U máu là gì ? U máu là một bệnh u ác tính, hình thành khi cơ thể đột ngột tăng lượng bạch cầu. Các bệnh u máu ác tính thường phân chia thành nhiều loại khác nhau. Điều trị các bệnh ung thư máu cũng rất phức tạp và tốn kém, tỷ lệ tử vong rất cao.
Nội Dung
1. Bệnh u máu là gì?
Nếu bạn chưa biết bệnh u máu là gì? Thì bệnh u máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu cấp tính được hiểu là một bệnh khi các tế bào máu ung thư hóa trong lúc hình thành tế bào, phát triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ lắng đọng trong tủy xương và ứ đọng lại, sau đó máu bình thường sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình tạo ra các tế bào.
Bệnh bạch cầu là bệnh thường gặp ở trẻ em và chiếm khoảng 30% trong tổng số các bệnh ung thư ở trẻ em. Theo thống kê, cứ ba phút lại có một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu và cứ chín phút lại có một người tử vong ở Hoa Kỳ.
U máu và các giai đoạn
2. Phân loại của u máu là gì?
Có thể chia bệnh ung thư máu thành ba loại: u bạch cầu (chiếm 36%), u hạch (chiếm 46%) và cuối cùng là u tủy (chiếm 18%).
2.1. U bạch cầu
Tế bào của bạch cầu đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng trong hệ thống miễn dịch, thường xuất hiện đột ngột, phát triển nhanh chóng và cần được điều trị kịp thời.
Trong bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể sản xuất một số lượng lớn các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành, ngăn chặn tủy xương và ngăn cản nó tạo ra các tế bào máu khác. Nó là điều cần thiết để xây dựng một hệ thống miễn dịch cân bằng và một chu kỳ khỏe mạnh.
Đồng thời, khi số lượng bạch cầu tăng cao, đột biến gây ra tình trạng thiếu thức ăn và buộc cơ thể phải ăn hồng cầu khiến cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu.
2.2. U hạch
Ung thư hạch là một loại ung thư máu ảnh hưởng lớn đến hệ thống bạch huyết, một bộ phận quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ gây bệnh như vi khuẩn và một số bệnh khác.
Nếu bạn bị ung thư hạch, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn sản xuất thừa tế bào lympho một cách bừa bãi, và những tế bào lympho này có thể tồn tại trong một thời gian dài sẽ gây quá tải và làm hỏng hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn.
Các u hạch có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm các hạch bạch huyết, lá lách, tủy xương và các bộ phận khác.
2.3. U tủy
Đây là một bệnh ung thư máu liên quan đến các tế bào huyết tương. Được tìm thấy trong tủy xương, các tế bào huyết tương này tạo ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Trong bệnh đa u tủy xương, một số lượng lớn bất thường các tế bào huyết tương tập trung bên trong tủy xương ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.
3. Vậy nguyên nhân dẫn đến u máu là gì?
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu vẫn chưa được xác định một cách chính xác, nhưng một số yếu tố có thể gây ra bệnh, bao gồm:
- Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ như nạn nhân vụ ném bom nguyên tử của Nhật Bản vào cuối thế chiến thứ hai, tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 (Ukraine), bệnh nhân đang xạ trị.
- Bệnh nhân ung thư đang tiếp nhận điều trị bằng thuốc và hóa trị.
- Lao động và làm việc trong một môi trường có nhiều hóa chất như benzen, fomanđehit.
- Một số bệnh do biến đổi gen, chẳng hạn như hội chứng Down, virus, hoặc một số rối loạn về máu.
Tránh tiếp xúc với yếu tố phóng xạ
4. U máu thường có các triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh u máu là gì? Biểu hiện của ung thư máu chủ yếu phụ thuộc vào số lượng tế bào bạch cầu ác tính có ở trong máu và nơi các tế bào này tác động với cơ thể. Do đó, mỗi bệnh nhân có những triệu chứng khác nhau.
Khi các tế bào bạch cầu ung thư phát triển nhanh chóng trong tủy xương, chúng sẽ gây ra đau nhức xương. Đồng thời, nó đẩy đi các tế bào máu bình thường khác và làm giảm sự phát triển của chúng. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đốm đỏ: Những đốm đỏ hoặc tím trên da là kết quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
- Nhức đầu: kèm theo nhức đầu dữ dội là vã mồ hôi, da xanh xao. Lưu lượng máu lên não giảm khiến não không nhận đủ oxy, gây đau đầu.
- Đau nhức xương là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh ung thư máu. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ bệnh và thường đau nhức ở các khớp chân, đầu gối, tay, lưng.
- Sưng hạch bạch huyết: Là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư máu, nhưng nó không gây đau đớn.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Chảy máu mũi: Chảy máu mũi là hiện tượng phổ biến nhưng nếu tình trạng chảy máu kéo dài liên tục trong nhiều ngày không có dấu hiệu ngừng thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt vì rất có thể bạn đã mắc u máu, bởi đây là hậu quả của suy giảm số lượng tiểu cầu (tế bào mang tác dụng cầm máu).
- Sốt cao liên tục: Đây là triệu chứng do khả năng miễn dịch của bệnh nhân ung thư máu bị suy yếu nghiêm trọng.
- Đau bụng: Khi ung thư máu đã di căn đến gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở khu vực này. Do đó, người bệnh thường xuyên bị đau bụng, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.
Dấu hiệu của u máu
5. Các phương pháp điều trị bệnh u máu là gì?
Để điều trị được bệnh u máu thì ta phải tùy vào mức độ của bệnh và xem xét về tình hình sức khỏe của người bệnh. Nhìn chung, ta sẽ có một vài phương pháp để điều trị u máu như sau: Xạ trị, hóa trị, điều trị bằng kháng thể, ghép tủy xương, truyền máu tạo sinh huyết và cuối cùng có thể cấy tế bào gốc.
- Xạ trị: Dùng tia năng lượng cao tiêu diệt tế bào u máu.
- Hóa trị: Dùng thuốc đường uống, tiêm hoặc truyền vào trong dịch não tủy qua từng chu kỳ khác nhau để tiêu diệt các tế vào u máu.
- Ghép tủy/Cấy tế bào: Được áp dụng sau khi bệnh nhân đã được trải qua các phương pháp như xạ trị hoặc hóa trị. Phương pháp này được xem là hiệu quả khá tốt vì có thể giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống sau khi dùng phương pháp này.
6. Các biện pháp phòng tránh u máu là gì?
- Tránh tiếp xúc với hóa chất: Các hóa chất như thuốc diệt cỏ và benzen là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư máu. Trong trường hợp bất khả kháng, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc và đeo các thiết bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang.
- Tránh tiếp xúc với bức xạ: Bức xạ cũng có thể thay đổi thành phần của máu, vì vậy tốt nhất là bạn nên giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh sáng có nồng độ cao.
- Tạo thói quen tập thể dục: Vì tập thể dục có thể ngăn ngừa ung thư không ngoại trừ ung thư máu, khoa học đã chứng minh, nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý: Bệnh nhân nên tiêu thụ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả trong khi hạn chế tối đa lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Tập thể dục thường xuyên
Thông qua bài viết này, Kochi mong rằng đã giúp cho các bạn đọc hiểu và biết thêm bệnh u máu là gì ? Tóm lại, U máu được biết đến là một bệnh ác tính rất nguy hiểm, nó có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để nâng cao ý thức đề phòng và chữa bệnh, bạn cần tìm hiểu và biết về nó.