì của bệnh nhân. Điển hình là các hoá chất sử dụng trong điều trị có thể gây đau rát, bong tróc, tấy đỏ và đặc biệt là sạm da.
Việc các bạn cần phải làm đó là phải giữ da sạch và khô để có thể ngăn ngừa hạn chế các vấn đề về da như nhiễm trùng hoặc sưng da rát da.
Bạn cũng nên cung cấp độ ẩm cho da bằng cách dưỡng ẩm làm cho da đủ nước không khô thì vi khuẩn sẽ khó tấn công hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy bôi kem chống nắng và mặc quần áo kín để tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại và ánh nắng từ môi trường bên ngoài.
6. Rụng tóc là tác dụng phụ điển hình nhất của hóa trị
Rụng tóc ở bệnh nhân ung thư là một biểu hiện thường xuất hiện nhất sau quá trình tiến hành hóa trị khoảng 20 ngày. Nguyên nhân do các tế bào nang tóc không được cung cấp dinh dưỡng và nuôi dưỡng nữa nên chúng trở nên yếu dần và rụng đi. Tuy nhiên, biểu hiện của tác dụng phụ của hóa trị không phải kéo dài mãi mãi mà sẽ hết sau quá trình điều trị 1-2 tháng.
Rụng tóc là tác dụng phụ hay gặp nhất ở bệnh nhân hóa trị
Việc rụng tóc không ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng của người bệnh. Nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh khiến cho họ luôn cảm thấy tự ti suy sụp và mặc cảm về ngoại hình của mình. Tâm lý không thoải mái sẽ khiến cho bệnh nhân chán nản không có cảm giác thèm ăn làm cho cơ thể bị ảnh hưởng mất nước suy kiệt nhanh chóng.
7. Suy tủy xương, thiếu máu không đủ điều kiện tiếp tục điều trị là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của hóa trị
Suy tủy xương là một tác dụng phụ của hóa trị nguy hiểm khiến bệnh nhân phải dừng điều trị và ngy cơ ra đi nhiều nhất. Ban đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, hay xuất hiện các cơn đau đầu chóng mặt, người ê nhức đau toàn thân, … Tuy nhiên khi bệnh nhân càng thưucj hiện quá trình điều trị bằng hóa chất sâu hơn thì các biểu hiện này lại càng xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn.
Suy tủy xương là tác dụng phụ nguy hiểm mà bệnh nhân hóa trị có thể gặp phải
Sức khỏe của bệnh nhân sẽ bị suy yếu, da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt. Các cơn sốt nhiễm khuẩn xảy ra thường xuyên. Ngoài ra bệnh nhân còn bị xuất huyết với nhiều hình thức như: hay bị chảy máu cam, lợi và chân răng hay chảy máu, khó thở, … Thậm chí, bệnh nhân có thể bị các triệu chứng nặng như xuất huyết nội tạng (nôn, đi ngoài ra máu).
Nguyên nhân suy tủy xương cũng có thể là một nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở bệnh nhân ung thư đang trị liệu. Do nó khiến bệnh nhên không hấp thụ được chất dinh dưỡng do vị giác suy giảm hoặc mất, viêm đường tiêu hóa, mệt mỏi,…
Tác dụng phụ của hóa trị nguy hiểm nhất là tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân do tác dụng phụ của hóa trị sẽ khiến chức năng tủy xương suy giảm mạnh. Hồng cầu, bạch cầu lúc này không thể sản xuất sinh sôi thêm khiến bệnh nhân không đủ chỉ số máu.
Điều này khiến rất nhiều bệnh nhân buộc phải kích hồng cầu bạch cầu hoặc xấu hơn là dừng lại điều trị. Giải pháp cho bệnh nhân về vấn đề thiếu máu, suy tủy là sử dụng thêm các sản phẩm từ đông dược.
8. Tác dụng phụ của hóa trị là gây ra suy giảm miễn dịch
Tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị đó là làm cho hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu một cách nhanh chóng. Bệnh nhân lúc này sẽ rất dễ sốt, dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
Vì vậy trong thời gian điều trị nên hạn chế để bệnh nhân tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn. Bệnh nhân nên được bảo vệ bảo hộ thường xuyên như: đeo khẩu trang, ở trong môi trường thường xuyên được dọn dẹp, thường xuyên sát khuẩn tay chân kể cả người bệnh và người nhà bệnh nhân, …
Việc tăng cường miễn dịch, bảo vệ bệnh nhân là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hóa trị, xạ trị.
Tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị là điều không thể tránh khỏi trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư. Vì vậy người bệnh cần chuẩn bị sẵn tâm lý và có biện pháp ngủ nghỉ hợp lý, bổ sung nguồn dinh dưỡng lành mạnh để có đủ sức khỏe vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp, mọi người hãy để lại liên hệ hoặc nhắn tin trực tiếp cho fanpage: Kochi