Huyết áp thấp tuy không phổ biến bằng huyết áp cao, nhưng cũng là một căn bệnh gây ra nhiều hậu quả gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh cũng như điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng tụt huyết áp là vô cùng cần thiết mà bất cứ ai cũng cần được nắm rõ.
Nội Dung
1. Cảm giác hoa mắt, chóng mặt
Triệu chứng tụt huyết áp này thường xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột, ví dụ như đứng dậy ngay lập tức sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng yên một chỗ trong nhiều giờ liên tục. Lúc ấy bạn sẽ cảm thấy mọi đồ vật, không gian xung quanh như đang xoay tròn, không thể kiểm soát được.
Cần hết sức lưu ý nếu như rơi vào tình trạng này quá thường xuyên, bởi đây có thể là một cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Cảm giác hoa mắt chóng mặt
2. Đau đầu dữ dội, có khi mê sảng
Một trong những triệu chứng tụt huyết áp thường gặp nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu. Mỗi khi não hoạt động quá sức, tinh thần căng thẳng hay sau khi hoạt động thể lực, các cơn đau đầu thường có xu hướng nặng lên.
Mỗi người có một mức độ đau cũng như tính chất đau đầu khác nhau, nhưng thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có nhiều trường hợp đau ở mức độ nặng hơn, đau kết hợp với tê nhức.
3. Ngất
Khi huyết áp hạ đến một mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể rơi vào đột ngột, còn gọi là ngất. Việc đột ngột rơi vào tình trạng mất ý thức là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là khi đang đi bộ qua đường, khi đang chạy xe,… Từ đó có thể dẫn đến gãy xương, cũng như các chấn thương khác trên cơ thể.
4. Giảm tập trung
Khi cơ thể bị tụt huyết áp, máu sẽ không được cung cấp đủ đến não với như trong điều kiện bình thường, từ đó làm cho các tế bào não không được nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để có thể hoạt động bình thường. Đây chính là là nguyên nhân làm cản trở khả năng tập trung của bệnh nhân huyết áp thấp.
5. Mờ mắt
Với những bệnh nhân bị huyết áp thấp nghiêm trọng sẽ thấy xuất hiện triệu chứng tụt huyết áp, làm giảm thị lực, mắt mờ. Tình trạng này nếu xuất hiện đột ngột có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm, ví dụ như khi bạn đang di chuyển trên đường.
Lúc này, cách xử lý tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ nghỉ ngơi để ngồi xuống, cho đến khi huyết áp về mức ổn định và thị lực trở lại bình thường.
Mờ mắt – triệu chứng tụt huyết áp
6. Buồn nôn
Cảm giác lợm giọng, buồn nôn là một triệu chứng tụt huyết áp. Để khắc phục hiệu quả, bạn nên nhấm nháp một chút nước chanh, cảm giác buồn nôn sẽ giảm đi đáng kể.
7. Da lạnh, ẩm, nhợt nhạt
Bệnh nhân huyết áp thấp thường có cảm giác lạnh từ bên trong cơ thể, chân tay buốt, tê cóng. Nguyên nhân là do cơ thể không thể duy trì được việc tưới máu cũng như cung cấp đủ oxy đến da, gây nên giảm thân nhiệt.
Ở trường hợp này, cách khắc phục là bạn nên uống ngay một chút thức uống ấm nóng, nhằm tạo ra nhiệt cho cơ thể.
8. Nhịp tim nhanh kèm theo nhịp thở nhanh, nông khi bị tụt huyết áp
Khi huyết áp hạ xuống quá thấp, cơ thể sẽ thiếu oxy một cách nghiêm trọng. Trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để có thể bù đắp lại phần thiếu hụt này, do đó gây ra tình trạng nhịp tim nhanh, đi kèm với nhịp thở nhanh, khó thở.
9. Mệt mỏi
Triệu chứng tụt huyết áp mệt mỏi thường xuất hiện vào buổi sáng. Bệnh nhân khi ngủ dậy thường cảm thấy tinh thần chán nản, mệt mỏi, chân tay tê buồn, cơ thể rã rời không có sức sống. Nếu người bệnh được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngủ ngắn, tình trạng này sẽ được cải thiện.
Triệu chứng tụt huyết áp mệt mỏi thường xuất hiện vào buổi sáng
Tuy nhiên đến buổi chiều hoặc buổi tối cơ thể sẽ lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi này, cho dù không phải vừa mới làm việc hay lao động quá sức. Điều này có thể liên quan đến sự rối loạn chức năng hệ thần kinh khi các cơ trong cơ thể bị co thắt một cách quá mức.
Lúc này, ăn nhẹ một chút trái cây tươi sẽ giúp cho cơ thể được tăng cường năng lượng, làm giảm cảm giác mệt mỏi.
10. Cảm giác khát
Khi huyết áp giảm, cơ thể đồng thời sẽ nhận được một tín hiệu từ não để uống nước nhiều hơn. Do đó việc bổ sung thêm nước sẽ giúp tăng huyết áp, cải thiện tình trạng bệnh.
11. Trầm cảm
Huyết áp thấp có ảnh hưởng lớn đến trạng thái cảm xúc của bệnh nhân. Người bị huyết áp thấp thường có tâm trạng buồn bã, uể oải, và rất dễ dẫn đến trầm cảm.
12. Xử lý như thế nào khi bị tụt huyết áp
Nếu bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên, hãy theo dõi sức khỏe. Và để giảm thiểu rủi ro xảy ra, nếu có dấu hiệu nghi ngờ nguy cơ tụt huyết áp, bạn nên ngừng hết mọi việc và làm theo một số chỉ dẫn như sau:
- Việc đầu tiên là bạn nên nằm xuống trên một bề mặt phẳng và tư thế là cao chân (ví dụ như gác hai chân lên ghế hoặc kê cao chân lên để giúp cho việc đưa máu lên não dễ hơn.
- Uống một cốc trà gừng ấm hoặc uống nhiều nước, đây là kinh nghiệm nâng huyết áp tạm thời của rất nhiều người.
- Sau đó, bạn có thể làm một số động tác mát xa như là vuốt trán, day đi day lại vào hai huyệt thái dương để máu lưu thông được tốt hơn.
- Sau khi cảm giác đã bình thường trở lại, vẫn chưa nên hoạt động luôn mà nên xoa bóp, cử động tay chân nhẹ để máu lưu thông rồi mới nên đứng dậy.
Tuy nhiên, nếu như bị tụt huyết áp nhiều lần, người bệnh nên đi khám sức khỏe tổng quát để tìm ra nguyên nhân và loại bỏ nó, tránh để tình trạng nghiêm trọng về sau. Bên cạnh việc loại bỏ nguyên nhân gây tụt huyết áp bằng điều trị, người bệnh nên lưu ý một số biện pháp sau:
-Khắc phục tại nhà:
- Thay đổi lối sống là chỉ định ưu tiên với người tụt huyết áp nhẹ như uống nhiều nước ( 1,5 – 2 lít/ngày), hạn chế sử dụng rượu bia, ăn mặn hơn một chút (tuy nhiên, điều này không khuyến cáo cho người bị bệnh tim và bệnh thận), bổ sung những loại thực phẩm bổ máu (như rau xanh, thịt bò,…), chia thành các bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn no, vận động mạnh sau khi ăn, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh bị căng thẳng tinh thần.
- Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa tụt huyết áp.
- Nếu các biện pháp trên chưa thể khắc phục tình trạng tụt huyết áp của bạn, bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc có tác dụng nâng huyết áp nhanh. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách khắc phục tạm thời để hạn chế rủi ro do tình trạng tụt huyết áp quá mức gây ra, người bệnh cần phỉa tuân thủ lối sống khoa học, lành mạnh kể trên để ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp tái phát.
- Bởi vì tụt huyết áp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và không đáng có nếu bạn có thể kiểm soát tình trạng này sớm, vì vậy, hãy theo dõi và nắm bắt các dấu hiệu và có phương pháp khắc phục ngay để tránh những phiền toái do tụt huyết áp gây ra với cuộc sống của bạn.
Nói tóm lại, mỗi người chúng ta cần thận trọng lưu ý đến các triệu chứng tụt huyết áp để sớm phát hiện những bất thường, đồng thời kết hợp khám sức khỏe thường xuyên nhằm tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Hy vọng với 11 triệu chứng tụt huyết áp mà KOCHI đã cung cấp, bạn đã biết thêm những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như mọi người xung quanh.