Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Tin tức

Táo Bón Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh luôn là nỗi ám ảnh của không ít bà mẹ bởi những phiền toái cũng như hậu quả mà nó đem lại. Việc táo bón kéo dài không những ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn cho cả em bé. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến táo bón sau sinh? Cách phòng ngừa như thế nào? Hãy tham khảo cùng KOCHI ngay trong bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh?

Táo bón sau sinh ở phụ nữ là một loại táo bón chức năng, chủ yếu là liên quan đến chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt không hợp lý. 

Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh?

Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên táo bón sau sinh, có thể kể đến như:

– Trong thời kỳ cho con bú có sự thay đổi nội tiết.

– Sau khi sinh nở, các sản phụ thường phải hạn chế đi lại. Việc nằm nghỉ trên giường nhiều khiến nhu động ruột yếu đi, phân bị lưu lại ruột trong thời gian dài, bị ruột tái hấp thu nước nhiều do đó phân cứng, khô, gây nên táo bón.

– Việc ăn uống sau khi sinh cũng ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Sản phụ thường phải kiêng khem hơn bình thường, cùng với tâm lý để sữa không bị loãng nên hạn chế uống nước, trở thành nguyên nhân gây táo bón sau sinh.

– Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy đau khi đi đại tiện, có thể là do vết khâu tầng sinh môn chưa lành hoặc do mổ đẻ, khiến cho việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Từ đó sản phụ có tâm lý ngại đi, nhịn đi đại tiện, dẫn đến táo bón sau sinh.

– Trong suốt thời gian mang thai, âm huyết phải tập trung nhằm mục đích nuôi dưỡng thai. Bởi vậy đại tràng ít được “nuôi dưỡng”, gây ra khô ráo và táo bón sau sinh. Bên cạnh đó, người phụ nữ sau khi sinh thường bị mất sản dịch, mất huyết, cơ thể hư hao, máu chưa kịp đi xuống nuôi đại tràng do đó rất dễ bị táo bón.

– Phụ nữ thường xuyên bị táo bón khi chưa mang thai hoặc trước khi sinh thì nguy cơ mắc táo bón sau sinh sẽ tăng lên rõ rệt. Điều này sẽ gây đau đớn mỗi khi đại tiện, hậu môn cũng dễ rách hơn, đồng thời cũng dễ gặp phải các bệnh lý khác như trĩ, sa trực tràng, sa tử cung hơn so với những sản phụ bình thường.

2. Táo bón sau sinh có liệu nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón sau sinh không phải lúc nào cũng nghiêm trọng hoặc trở nên nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trong trường hợp thấy trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.

Trường hợp bị táo bón sau sinh kèm theo đau bụng xen kẽ với tiêu chảy thì rất có thể đó là triệu chứng của một căn bệnh khác.

Bên cạnh đó, tình trạng táo bón sau sinh cùng với sự căng thẳng mỗi khi đi đại tiện có thể là nguyên nhân gây ra hoặc là yếu tố làm trầm trọng hơn bệnh trĩ. Búi trĩ có thể co lại một cách nhanh chóng, nhưng cũng có thể tồn tại trong nhiều tháng sau sinh.

Có thể nói, táo bón sau sinh là tình trạng xảy ra phổ biến, do đó người bệnh không nên quá lo lắng. Cũng nên lưu ý rằng, dù tình trạng táo bón sau sinh không nghiêm trọng, đừng ngần ngại tham ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đặc biệt khi nó tồn tại một cách dai dẳng.

Táo bón sau sinh là tình trạng xảy ra thường xuyên, phổ biến

Táo bón sau sinh là tình trạng xảy ra thường xuyên, phổ biến

3. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng táo bón sau sinh?

Bởi người phụ nữ đang ở trong giai đoạn cho con bú, do đó cần suy xét kỹ lưỡng để lựa chọn các cách phòng ngừa táo bón phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như sức khoẻ của con. Những cách phòng ngừa táo bón sau sinh mà các bà mẹ có thể yên tâm áp dụng là:

3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong giai đoạn sau sinh, các bà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống nhằm khôi phục thể lực, đồng thời cung cấp đủ sữa cho con bú. Phụ nữ sau sinh cần hạn chế nạp các thức ăn không phù hợp với bà đẻ, cũng như không quên bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn của mình. 

Chất xơ chính là phần không tiêu hóa. Khi ở trong ruột, nó sẽ hút nước, trương nở tạo thành khối phân, đóng vai trò thải khối phân đi ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn kích thích các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa phát triển. Các vi khuẩn này sẽ tăng cường kích thích làm nhu động ruột tiết ra acid lactic, kéo nước vào trong ruột và làm mềm phân. 

Do đó chất xơ rất tốt trong việc phòng và điều trị táo bón sau sinh. Có thể tìm thấy chất xơ thực vật trong tất cả các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu.

3.2. Uống đủ nước mỗi ngày

Chất xơ cần có nước để có thể trương nở và làm mềm phân. Nếu lượng nước được hấp thu không đủ, phân sẽ bị thiếu nước trở nên khô cứng. Bởi vậy song song với việc bổ sung chất xơ, để phòng ngừa táo bón sau sinh cần phải cung cấp đủ chất lỏng.

Mỗi ngày, các bà mẹ nên uống đủ từ 1,5–2 lít nước. Có thể bổ sung nước ở nhiều dạng khác nhau như: nước đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây, nước canh.

3.3. Bổ sung vitamin và chất khoáng

Phụ nữ sau sinh và cho con bú cần được cung cấp đủ vitamin và chất khoáng thiết yếu. Các vitamin đó là: vitamin A, vitamin D, sắt, canxi, kẽm…

3.4. Vận động nhẹ nhàng

Việc hoạt động thể chất không những giúp tăng cường sức khỏe toàn thân mà còn góp phần giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, giảm các nguy cơ gây tích tụ chất thải ở ruột già gây ra táo bón sau sinh.

Sau khi hết giai đoạn ở cữ, các bà mẹ nên vận động cơ thể nhẹ nhàng và tập luyện các bài tập thể dục phù hợp. Nên duy trì việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vận động nhẹ nhàng giúp giảm táo bón sau sinh

Vận động nhẹ nhàng giúp giảm táo bón sau sinh

3.5. Rèn thói quen đi vệ sinh

Việc đi vệ sinh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu tiến hành không đúng cách, các mẹ có thể khiến tình trạng táo bón sau sinh trở nên tồi tệ hơn. Do đó, đừng quên các nguyên tắc sau:

3.5.1. Đi vệ sinh đúng giờ

Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo ra nề nếp, tăng cường sự ổn định hoạt động của đại tràng, đường ruột. Tốt nhất là nên đi vào buổi sáng, hoặc các mẹ có thể chọn một giờ thoải mái, phù hợp nhất trong ngày.

3.5.2. Không nhịn đi vệ sinh

Việc nhịn đi vệ sinh nhiều lần, lâu dài sẽ làm mất phản xạ đi ngoài, dẫn đến táo bón sau sinh trở nặng hơn. Khi ấy, các chất thải sẽ tích tụ dần trong cơ thể, lâu ngày sẽ sinh ra nhiều chất độc.

3.5.3. Tránh việc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu

Khá nhiều người có thói quen phải mang theo điện thoại, sách, báo đi vệ sinh rồi ngồi rất lâu trong đó. Tuy nhiên việc này sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch, về lâu dài gây ra tình trạng táo bón, trĩ.

3.5.4. Tư thế đi vệ sinh

Tư thế tốt nhất để đi vệ sinh chính là ngồi xổm. Khi ở tư thế này, trực tràng sẽ là một đường thẳng, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ngồi ở bệ bệt thì các mẹ có thể kê thêm một chiếc ghế cao tầm 20cm dưới chân để tạo ra tư thế ngồi xổm.

3.6. Giữ tinh thần thoải mái

Yếu tố tâm lý giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì cũng như đẩy lùi bệnh tật. Do vậy, các mẹ hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh buồn phiền, lo lắng, mất ngủ, giận dữ.

Nói tóm lại, để tránh bị táo bón sau sinh, các chị em cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, đồng thời sớm thiết lập các biện pháp phòng ngừa, tránh để lại những hậu quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa cũng như sinh sản sau này.

Đừng ngần ngại liên hệ với KOCHI nếu bạn còn bất cứ điều gì cần trao đổi!

Fanpage: Kochi

Hotline: 024 6291 8086

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *