Đái tháo đường, Góc sức khỏe, Tin tức

Thử Tiểu Đường Tại Nhà: Liệu Bạn Đã Biết Cách Chưa?

Thử đường huyết tại nhà với máy đo

Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây, ngày càng có những biến chứng khó lường hơn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Trong khi đó, việc đảm bảo chỉ số đường huyết ở giá trị ổn định là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, những chia sẻ sau đây sẽ đưa đến bạn những thông tin về thử tiểu đường tại nhà.

1. Khi nào cần phải thử tiểu đường tại nhà?

Khi thấy cơ thể có một số dấu hiệu sau, bạn có thể quyết định thử tiểu đường tại nhà:

  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, bị thức giấc giữa đêm.
  • Tiểu nhiều, mất nước nhiều, hay cảm thấy khát nước.
  • Đói nhanh.
  • Giảm cân đột ngọt không rõ nguyên nhân.
  • Vết thương trở nên lâu lành hơn, nhất là những vết thương bị nhiễm trùng, bầm, tím… Nếu các vết thương cứ như vậy mãi thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Lí do là bởi vì do có quá lượng glucose di chuyển trong động, tĩnh mạch làm cho máu trở nên khó lưu thông hơn, vết thương lâu lành hơn.
  • Mờ mắt.
  • Xuất hiện các bệnh về da như luôn cảm thấy hanh khô, mẩn ngứa.
  • Nhạy cảm hơn với các viêm nhiễm, hệ miễn dịch kém hơn.

Thử tiểu đường tại nhà khi thấy mờ mắtThử tiểu đường tại nhà khi thấy mờ mắt

2. Cách thử tiểu đường tại nhà dành cho ai?

Thử đường huyết tại nhà áp dụng cho những đối tượng bao gồm:

  • Người đã mắc bệnh tiểu đường:
    • Tiểu đường type 1: Ít nhất 3 lần/ngày.
    • Tiểu đường type 2: Có thể có một số thời điểm sau đây: trước khi ăn, sau ăn, trước khi đi ngủ, lúc có nghi ngờ hạ đường huyết.
  • Nghi ngờ có thể mặc bệnh tiểu đường:
    • Thay đổi thuốc.
    • Đổi chế độ dinh dưỡng và tâp luyện.
    • Khi mang thai (có thể có tiểu đường thai kỳ).
    • Có những bệnh như thừa cân, béo phì, cao huyết áp, các bệnh tim mạch…
    • Thói quen thích ăn đồ nhiều đường.

3. Thử tiểu đường tại nhà gồm những bước nào?

Rất nhiều người ngại rằng thử tiều đường tại nhà phức tạp, người bình thường không thể làm được nhưng thực chất nó không khó khăn như mọi người vẫn hay nghĩ. Thực tế, chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ là được.

Việc thử tiểu đường tại nhà gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Dùng nước ấm rửa tay cho thật sạch, lau khô trước khi đo, nhất là ngón dùng để đo.
  • Bước 2: Lấy que thử trong lọ ra, cắm vào máy đo đường huyết.
  • Bước 3: Chỉnh độ nông hay sâu của kim lấy máu phù hợp với da của từng người sau khi gắn kim vào bút.
  • Bước 4: Thả lỏng, bấm nắp bút vào ngón tay đã chọn.
  • Bước 5: Nặn chỗ lấy máu, ép máu ra, đưa máu vào que thử của máy đo đường huyết.
  • Bước 6: Cầm máu bằng khăn sạch sau khi đã lấy máy. Chờ để máy hiển thị kết quả đo.
  • Bước 7: Ghi kết quả đã đo, vệ sinh và bảo quản dụng cụ.

Thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn phía trên là đã có thể hoàn thành việc thử tiểu đường tại nhà với kết quả chính xác rồi. Mặc dù các thiết bị cho phép thử tiểu đường tại nhà cho sai số khá thấp, tuy nhiên kết quả thu được có thể có những sai số lớn do nhiều yếu tố khác gây ra như: thời điểm xét nghiệm, thao tác lấy máu, sử dụng que thử,…

Một số lưu ý để bạn có kết quả thử tiểu đường tại nhà chính xác, phản ảnh đúng được tình trạng sức khỏe của bản thân:

  • Tạo thói quen đo tiểu đường vào một trong bốn thời điểm tốt nhất là: trước khi đi ngủ (bình thường 6 – 8 mmol/l), trước khi ăn 1 – 2 giờ (bình thường khoảng 10 mmol/l), trước khi ăn (bình thường khoảng 4 – 7 mmol/l), sáng sớm khi vừa thức dậy (bình thường khoảng 5 – 7 mmol/l). Bạn nên đo định kỳ vào một thời điểm nhất định thì kết quả theo dõi sẽ chính xác và khách quan hơn.
  • Bạn nên bảo quản đúng cách lọ que thử theo chỉ dẫn, hạn chế tiếp xúc không khí tối đa. Khi lấy que thử tiểu đường ra thì nên sử dụng luộn, tránh dùng tay bẻ gãy hoặc làm bẩn que.
  • Thay vì bạn chỉ tập trung lấy máu ở một ngón tay, bạn nên lấy máu luân phiên ở nhiều ngón tay. Điều đó vừa giúp cho kết quả chính xác, vừa tránh làm tổn thương quá nhiều đến ngón tay lấy thường xuyên.

Thử đường huyết tại nhà với máy đo

4. Chỉ số đường huyết an toàn

  • Theo khuyến cáo, mức đường huyết của người bình thường sẽ nằm trong giới hạn từ 80-130 mg/dl đối với người trường thành trước bữa ăn; <180 mg/dl khi đo tại thời điểm 1-2 giờ sau khi ăn.
  • Người đã mắc bệnh tiểu đường:

Lúc đói, nếu đường huyết > 126 mg/dl, nên đo tiếp 2 lần để có kết quả chính xác hơn. Nếu mà khi đo lại, chỉ số đường huyết <110 mg/dl thì nên nghe thêm sự tư vấn từ bác sĩ.

Khi chỉ số đường huyết từ 110 tới 126 mg/dl lúc đói thì bạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Đòi hỏi cần có chế độ dinh dưỡng và thể dục phù hợp tránh bệnh tiến triển.

  • Người đang dùng thuốc:

Tốt nhất vẫn là đạt được đường huyết ở mức độ bình thường khi dùng thuốc. Nếu cao hoặc thấp hơn đường huyết bình thường, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn để đạt được mục tiêu điều trị.

5. Những chú ý khi thử tiểu đường tại nhà

Thử tiểu đường tại nhà sẽ có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn phải để tâm tới một số điều như sau:

  • Lựa chọn đúng loại máy đô đường huyết để thu được kết quả đúng, lựa chọn hàng chính hãng, không sử dụng loại hàng giả, hàng nhái.

máy thử đường huyết tại nhà

Máy thử đường huyết tại nhà

  • Khi sử dụng nên xin ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng, cũng như những khuyến cáo (nếu có).
  • Ghi chép lại kết quả sau mỗi lần đo cùng với thời gian đo, những thông tin kèm theo (nếu có). Theo dõi lượng đường huyết để xem xét về sự hiệu quả của quá trình điều trị.
  • Có thể kết hợp thời điểm đo đường huyết với một hoạt động thường ngày nào đó để tạo thành thói quen.
  • Chuyển các ngón tay để đo, không tiếp tục lấy máu khi thấy đau nhức, không nên đo mãi ở một ngón.
  • Qua đã dùng để sử dụng chỉ nên dùng 1 lần, không nên dùng lại. Tiếp tục dùng lại có thể dẫn tới kết quả sai lệch, thậm chí có thể gây nhiễm trùng.

Ổn định nồng độ đường trong máu là một trong những điều kiện tiên quyết giúp phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ngăn chặn những biến chứng của căn bệnh. Với những hướng dẫn về cách thử đường huyết tại nhà phía trên, mong những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể đo nồng độ đường máu một cách hiệu quả nhất.

Việc thử tiểu đường tại nhà là cần thiết, tuy nhiên, bên cạnh việc theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ, bạn cũng nên bổ sung kiến thức về các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường, nên ăn những gì, nên hạn chế và không nên ăn những gì để chỉ số đường huyết của bạn luôn giữ ở mức ổn định.

Một loại thực phẩm có thể nói một cách không khoa trương là nhỏ mà có võ là tỏi đen là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn và những người thân của bạn để giúp ích cho việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Tỏi đen không chỉ có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu mà còn giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Tỏi đen có lợi cho bệnh đái tháo đường và còn nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe. Bên trong củ tỏi nhỏ bé đó là hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, phòng chống được nhiều loại bệnh, chống kết tập tiểu cầu để ngăn ngừa cục máu đông. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn sử dụng tỏi đen hàng ngày và đặt mua ở những cơ sở uy tín bạn nhé! Để có thêm những thông tin cụ thể, bạn đọc hãy ghé thăm fanpage: Tỏi đen Kochi.

Để nhận được sự tư vấn về cách thử tiểu đường tại nhà, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 0246.291.8086 để được giải đáp nhanh nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *