Máu là dịch thể có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong cơ thể. Vậy, để bổ máu, giúp có một cơ thể khỏe mạnh, mọi người nên tiêu thụ những loại thực phẩm bổ máu nào? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài 8 Loại Thực Phẩm Bổ Máu Mà Bạn Nên Biết dưới đây của Kochi nhé!
Nội Dung
1. Tại sao cần phải bổ máu?
Thiếu máu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Khi lượng hồng cầu có trong máu ngoại vi và huyết sắc tố giảm sẽ khiến lượng oxy cung cấp cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu hụt, hiện tượng này gọi là thiếu máu. Đây là một trong những bệnh lý mang nhiều tác hại cho cơ thể, điển hình có thể nói đến:
– Mệt mỏi: Thiếu máu ở mức độ trầm trọng sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu thiết yếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng. Điều này làm cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có sức để hoàn thành những công việc thường ngày. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy choáng váng đầu óc khi đi bộ, chạy, nhảy, vui chơi…
– Thần kinh bị tổn thương, trí não sa sút: Người bệnh thiếu máu sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc tập trung và rất dễ quên. Điều này xảy ra là do khả năng nhận thức và tư duy của não bộ bị giảm sút. Hậu quả là năng suất công việc giảm, hệ thần kinh bị tổn thương.
– Rối loạn vận động: Người bị bệnh thiếu máu thường sẽ cảm thấy chân tay tê bì, nhức mỏi khiến vận động kém. Ngoài ra, họ còn bị đau gáy, đau cổ, xương sống nên việc vận động cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng.
– Rối loạn thị giác: Do lượng máu cần thiết không được đáp ứng đủ nên không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho mắt, do vậy, người bệnh thiếu máu thường bị giảm hoặc mất cân bằng thính lực.
– Bệnh tim mạch: Do thiếu máu nên tế bào cơ tim không được cung cấp đủ lượng oxy, do đó khiến tim đập nhanh, xuất hiện các cơn đau thắt ngực, tăng cảm giác hoa mắt và chóng mặt ở người bệnh. Thiếu máu trong thời gian quá dài có thể gây suy tim kèm theo việc suy yếu của nhiều cơ quan khác, nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới tử vong.
– Nguy hiểm trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai nếu bị thiếu máu nặng sẽ vô cùng nguy hiểm vì nó không chỉ khiến cả mẹ và thai nhi thiếu dinh dưỡng mà còn làm tăng nguy cơ băng huyết, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai…
– Tử vong: Thiếu máu nặng còn dễ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Bệnh thiếu máu cấp tính sẽ khiến lượng máu mất đi nhiều và nhanh, khó tránh khỏi việc tử vong.
2. 8 loại thực phẩm bổ máu mà bạn nên biết
2.1. Thực phẩm giàu sắt
Những thực phẩm bổ máu đa phần sẽ chứa nhiều sắt
Những thực phẩm bổ màu đa phần sẽ chứa nhiều sắt. Sắt là một thành phần rất quan trọng của hemoglobin. Sắt có nguồn gốc từ động vật được hấp thu dễ hơn so với heme sắt có nguồn gốc thực vật. Nguồn cung cấp sắt từ những thực phẩm như hàu, gan gà, ngũ cốc ăn sáng, gà tây, đậu lăng, đậu thận, đậu nành, rau bó xôi và mật mía. Chế độ ăn được các chuyên gia khuyến nghĩ về sắt dành cho nữ và nam từ 19 đến 50 tuổi là 18 mg và 8 mg.
Tình trạng cơ thể thiếu sắt là do trong chế độ ăn có quá ít thực phẩm giàu sắt hoặc khả năng hấp thu sắt bị suy yếu, mất máu nhiều hoặc tăng trưởng quá nhanh. Phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi mang thai và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu chất sắt. Các thực phẩm giàu sắt giúp bổ sung máu bằng cách góp phần vào quá trình hình thành hemoglobin, giúp cung cấp đủ oxy cho các tế bào của cơ thể.
Để gia tăng khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm, mọi người nên kết hợp ăn những thực phẩm có chứa sắt với những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
2.2. Thịt gà
Gà là một trong những thực phẩm có tác dụng bổ máu vì rất giàu sắt (10mg/cốc). Bổ sung gà trong bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hemoglobin và máu. theo các chuyên gia dinh dưỡng, sắt được cung cấp từ nguồn động vật rất có ích trong việc tăng nồng độ sắt trong máu, các nguồn từ thực vật thường được hấp thu kém hơn.
Mọi người hãy thử chế biến gà theo kiểu teriyaki và ăn kèm với salad đu đủ, điều này sẽ giúp mọi người hấp thu được cả sắt lẫn vitamin C, giúp ích cho quá trình sinh hồng cầu nhanh hơn. Ngoài ra, việc hấp thu đồng thời cả sắt và vitamin C còn giúp cải thiện việc hấp thu các khoáng chất.
2.3. Thực phẩm giàu folate
Folate là vitamin nhóm B – thực phẩm bổ máu đặc biệt quan trọng
Dạng tổng hợp của acid folic là folate. Đây chính là 1 loại vitamin nhóm B đặc biệt cần thiết cho quá trình tạo ra tế bào hồng cầu. Gan bò, đậu xanh, ngũ cốc, măng tây, rau bó xôi, đậu xanh, bông cải xanh và đậu nướng là những thực phẩm cung cấp nhiều folate.
Khẩu phần folate theo khuyến nghị của các chuyên gia dành cho cả nam và nữ là 400mcg. Sự thiếu hụt chất folate sẽ xảy ra khi cơ thể tăng nhu cầu folate, như trong thai kỳ hoặc chế độ ăn không đáp ứng đủ lượng folate cần thiết. Thiếu hụt folate sẽ khiến các tế bào hồng cầu lớn không thể chứa đủ lượng hemoglobin.
2.4. Thực phẩm giàu vitamin B12
Cobalamin hay vitamin B12 là những chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp hồng cầu trong tủy xương. Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng, gan, sữa chua, sữa, cá hồi, trứng và phô mai. Theo các chuyên gia y tế, lượng vitamin B12 cần thiết ở cả nam và nữ giới trên 14 tuổi là 2,4 mcg.
Thiếu hụt lượng vitamin B12 có thể gây hình thành các tế bào hồng cầu không bình thường (hồng cầu to), gây giảm chất lượng và suy giảm chức năng của máu có trong cơ thể.
2.5. Gạo trắng
Gạo trắng là một loại thực phẩm giúp bổ máu
Gạo trắng là một nguồn acid folic rất dồi dào. Một chén gạo trắng có chứa 797 mcg acid folic. Mọi người có thể ăn kèm gạo trắng với những món ăn khác, hoặc kết hợp với gia vị và nước sốt để làm tăng hương vị, giúp mọi người có bữa ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, gạo có thể nấu với bông cải xanh – thực phẩm giàu vitamin C và thịt bò – thực phẩm giàu sắt. Bằng cách này, mọi người có thể hấp thụ những chất bổ máu hiệu quả chỉ trong 1 bữa ăn.
2.6. Thực phẩm bổ máu giàu protein
Protein là một chất cần thiết cho quá trình sản xuất ra kháng thể và đông máu. Hemoglobin là 1 phân tử protein, cũng như hormone di chuyển khắp cơ thể trong máu. Các loại cá, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa, sữa là những nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, có chứa những acid amin mà cơ thể cần để sản xuất ra protein.
Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng rất giàu vitamin như các loại đậu và ngũ cốc. Mọi người nên nạp vào cơ thể khoảng 0,4g protein mỗi ngày từ thực phẩm để giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
2.7. Thực phẩm bổ máu ít cholesterol
Những loại thực phẩm ít cholesterol hoặc giúp giảm mức cholesterol trong máu là những thực phẩm tất cả mọi người nên ưu tiên sử dụng. Đối với người khỏe mạnh, thịt nạc và sản phẩm từ sữa có chứa ít chất béo là những thực phẩm nên được ưu tiên lựa chọn. Tránh xa thức ăn chiên với thực ăn được làm từ chất béo chuyển vị. Lựa chọn thực phẩm chứa acid béo omega-3 như dầu ô liu, bơ và cá… thay cho những thực phẩm chứa acid béo bão hòa.
Những thực phẩm giàu chất xơ cũng có tác dụng giữ mức cholesterol máu ở mức thấp bằng cách gắn vào cholesterol có trong đường ruột, ngăn không nó có cơ hội hấp thu.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, thực phẩm bổ máu giàu chất xơ hòa tan có trong yến mạch, đậu và ngũ cốc rất hữu ích trong việc giảm nồng độ cholesterol trong máu.
2.8. Thực phẩm bổ máu chứa carbohydrate phức hợp
Chế độ ăn ít carbohydrate và đường tinh chế sẽ giúp lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Mức đường máu cao có thể gây thúc đẩy quá trình oxy hóa, khiến các phân tử bị tổn thương và hình thành glycation, thúc đẩy quá trình viêm nhiễm. Khi mức đường máu cao, đường sẽ gắn với các tế bào hồng cầu trong máu, tạo thành glycosylated hemoglobin – 1 chất làm hỏng hồng cầu.
Chỉ số đường huyết là 1 thang đo lường tốc độ 1 thực phẩm carbohydrate được hấp thu và chuyển hóa thành đường. Các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp gồm đậu, rau, các sản phẩm sữa ít béo, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
Những chia sẻ về thực phẩm bổ máu chỉ mang tính chất giúp mọi người tham khảo. Để có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị, mọi người nên đi tham vấn thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp, mọi người hãy để lại liên hệ hoặc nhắn tin trực tiếp cho fanpage: Kochi