U phổi lành tính là những khối u lành tính xuất hiện ở phổi. Dù không nguy hiểm bằng u phổi ác tính tuy nhiên u phổi lành tính nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cũng có thể gây ra những biến chứng đáng có cho người bệnh. Vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra theo dõi để xử trí kịp thời nếu có bất kỳ biến chứng nào do khối u gây ra.
Nội Dung
1. U phổi lành tính là gì?
U phổi lành tính là khối u phát triển lành tính ở phổi, không có xu hướng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, tốc độ tăng trưởng chậm thậm chí khối u còn ngừng phát triển hoặc nhỏ đi và thường u phổi lành tính không đe dọa tính mạng của bệnh nhân như u ác tính nên không cần làm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khối u phổi lành tính cũng xuất phát từ sự thay đổi cấu trúc ở phổi, nhưng theo chiều hướng ít nguy hiểm hơn.
Việc chẩn đoán sớm u phổi lành tính có ý nghĩa rất quan trọng
Khối u phổi lành tính này có thể gia tăng kích thước và chèn ép lên các mô xung quanh khối u tuy nhiên sẽ không lây lan, xâm lấn, thay thế hay phá hủy các mô lân cận.
2. Phân biệt khối u phổi lành tính và u phổi ác tính
Các bác sĩ phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính dựa trên một số đặc điểm sau:
2.1. Tốc độ và mức độ phát triển
Các khối u phổi ác tính thường phát triển với tốc độ rất nhanh, 4 tháng là khoảng thời gian nhân đôi trung bình của u ác tính. Trong khi đó, khối u phổi lành tính có xu hướng phát triển chậm, có trường hợp còn ngừng phát triển hoặc thoái triển.
2.2. Nguy cơ tái phát
Cả khối u phổi lành tính và u phổi ác tính đều có khả năng tái phát sau khi cắt bỏ. Tuy nhiên với khối u phổi lành tính sẽ tái phát tại vị trí cũ, còn với khối u phổi ác tính có thể tái phát ở xung quanh vị trí đã cắt.
2.3. Khả năng xâm lấn của khối u
Đối lập với khối u phổi ác tính, khối u phổi lành tính không chèn ép và xâm lấn lên các bộ phận xung quanh nó.
2.4. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người bệnh
Phần lớn các khối u phổi lành tính có thể kiểm soát được. Chúng chỉ thực sự nguy hiểm khi chúng ở gần và có nguy cơ trèn ép lên các mạch máu lớn trong lồng ngực, ví dụ như động mạch chủ.
2.5. Thời kỳ khởi phát
Những người hút thuốc lá chủ động hay thụ động, người cao tuổi sẽ có tỷ lệ mắc u phổi ác tính cao hơn. Ngược lại, u phổi lành tính có thể mắc phải ở bất kỳ lứa tuổi nào.
3. Phân loại u phổi lành tính
U phổi lành tính được phân loại thành những dạng sau:
3.1. U mô thừa (có tên khoa học là Hamartomas)
U mô thừa là dạng u phổi lành tính xuất hiện nhiều nhất. U mô thừa chiếm đến 55% trong các trường hợp u phổi lành tính và gần 8% trong tất cả các khối u phổi nói chung hiện nay. Khoảng 80% các trường hợp u mô thừa được phát hiện thường nằm ở phần ngoài của mô liên kết tại phổi. Phần còn lại được tìm thấy bên trong đường dẫn khí ở phổi.
U mô thừa có dạng khối tròn như đồng xu, một số ít trông giống cụm long cừu hay hạt bỏng ngô, có đường kính không quá 4cm được hình thành từ các mô bình thường như mô sụn, mô liên kết, mô mỡ và mô cơ nhưng với số lượng bất thường được phát hiện trong kết quả chụp X-quang ngực.
Khối u mô thừa Hamartomas thường có giới hạn rõ ràng và không chèn ép lên các mô xung quanh. Khối u này thường gặp ở nam giới hơn nữ giới trong độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi.
3.2. U tuyến phế quản (có tên khoa học là Bronchial Adenomas)
U tuyến phế quản là một dạng u phổi lành tính phổ biến khác. Khối u phát triển trong các ống phế quản và trong các ống khí quản hoặc trong các tuyến tiết chất nhầy ở Phổi.
3.3. U nhú (tên khoa học là Papilomas)
U nhú là một dạng u phổi lành tính khác ít gặp hơn u mô thừa hay u tuyến. U nhú thường tập trung phát triển trong phế quản. Có 3 loại u nhú ở phổi:
U nhú có vẩy:
Đây là loại u có khả năng gặp trên cả người lớn và trẻ em. Là hệ quả của tình trạng nhiễm virus HPV thường gây u nhú ở người.
U nhú tuyến:
Loại u nhú này có tần suất gặp ít hơn so với u nhú có vẩy và thường phát triển trong những đường dẫn khí lớn. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc u nhú tuyến nhưng gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trưởng thành. U nhú tuyến thường nằm đơn độc ở trung tâm. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây u nhú tuyến.
U nhú hỗn hợp:
Dạng u nhú này rất hiếm gặp. Có thể phát triển thành ung thư do các tế bào tuyến dễ bị biến đối theo thời gian.
Những khối u phổi lành tính hiếm gặp khác
Các khối u phổi lành tính hiếm gặp khác bao gồm u sụn, u sợi, u sợi thần kinh và bướu mỡ. Những khối u này được hình thành từ những mô liên kết hoặc mô mỡ.
4. Nguyên nhân gây ra u phổi lành tính
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra các khối u phổi lành tính, bao gồm:
- U hạt phát triển biểu hiện bằng một nhóm tế bào bị viêm nguyên nhân là do nhiễm khuẩn như nhiễm vi khuẩn lao hoặc do nhiễm nấm như khi nhiễm nấm chủng Histoplasma hoặc chủng Coccidioides.
- Áp xe phổi do vi khuẩn tác động làm ổ nhiễm trùng chứa nhiều dịch mủ.
- Do các chứng viêm như viêm khớp dạng thấp, khối u hạt sarcoidosis hoặc u hạt Wegener.
- Bệnh nhân nhiễm virus HPV.
- Do nguyên nhân dị tật bẩm sinh ở nang phổi, các mô sẹo hoặc một số dị tật ở phổi khác.
5. Một số triệu chứng có thể gặp của bệnh u phổi lành tính
U phổi lành tính có thể gây ra tình trạng ho, tức ngực kéo dài
U phổi lành tính hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào điển hình. Và chỉ tình cờ được phát hiện khi người bệnh đi chụp X-quang hoặc CT scan phổi vì một bệnh lý khác.
Người bệnh cần chú ý một số triệu chứng có thể gặp, bao gồm:
- Xuất hiện ho nhẹ, ho khan, ho ra máu lâu ngày không khỏi.
- Hơi thở gấp, cảm thấy khó thở, thở khò khè.
- Thấy tiếng ran nổ bên trong phổi.
6. Các phương pháp chẩn đoán u phổi lành tính
6.1. Chụp X-quang hoặc CT phổi
Các khối u phổi lành tính có thể dễ dàng quan sát được trên phim chụp X-quang hoặc CT phổi và thường chỉ tình cờ phát hiện khi người bệnh được chụp phim phổi về một bệnh cụ thể khác.
Chụp X-quang giúp chẩn đoán u phổi lành tính
6.2. Nội soi phế quản
Nội soi phế quản được chỉ định để quan sát rõ hơn về đặc điểm của khối u và lấy mẫu mô để làm sinh thiết.
Một số chỉ tiêu mà bác sĩ cần thực hiện theo dõi để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác rằng khối u phổi đó là lành tính hay ác tính:
Theo dõi kích thước của khối u: Theo dõi kích thước và tốc độ phát triển của khối u. Những khối u có kích thước càng nhỏ và tốc độ phát triển chậm thì càng có khuynh hướng lành tính. Ngược lại, đối với khối u ác tính có tốc độ phát triển nhanh, có thể tăng gấp đôi kích thước sau mỗi 4 tháng hoặc nhanh hơn.
Dựa vào cấu trúc, hình dạng, màu sắc của khối u: Khối u phổi lành tính có thể chất mềm hơn và thường có hình dạng nhất định. Còn u phổi ác tính thường có hình dạng không nhất định và bề mặt của nó sần sùi hơn.
7. Một số phương pháp điều trị u phổi lành tính
Tùy thuộc vào khả năng khối u phổi lành tính có thể gây ra các triệu chứng nào hay không hoặc tùy theo loại khối u của người bệnh đang mắc phải. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp u phổi lành tính không cần phải điều trị.
Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết hoặc tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u trong một số trường hợp như:
- Bệnh nhân hút thuốc lá nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư cao.
- Bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc gặp những triệu chứng khác có liên quan đến khối u đang mắc phải.
- Các kết quả xét nghiệm cho thấy khối u đó có khuynh hướng phát triển thành ung thư.
- Khối u không có dấu hiệu ngừng phát triển.
Trên đây là toàn bộ thông tin cung cấp cho bạn đọc cái nhìn rõ hơn về bệnh u phổi lành tính. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua:
Email: cskh@kochi.vn
Fanpage: Tỏi đen Kochi
Hotline: 024 6291 8086