Chuyên gia tư vấn, Đái tháo đường, Góc sức khỏe, Tin tức

Triệu Chứng Bệnh Tiểu Đường – Ai Cũng Cần Biết

bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh phổ biến và rất dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và để ý đến các triệu chứng bệnh tiểu đường. Trước kia bệnh tiểu đường hay gặp ở những người cao tuổi tuy nhiên bệnh đang có xu hướng bị trẻ hóa. Vì vậy, mà ai cũng cần tìm hiểu và nắm được các triệu chứng bệnh tiểu đường.

1. Sơ lược qua bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, gây tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân do sự thừa thiếu của hormon insulin trong cơ thể. Nếu người bệnh có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì lượng đường trong cơ thể an toàn gần như người bình thường.

Dựa vào insulin người ta chia ra thành 2 dạng bệnh: đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2. Ngoài ra còn có đái tháo đường thứ phát (đái tháo đường là bệnh gây ra do tác động của 1 bệnh hay yếu tố khác của cơ thể) và theo sinh lý có thêm đái tháo đường thai kỳ.

2. Triệu chứng bệnh tiểu đường – ai cũng cần biết

Bệnh tiểu đường thông thường là lượng đường trong cơ thể tăng cao. Dấu hiệu bệnh không rõ ràng, rất nhẹ thậm chí không biểu hiện ra. Đến khi phát hiện thì người bệnh thường đã bị nặng.

2.1. Triệu chứng bệnh tiểu đường typ 1 là gì?

Đái tháo đường typ 1 thường diễn ra nhanh, các triệu chứng bệnh tiểu đường xuất hiện khoảng từ 1 đến 2 tuần với 4 dấu hiệu kinh điển.

+ Đói và mệt nhiều: Thông thường thức ăn sau khi vào cơ thể được chuyển hóa thành đường rồi lượng đường sẽ được insulin chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên thì tế bào beta đảo tụy lại không sản xuất được insulin. Hoặc cơ thể của chúng ta tự kháng lại insulin do chính cơ thể sản xuất làm lượng đường không bị phân giải gây tăng đường huyết. Lượng đường không bị phân giải hoặc phân giải không đủ làm cơ thể thiếu năng đượng gây nên tình trạng đói và mệt nhiều.

+ Đái nhiều: Thận của chúng ta có khả năng hấp thu lại đường, ngường hấp thu đường glucose tại thận là 9.5 mmol/L. Do đó khi lượng đường huyết tăng cao vượt qua khả năng tái hấp thu của thận gây đái nhiều. Nồng độ đường cao gây kéo nước vào lòng mạch cũng làm đái nhiều. Cơ thể bị thiếu nước do đái nhiều, người bệnh bổ sung bằng cách uống nhiều nước làm tăng lưu lượng tuần hoàn gây đái nhiều rồi người bệnh lại khát và uống nhiều nước tạo thành một vòng lặp.

triệu chứng bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường kinh điển đái nhiều ở người bệnh

+ Khát nước nhiều: Do người bệnh đi đái nhiều dẫn đến khát nước nhiều. Ngoài ra việc đi đái nhiều làm cơ thể mất nước dẫn đến khô miệng, nứt nẻ, da bị khô và ngứa.

+ Sút cân nhiều: Vì insulin trong cơ thể không có khả năng thậm chí không có insulin hoặc không đủ insulin để phân giải đường thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Do đó cơ thể thiếu năng lượng hoạt động, các chất chuyển hóa, thậm chí làm thiếu năng lượng để chuyển hóa các chất khác làm cơ thể thiếu chất gây sút cân.

+ Ngoài ra do lượng tuần hoàn bị giảm, cơ thể bị thiếu nước thay đổi áp lực thủy tĩnh trong mắt làm mắt sưng gây mờ và giảm thị lực.

2.2. Triệu chứng bệnh tiểu đường typ 2 là gì?

Đái tháo đường typ 2 diễn ra khá thầm lặng không có các triệu chứng như typ 1. Thông thường bệnh được phát hiện bằng các xét nghiệm máu hay xét nghiệm đường trong máu do bệnh gây ra các biến chứng như vết thương nhiễm trùng hay các bệnh khác. Tóm lại dấu hiệu bệnh rất khó nhận biết, cần để ý các dấu hiệu như:

+ Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể mắc phải nấm men ăn glucose. Vì nấm men ăn glucose, vì vậy việc đường không được hấp thụ tạo môi trường giúp nó phát triển nhanh chóng. Nhiễm trùng có ở bất kỳ nếp gấp, khu vực ấm và ẩm trên da như kẽ ngón tay, ngón chân, xung quanh cơ quan sinh dục…

+ Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường máu trong tuần hoàn cao sẽ gây tổn thương đến thần kinh, khi bị thương các vết thương lâu lành là một dạng biểu hiện của tổn thương thần kinh.

2.3. Triệu chứng bệnh tiểu đường do thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ có thể bị lượng đường máu cao làm cho sản phụ khát hơn và hay đi vệ sinh nhiều. Tuy nhiên đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và không có nhiều lo ngại vì đường máu sẽ bình thường lại sau khi kết thúc thai kỳ.

phụ nữ mang thai

Triệu chứng bệnh tiểu đường xuất hiện trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm không?

  • Đối với đái tháo đường thứ phát thì thường là đái tháo đường typ 2 và các triệu chứng bệnh tiểu đường thì tương tự với triệu chứng của đái tháo đường typ 2 nguyên phát. Cần kiểm soát được các triệu chứng và điều trị bệnh, nguyên nhân, các yếu tố của bệnh nguyên phát gây ra bệnh đái tháo đường thứ phát.

3. Khi có triệu chứng bệnh tiểu tháo đường cần điều trị như nào?

Do bệnh tiểu đường chia thành nhiều typ khác nhau. Mỗi typ sẽ có phương pháp điều trị đặc biệt và trên mỗi bệnh nhân phương pháp điều trị cũng khác nhau và cách xử lý này phụ thuộc vào phương hướng cách thức điều trị của bác sĩ với từng trường hợp bệnh. Nhưng với đái tháo đường, nguyên lý chung cơ bản là kiểm soát được lượng đường huyết trong máu.

Với bệnh đái tháo đường typ 1 thì phương pháp điều trị kinh điển là sử dụng insulin. Insulin chiết xuất từ động vật và được sử dụng làm thuốc để tiêm vào người. Sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da, người bệnh sẽ được bác sĩ hay các nhân viên y tế hướng dẫn cách tiêm và có thể tự tiêm vào cơ thể của mình để đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể ở mức cho phép.

Với bệnh đái tháo đường typ 2 thì không phụ thuộc vào insulin thường sử dụng các thuốc đái tháo đường để điều trị. Có rất nhiều loại thuốc đái tháo đường nhưng thuốc điển hình và được sử dụng nhiều là Metformin. Nếu Metformin không mang lại tác dụng thì điều hướng sang sử dụng các loại đái tháo đường. Việc lựa chọn loại thuốc đái tháo đường sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà tìm ra thuốc phù hợp.

dsm metformin and steroids shutterstock

Thuốc Metformin điều trị bệnh khi có triệu trứng bệnh tiểu đường

Với các trường hợp nặng thì bác sĩ cần có phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất và ít mang lại tác dụng bất lợi cho người bệnh.

Với bệnh đái tháo đường thai kỳ thì lựa chọn thuốc không ảnh hưởng đến phụ nữ có thai. Có thể sử dụng các thuốc để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên đây là đái tháo đường do sinh lý thay đổi gây ra, nếu không có các biểu hiện đang lo ngại không cần thiết phải sử dụng thuốc ( bệnh rất nhẹ) do bệnh sẽ tự khỏi và hết sau khi quá trình mang thai kết thúc.

Vậy nên phụ nữ mang thai bị đái tháo đường không cần quá lo lắng về bệnh mà cần có tâm lý thoải mái để an thai tốt nhất. Tuy nhiên cần phải theo dõi sát phòng ngừa các diễn biến xấu bất lợi xảy ra gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai. Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường, các triệu chứng bệnh tiểu đường đột ngột tăng nặng, mất kiểm soát người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ.

Như vậy, tổng kết lại triệu chứng bệnh tiểu đường có 4 dấu hiệu kinh điển mệt nhiều, đói nhiều, khát nhiều, đái nhiều. Nếu bị loét và vết thương lâu ngày không khỏi cũng là dấu hiệu điển hình. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện bệnh tiểu đường từ sớm.

Hãy liên hệ với kochi bằng cách sau:

Liên hệ hotline: 0246.291.8086 

Hoặc Fanpage: Tỏi đen Kochi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *