Ung thư nội mạc tử cung luôn là mối nguy hại đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Bệnh này đang có xu hướng gia tăng và đang trở thành căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Vì vậy, chị em cần nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh để có thể tầm soát và điều trị sớm.
Nội Dung
1. Ung thư nội mạc tử cung được hiểu thế nào?
Ung thư nội mạc tử cung bắt đầu từ một lớp tế bào nằm ở đường giữa của tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản nữ giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở độ tuổi từ 45 – 75 và có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, tiểu đường hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa nội tiết tố nữ estrogen.
Ung thư nội mạc tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên khi tiến triển nặng, nó có thể di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa khác như phổi, gan, não, xương qua hệ thống máu, bạch huyết … làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Ung thư nội mạc tử cung được hiểu thế nào?
2. Ung thư nội mạc tử cung thường có dấu hiệu gì?
Âm đạo xuất huyết bất thường: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư nội mạc tử cung. Chảy máu âm đạo thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều phải để ý khi bị xuất huyết vì có thể đây là một triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung, do đó cần lưu ý bất kỳ triệu chứng bất thường nào như kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh kéo dài hoặc ra máu giữa kì kinh nguyệt là việc làm cần thiết.
Khí hư ra bất thường: Dịch tiết ở âm đạo là việc vô cùng bình thường khi xuất hiện ở phụ nữ, tuy nhiên nếu dịch tiết nhiều, màu sắc lạ và đặc biệt sau khi mãn kinh thì cần phải lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc ung thư nội mặc tử cung.
Vùng chậu thường xuyên đau: Việc đau vùng chậu là biểu hiện rất hay gặp ở những bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung. Khi tế bào ung thư tiến triển, việc khối u to lên làm cho người bệnh bị đau vùng chậu. Khối u được phát hiện ở bụng dưới hoặc thấy đau khi đang quan hệ tình dục.
Thói quen đi vệ sinh thay đổi: Khối u xuất hiện làm chèn ép bàng quang, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiểu tiện. Áp lực tác động vào xương chậu làm cho người bệnh đi tiểu nhiều hơn và bị đau buốt khi đi tiểu. Nhiều trường hợp dẫn đến tiểu buốt, bí tiểu, đi tiểu ra máu hoặc máu trong phân,…
Sụt cân bất thường: Đây là một trong các dấu hiệu thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung. Người bệnh sụt cân nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài và kèm với nó là các triệu chứng phụ khoa khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Yếu tố nguy cơ gây ra mắc ung thư nội mạc tử cung
Nội tiết tố mất cân bằng: Việc mất cân bằng nội tiết tố gây ra tích trữ mỡ trong cơ thể, dẫn đến việc lượng estrogen tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chị em không quan tâm làm dẫn đến mắc ung thư nội mạc tử cung.
Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không ổn định là một trong những nguyên nhân của bệnh ung thư. Bên cạnh đó chị em có kinh nguyệt lần đầu tiên qua sớm hay quá trễ cũng rất dễ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống không đảm bảo: Những người có thói quen ăn đồ dầu mỡ, nhiều chất béo sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung nhiều hơn so với những người có chế độ ăn khoa học. Việc ăn quá nhiều chất béo xấu làm tích trữ estrogen dẫn đến tăng tiết nội mạc tử cung dẫn đến ung thư.
Người có bệnh nền là tiểu đường, cao huyết áp: Nhưng bệnh nhân mắc tiểu đường, huyết áp cao thường gây ra ảnh hưởng hoạt động của tuyến yên dẫn đến tăng nồng độ của estrogen, từ đó gia tăng nguy cơ mắc hội chứng đa nang buồng trứng, tăng tiết nội mạc tử cung,…và nó là điều gây ra bệnh ung thư.
Béo phì: Cân nặng trên 25 kg so với trọng lượng cơ thể bình thường có thể khiến estrogen tích tụ thành mỡ, gây sản sinh quá mức và tăng sản nội mạc tử cung, có thể dẫn đến ung thư.
Do gene di truyền: Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung thì rất có thể sẽ truyền cho thế hệ con cháu. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kì và tầm soát ung thư đối với đối tượng này càng sớm càng tốt, giúp phát hiện được sớm và có phương án điều trị kịp thời.
Người thừa cân thường dễ mắc ung thư nội mạc tử cung
4. Giai đoạn tiến triển của ung thư nội mạc tử cung
Khối u từ khi được phát hiện ra sẽ tiến triển vô cùng nhanh chóng và di căn sang các cơ quan khác của cơ thể:
- Giai đoạn 0: Giai đoạn này tế bào ung thư vẫn còn trên bề mặt đường giữa tử cung.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư bắt đầu di chuyển ra đường giữa và chớm lớp nội mạc tử cung hoặc lớp cơ tử cung.
- Giai đoạn 2: Ung thư đã di chuyển tới cổ tử cung.
- Giai đoạn 3: Ung thư bắt đầu đi ra khỏi cổ tử cung và di chuyển ra các mô cung quanh.
- Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn sang bàng quang, ruột non hoặc các bộ phận khác như: gan, xương,…
Khi ung thư nội mạc tử cung đã di căn tới các bộ phận khác ví dụ như xuất hiện khối u ở phổi nhưng đấy không phải khối u xuất phát ở phổi thì sẽ được gọi là ung thư nội mạc tử cung di căn.
5. Phương hướng điều trị ung thư nội mạc tử cung
5.1. Nguyên tắc điều trị chung
Biện pháp được lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi điều trị ung thư nội mạc tử cung là phẫu thuật. Phẫu thuật được chia làm hai dạng: phẫu thuật phanh bụng và phẫu thuật nội soi. Biện pháp thứ hai được lựa chọn là xạ trị. Đến khi phát hiện giai đoạn muộn thì mới nghĩ đến điều trị bằng xạ trị, hóa trị và nội tiết.
5.3. Mỗi giai đoạn điều trị cụ thể như sau
Dựa vào phân loại bệnh theo FIGO mà bác sĩ có thể chọn lựa hướng điều trị bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: Tử cung sẽ được cắt bỏ hoàn toàn, phần thụ thai, hạch chậu, hạch bên cạnh động mạch chủ. Có thể điều trị bằng xạ trị kèm theo khi có tiên lượng xấu. Nếu ung thư niêm mạc tử cung di chuyển xuống cổ tử cung thì áp dụng phẫu thuật Wertheim.
- Giai đoạn 2: Cắt bỏ tử cung hoàn toàn, lấy hai phần phụ và hạch. Sau phẫu thuật 4-6 tuần thì xạ trị hậu phẫu toàn khung chậu sau đấy xạ áp sát. Trong trường hợp người bệnh bị tổn thương tại cổ tử cung thì tiến hành xạ trị trước sau đó mới phẫu thuật.
- Giai đoạn 3: Phẫu thuật và xạ trị vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Nếu được vẫn cắt bở hoàn toàn tử cung sau đó xạ trị, nếu không được thì xạ trị bằng kim radium tại chỗ rồi hóa trị.
- Giai đoạn 4: Người bệnh đã ở giai đoạn cuối hoặc tái phát ở các vị trí xa bên điều trị bằng xạ trị chống đau, chảy máu và chèn ép. Điều trị bằng nội tiết và bằng progestatif.
6. Người mắc ung thư nội mạc tử cung có thể sống được bao lâu?
Đối với hầu hết phụ nữ mắc bệnh này, câu hỏi “ung thư nội mạc tử cung sống được bao lâu?” Luôn khiến chị em hoang mang và lo lắng. Nếu các tế bào ung thư trong nội mạc tử cung chưa di căn vào thời điểm chẩn đoán, có 95% cơ hội sống sót sau 5 năm. Tuy nhiên, nếu các tế bào ung thư này di căn sang các cơ quan khác thì con số này chỉ khoảng 25%, đồng nghĩa với việc tiên lượng của bệnh nhân càng xấu đi.
Vì vậy, bệnh nhân mắc ung thư nội mạc từ cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào thời điểm được chữa trị.
Thăm khám định kỳ để phát hiện ung thư nội mạc tử cung kịp thời
Đối với chị em phụ nữ nên chú trọng đến việc kiểm tra sức khỏe định kì đặc biệt là kiểm tra phụ khoa. Việc này giúp phát hiện được bệnh kịp thời giúp ta được tiếp nhận điều trị bệnh trong thời điểm tốt nhất.