Ung thư khí quản là một trong những căn bệnh ung thư rất hiếm gặp. Nó còn được ví như “sát thủ thầm lặng” với những triệu chứng khó nhận biết được và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Để chủ động phòng ngữa cũng như điều trị căn bệnh này, hãy cùng kochi tìm hiểu những kiến thức về ung thư khí quản mới nhất.
Nội Dung
1. Nguyên nhân gây nên ung thư khí quản là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư khí quản chưa thể biết rõ được. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể là yếu tố gây nên ung thư khí quản.
Ung thư khí quản
1.1. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá và việc tiếp xúc với một số loại hoá chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ bệnh đường hô hấp, trong đó có ung thư khí quản. Theo như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), hiện nay có gần 90% các trường hợp ung thư khí quản là do việc hút thuốc lá.
Hút thuốc lá và khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 hóa chất và nhiều chất gây ung thư. Có thể nói đến như là oxit nitơ và carbon monoxide. Những chất này làm thay đổi tính chất và làm gián đoạn các quá trình phân bào của tế bào.
1.2. Di truyền học
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nếu như một thành viên trong gia đình bạn bị ung khí quản thì rất có khả năng bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư khí quản cao hơn một chút.
1.3. Tuổi tác
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ , ung thư khí quản phần lớn xảy ra ở những người lớn tuổi. Hai trong số ba người được chẩn đoán mắc ung thư khí quản là từ độ tuổi 65 trở lên.
Khi bạn càng lớn tuổi thì bạn càng tiếp xúc với nhiều loại hóa chất có hại. Sự tiếp xúc lâu dài này làm tăng nguy cơ mắc ung thư khí quản
1.4. Tiền sử bệnh đường hô hấp
Có tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp như là bệnh lao , bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và viêm phế quản mãn tính . Bạn rất có thể có nguy cơ cao bị ung thư khí quản nếu như bạn có tiền sử bệnh mạn tính ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan đường hô hấp khác.
1.5. Liệu pháp xạ trị vào ngực
Các liệu pháp xạ trị được sử dụng nhiều để điều trị ung thư khác như ung thư vú, ung thư gan có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư phổi, ung thư khí quản của bạn. Nguy cơ này càng cao nếu như bạn hút thuốc.
Nếu bạn đang nằm trong những đối tượng có nguy cơ phát triển của một khối u ung thư tại khí quản, bạn nên chú ý ngay đến việc cải thiện môi trường sống và nâng cao sức đề kháng cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến các triệu chứng bất thường của cơ thể để có hướng phòng tránh và điều trị phù hợp.
2. Triệu chứng cảnh báo ung thư khí quản như nào ?
Do các khối u khí quản có tác động lên khí quản, gây khó thở thường là dấu hiệu đầu tiên của vấn đề này, mặc dù đó là khối u lành tính hay ác tính (ung thư).
Những khó thở cũng có thể là do hẹp khí quản, hen suyễn , viêm phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) , vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành các tìm kiếm riệu chứng sau đây:
2.1. Thở khò khè, thở dốc
Có cảm giác khó thở, tức ngực, có tiếng khò khè,khó nhọc. Có thể do các khối u phát triển lớn hơn chèn ép vào đường khí quản gây ra triệu chứng khó thở.
2.2. Ho, có hoặc không có máu
Các cơn ho kéo dài, ho nặng tiếng hơn và khó thở. Ngoài ra có một số trường hợp có thể ho ra máu.
Ho ra máu là triệu chứng của ung thư khí quản
2.3. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Có cảm giác khó chịu, mũi chảy nhiều dịch, khó thở, ho kéo dài. Trong dịch đờm đôi khi còn có lẫn máu.
2.4. Khó nuốt và khàn tiếng
Cảm giác khó nuốt, khó phát âm ra để nói chuyện có thể là do các khối u đã phát triển vượt ra bên ngoài khí quản và đang ép vào thực quản gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Triệu chứng bệnh đường hô hấp thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt. Khi các triệu chứng này kéo dài một cách bất thường, bạn nên đi đến các chuyên khoa để thăm khám và tiến hành kiểm tra sức khỏe.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán khi mắc ung thư khí quản.
Khối u khí quản rất khó để chẩn đoán vì chúng là một trong nhóm ung thư rất hiếm gặp, và hầu hết trong các trường hợp, chúng phát triển khá chậm.
Chúng rất dễ bị chẩn đoán sai như là vấn đề về hít thở, như hen, viêm phế quản, hoặc COPD, bởi vì không có các triệu chứng cụ thể nào. Các bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một hay nhiều thử nghiệm dưới đây để xác định nguyên nhân gây nên các vấn đề về hô hấp của bạn:
3.1. Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Những lần quét này cho ta thấy hình ảnh có thể xác định được kích thước của khối u, thu hẹp khí quản và tình trạng các hạch bạch huyết lân cận.
3.2. Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi ảo là “hình ảnh” của khí quản khi chụp CT mà không cần dùng các máy soi phế quản. Nó không thể sinh ra một sinh thiết nhưng lại có thể có một hình ảnh tuyệt vời để xem các khối u.
Nội soi là phương pháp để chẩn đoán ung thư khí quản
3.3. Kiểm tra các chức năng phổi
Phương pháp này để đo mức phổi hoạt động như thế nào và có thể cho thấy các tắc nghẽn khí quản.
Các loại xét nghiệm kiểm tra chức năng giúp cho các bác sĩ đưa ra chẩn đoán về giai đoạn tiến triển của bệnh. Từ đó xây dựng nên các phương pháp điều trị và tiên lượng sau khi điều trị cho bệnh nhân.
4. Điều trị ung thư khí quản như nào ?
Điều trị ung thư khí quản phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh, vị trí của nó và tình hình sức khoẻ chung của bệnh nhân.
Phẫu thuật và xạ trị là phương pháp điều trị hay gặp nhất cho ung thư khí quản. Hóa trị thường hay được dùng để giảm các triệu chứng và gọi là hóa trị liệu giảm nhẹ.
4.1. Phẫu thuật ung thư khí quản
Ở giai đoạn đầu, khi mà các khối u ung thư còn nhỏ, việc phẫu thuật được thực hiện để hoàn toàn loại bỏ khối u cùng với một số vùng mô khỏe mạnh xung quanh.
Trong trường hợp mà ung thư ảnh hưởng hầu hết khí quản, những phần bị ảnh hưởng sẽ được loại bỏ và đầu cắt của khí quản được nối lại.
Ống khí quản ngắn hơn một chút sau khi tiến hành phẫu thuật. Nên tiến hành theo dõi bệnh nhân và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cũng như các bài tập thở. Bệnh nhân có thể ho ra đờm, máu đờm trong vài ngày tới sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật ung thư khí quản
4.2. Liệu pháp xạ trị
Phóng xạ trị liệu sử dụng các chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị được đưa ra sau khi phẫu thuật để giết chết bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại, làm giảm nguy cơ tái phát và được gọi là liệu pháp tia adjent.
Liệu pháp xạ trị được tiến hành ở bệnh nhân giai đoạn sớm, ung thư khí quản cấp thấp và đặc biệt là ở những bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành phẫu thuật.
4.3. Hóa trị
Hóa trị liệu sử dụng các hóa chất hay thuốc để làm tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hay được dùng là carboplatin hay cisplatin. Hóa trị hiếm khi sử dụng cho ung thư khí quản.
4.4. Phương pháp áp lạnh
Gồm việc sử dụng ni tơ lỏng, đóng băng và tiêu diệt các tế bào ung thư. Cryoprobe là một dụng cụ được đặt gần các khối u thông qua máy soi phế quản.
Nitơ lỏng sau đó truyền qua đầu dò để tiêu diệt càng nhiều khối u càng tốt. Liệu pháp làm lạnh này nói chung không có quá nhiều phản ứng phụ. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu ho kèm đờm một vài ngày sau khi điều trị.
Ung thư khí quản là một trong những căn bệnh ung thư đường hô hấp hiếm gặp với những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn và khó mà phát hiện. Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư khí quản bạn nên bỏ thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hai, xây dựng một môi trường sống trong lành và tăng cường hoạt động cơ thể.
Một môi trường sống lành mạnh cùng với các chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe đường hô hấp, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!
- Hotline: 024 6291 8086
- Fanpage: Tỏi đen Kochi