Bạn được giới thiệu rằng tỏi đen rất tốt với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, khái niệm tỏi đen còn khá mới mẻ với bạn. Vậy, muốn tìm hiểu tỏi đen và tác dụng của tỏi đen mang lại cho chúng ta là gì, hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau đây của chúng tôi.
1. Tỏi đen là gì
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự tiến bộ của con người đã và đang tạo ra nhiều loại dược phẩm nguồn gốc nhân tạo có tính năng chữa bệnh công hiệu và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh tính năng có được thì các loại dược phẩm này tồn tại mặt hạn chế như tác dụng không mong muốn.
Khuynh hướng quay về với thiên nhiên sử dụng những loại thực vật vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có dược tính chữa bệnh ngày càng được quan tâm và phát triển. Trong đó, tỏi đen là một loại dược liệu tỏ ra rất nhiều ưu việt trong việc cung cấp dinh dưỡng và mang lại cho con người một cơ thể khỏe mạnh.
Tỏi đen chính là sản phẩm của quá trình chế biến tỏi trắng. Để trở thành tỏi đen, củ tỏi tươi phải trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm hết sức nghiêm ngặt trong một thời gian từ 60 – 90 ngày tùy thuộc vào các cơ sở khác nhau.
Cũng nhờ quá trình lên men mà hàm lượng dược chất trong tỏi đen tăng lên gấp nhiều lần so với tỏi trắng. Bên cạnh đó, những nhược điểm như mùi hôi hay vị cay nồng của tỏi trắng không còn tồn tại ở tỏi đen và tác dụng sinh học của tỏi đen cũng cao hơn nhiều lần tỏi trắng.
tỏi đen là gì
2. Thành phần của tỏi đen và tác dụng của các hoạt chất trong tỏi đen
Thành phần chất dinh dưỡng cao trong tỏi đen và tác dụng của các thành phần trong tỏi đen đã giúp tỏi đen trở thành một loại dược liệu tuy nhỏ mà có công dụng lớn.
– Các hợp chất S-allyl cysteine (SAC), polyphenol, flavonoid trong tỏi đen cao hơn tỏi tươi 5 lần. Trong đó SAC là hợp chất quan trọng nhất. Đây là dẫn chất lưu huỳnh acid amin đặc trưng nhất của tỏi đen, có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol, giảm xơ vữa và bảo vệ tim mạch, có khả năng bảo vệ tế bào gan, ổn định đường huyết và giảm biến chứng của bệnh tiểu đường, được sử dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư và chống viêm,…
Hàm lượng SAC trong tỏi đen đạt chuẩn nằm trong khoảng 85 – 125 mcg/g. Hàm lượng này dao động tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lên men.
– Tỏi đen chứa 18 loại acid amin thiết yếu, trong đó có chứa methionin, cystin, cystein bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển, kiến tạo cấu trúc mô tế bào của cơ thể.
Các acid amin giúp sản sinh các chất dẫn truyền xung thần kinh hỗ trợ tê bì chân tay, rối loạn tiền đình, cân bằng chức năng gan, chức năng của hệ tiêu hóa và thải độc rất tốt.
– Hàm lượng alicin cao trong tỏi đen và tác dụng của nó được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể tăng sức đề kháng rất tốt, đào thải virus, vi khuẩn giúp mang đến một cơ thể khỏe mạnh.
– Tỏi đen rất giàu khoáng chất, cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất cần thiết đặc biệt là kali.
– Ngoài ra tỏi đen còn chứa thành phần đường fructose tạo ra vị ngọt, khắc phục được nhược điểm vị cay nồng gây khó chịu của tỏi tươi.
thành phần tỏi đen và tác dụng
3. Công dụng của tỏi đen
Với hàm lượng cao hoạt chất ở tỏi đen và tác dụng của các hoạt chất đó mà tỏi đen mang lại cho con người rất nhiều công dụng ưu việt.
– Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Hàm lượng hoạt chất SAC cao trong tỏi đen giúp tỏi đen có tác dụng thu dọn các gốc tự do. Các gốc tự do này tồn tại dưới các dạng oxy hóa hoạt động và là tác nhân chủ yếu liên quan đến cơ chế bệnh sinh của nhiều loại bệnh như viêm nhiễm, xơ vữa động mạch ung thư,…
Theo một nghiên cứu của Giáo sư Yi Yeong Jeong thì tỏi đen có tác dụng làm sạch các gốc tự do qua thử nghiệm ABTS và DPPH và hữu ích trong việc điều trị các bệnh do phản ứng oxy hóa quá mức gây ra [1].
– Làm giảm rối loạn mỡ máu, hạ cholesterol máu, hỗ trợ làm giảm béo phì. Một nghiên cứu đánh giá khả năng cải thiện thông số lipid máu và tác dụng làm giảm béo phì của chiết xuất tỏi đen già trên mô hình chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo cho thấy:
Chiết xuất tỏi đen có tác dụng làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và mô mỡ của nhóm chuột được sử dụng chiết xuất tỏi đen so với nhóm đối chứng.
Thông số lipid cũng được cải thiện đáng kể bằng cách giảm triglycerid huyết thanh và cholesterol toàn phần ở gan của nhóm chuột được sử dụng chiết xuất tỏi đen so với nhóm đối chứng [2].
Như vậy, sử dụng thường xuyên tỏi đen và tác dụng của tỏi đen mang lại sẽ rất tốt trong việc làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu và giảm béo phì.
– Phòng chống ung thư: tỏi đen có tác dụng phòng chống ung thư thông qua cơ chế kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ nguy cơ di căn của các tế bào khối u. Cụ thể là hoạt chất S-allyl cysteine trong tỏi đen lên men có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như: ung thư máu, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,…
– Tỏi đen giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Tỏi đã chứng minh được tác dụng này ngay cả khi chưa được lên men. Sau quá trình lên men, hàm lượng dược chất tăng lên nhiều lần đặc biệt là hợp chất alicin giúp tỏi đen có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Bảo vệ tế bào gan: tỏi đen tỏ ra rất hiệu quả trong việc chống lại tổn thương gan mạn tính do rượu và các hóa chất độc hại với gan. Nên ăn tỏi đen thường xuyên và đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả của tỏi đen.
– Làm đẹp da: ngoài mang đến những công dụng tốt cho sức khỏe, tỏi đen còn được biết đến là một loại thực phẩm mà chị em không thể bỏ qua trong việc chăm sóc sắc đẹp mỗi ngày, đặc biệt là làn da.
Với việc cung cấp nhiều loại vitamin và khả năng chống oxy hóa, tỏi đen giúp mang đến một làn da khỏe mạnh, chống lại sự lão hóa, cấu trúc da được ổn định và được bảo vệ khỏi tia tử ngoại.
– Ngoài ra, tỏi đen còn giúp tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi (tỏi đen có hiệu quả trong việc tăng cường cung cấp oxy cho tế bào cơ xương, giảm mệt mỏi, tăng cường thể lực), chống rối loạn tiêu hóa, kích thích ăn ngon ở những người chán ăn, giảm gãy rụng tóc, xơ tóc.
công dụng của tỏi đen
4. Khi dùng tỏi đen cần lưu ý những gì
– Để phát huy tối đa công dụng của tỏi đen nên thường xuyên sử dụng tỏi đen, sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
– Những người nhạy cảm, bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên sử dụng tỏi đen sau ăn.
– Bảo quản tỏi đen nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Những thông tin cần biết về tỏi đen và tác dụng của tỏi đen được Kochi chia sẻ trên đây hy vọng giúp bạn hiểu hơn về loại thực phẩm này. Nếu cần biết thêm bất kỳ thông tin gì về tỏi đen, liên hệ Kochi qua hotline để được hỗ trợ.
- Jeong Y. Y., Ryu J. H., Shin J. H. , et al (2016). Comparison of Anti-Oxidant and Anti-Inflammatory Effects between Fresh and Aged Black Garlic Extracts. Molecules. 21(4): 430. DOI: 10.3390/molecules21040430.
- Kim Inhye, Kim Jin-Young, Hwang Yu-Jin , et al (2011). The beneficial effects of aged black garlic extract on obesity and hyperlipidemia in rats fed a high-fat diet. Journal of Medicinal Plants Research. 5(14): 3159-3168.