Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Ung thư

Ung Thư Phúc Mạc Liệu Có Nguy Hiểm Hay Không?

Ung thư phúc mạc

Bệnh ung thư phúc mạc là một loại ung thi không mấy khi gặp phải. Thông thường khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã tiến vào giai đoạn trở nặng vì các triệu chứng không thể hiện quá rõ ràng để ta có thể sớm chẩn đoán bệnh.

1. Khái quát về bệnh ung thư phúc mạc:

Phúc mạc là một lớp màng thanh mạc liên tục bao phủ mặt trong của thành bụng và bao phủ tất cả các cơ quan của ống tiêu hóa và một số cơ quan khác của ổ bụng. Phúc mạc bao gồm có các lá: thành, tạng và trung gian (mạc treo, dây chằng và mạc nối). Có hai loại ung thư phúc mạc: ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư phúc mạc thứ phát (còn gọi là ung thư phúc mạc di căn).

  • Ung thư phúc mạc nguyên phát: là tình trạng của ung thư nó được bắt nguồn phát triển ở phúc mạc, chủ yếu hay gặp ung thư phúc mạc nguyên phát ở nữ giới và số ít xuất hiện ở nam giới. Trong đó có một dạng rất hiếm gặp là u trong biểu mô ác tính.
  • Ung thư phúc mạc thứ phát (còn có tên gọi khác là ung thư di căn phúc mạc): Là loại ung thư phần lớn bắt nguồn từ ung thư nguyên phát trong các cơ quan tạng của ổ bụng rồi di chuyển tới phúc mạc: U buồng trứng, u ống dẫn trứng, u dạ dày, u đại tràng, u trực tràng,… Dạng này thì xuất hiện ở cả nam giới lẫn nữ giới.

Hình ảnh ung thư di căn phúc mạc

Ung thư di căn phúc mạc

2. Nguyên nhân và các yêu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư phúc mạc

Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể biết đến là:

  • Độ tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng theo tỷ lệ thuận với độ tuổi.
  • Do gene di truyền: Đã có người thân trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư phúc mạc,…
  • Ở những người bị đột biến gene BRCA1, BRCA2.
  • Liệu pháp hormone.
  • Bị bệnh béo phì hay thừa cân.
  • Nội mạc tử cung lạc.

3. Ung thư phúc mạc có các triệu chứng là gì ?

3.1. Triệu chứng khi khám lâm sàng:

Ung thư phúc mạc có triệu chứng lâm sàng : Nhìn chung thì không mấy đặc hiệu. Ở trong thời gian đầu mới mắc bệnh hay kể cả lúc một số bệnh nhân đã đến giai đoạn di căn tràn lan thì thường không thấy có hoặc nếu có thì có rất ít các triệu chứng lâm sàng.

Một số ít các triệu chứng lâm sàng có thể là:

  • Người uể oải mệt mỏi
  • Ăn không ngon, chán ăn
  • Cân sút nhanh chóng
  • Hay bị đầy bụng hoặc thường đau bụng
  • Thấy no nhanh khi ăn và ăn xong bị khó tiêu hóa
  • Ở bụng hoặc phần hố chậu cảm giác có áp lực đè lên
  • Hay xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn

Triệu chứng khi mắc ụng thư phúc mạc

Triệu chứng khi mắc ụng thư phúc mạc

Khi xuất hiện tình trạng tràn dịch ổ bụng, nửa tắc ruột, ruột tắc thì hầu như người bệnh đã tiến vào giai đoạn cuối của bệnh.

3.2. Triệu chứng thấy được khi xét nghiệm

  • Khi siêu âm ở ổ bụng: thì thường không nhìn thấy được các thương tổn nhỏ ở phúc mạc. Nhưng tuy nhiên khi siêu âm thì ta có thể thấy được dịch tràng ở ổ bụng cũng như các tổn thương ở các tạng: gạn, lá lách, hạch hoặc cả các khối u di căn ổ bụng.
  • Chụp MDCT (Multidetector Computed Tomography): Ngoài thấy được dịch tràn ở ổ bụng và các thương tổn ở các tạng thì chụp MDCT  còn thấy được một số đặc điểm sau: Phúc mạc dày lên và khả năng thuốc ngấm tăng; mạc treo bị bện xoắn thành từng đám, dày hình sao, nếp gấp hoặc cũng có thể thành những đám lớn; nốt hoặc mảng/ dải mô mềm; mạc nối hình bánh; dày lên ở thành ruột và có thương tổn dạng nốt.
  • Chụp MRI: phát hiện dược những thương tổn có kích thước lớn hơn 1 cm cùng với độ nhạy cũng như độ đặc hiệu tương đương với chụp MDCT.
  • Tiến hành xét nghiệm dịch ổ bụng: qua đây có thể phát hiện ra được tế bào ung thư tự do xuất hiện trong ổ bụng.

Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng

4. Có thể chẩn đoán ung thư phúc mạc bằng phương pháp như thế nào ?

Khó có thể chẩn đoán được kể cả ung thư nguyên phát cho đến thứ phát ở giai đoạn đầu tiên vì nó không thể hiện một triệu chứng nào quá rõ ràng. Ngoài việc chần đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng thì có thể dùng một vài phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh ung thư phúc mạc như sau:

  • Siêu âm, chụp CT ở khoang bụng và cả ở vùng hố chậu để phát hiện cổ trướng hoặc thấy được sự phát triển của khối u.
  • Làm xét nghiệm máu: Sau khi xét nghiệm ta có thể xác định được nồng độ CA-125 ( đây là một chất được tổng hợp tạo ra bởi các tế bào khối u) ở trong máu. Nếu xét nghiệm thấy nó ở nồng độ cao thì có thể nghi ngờ đến trường hợp bị ung thư phúc mạc hoặc ung thư buồng trứng. Nhưng tuy nhiên có bất cập là nó lại không được đặc hiệu.
  • Gastrointestinal (GI) : Tưới hoặc thụt rửa bằng bari rồi sử dụng tia X để quan sát được vị trí của khối u và các vấn đề ở đại tràng, trực tràng.
  • Sinh thiết.
  • Chọc dịch: Khi bệnh nhân ở tình trang không thể phẫu thuật được để lấy tế bào đem sinh thiết hoặc cổ trướng bị căng to thì có thể dùng phương pháp chọc dịch bụng để đêm soi kính hiển vi.

5. Ung thư phúc mạc có thể điều trị được không ?

Câu trả lời là có. Ở ung thư phúc mạc nguyên phát ta có thể điều trị như ở ung thư buồng trứng. Ở mỗi một bệnh nhân, sẽ lựa chọn một phương pháp điều trị ung thư nguyên phát hay cả ung thư thứ phát là khác nhau vì còn phải tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, kích thước, vị trí của khối u và cả tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Các phương pháp được dùng để điều trị cụ thể là:

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được các bác sĩ nghĩ đến đầu tiên và là bước đầu tiên. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ tất cả các thương tổn nhìn thấy được một cách tối đa. Ngoài ra thì các cơ quan như: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, một vài mô và vài cơ quan tạng khác cũng có thể phải cắt bỏ, còn tùy vào tình trạng tiến triển của bệnh.
  • Hóa trị: Có thể dùng phương pháp này để giúp khối u của bệnh nhân teo nhỏ trước khi tiến đến cắt bỏ. Cũng có thể dùng hết hợp hóa trị sau khi khối u đã được cắt bỏ để làm triệt hoàn toàn các tế bào còn sót lại khi phẫu thuật.
  • HIPEC: đay là một phương pháp kết hợp giữa việc sử dụng nhiệt độ và đưa trực tiếp hóa chất tới phúc mạc.
  • Liệu pháp trúng đích: dùng các thuốc hướng  đến các mục tiêu cụ thể như các loại thuốc kháng thể đơn dòng, chất giúp ức chế PARP để chặn quá trùng sử ADN, thuốc ức chế tạo mạch để chặn sự phát triển các mạch máu ở bên trong khối u.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: khi phát hiện ra ung thư thì đã ở giai đoạn nặng, chăm sóc hỗ trợ giúp cho các triệu chứng có thể thuyên giảm.

6. Tiên lượng sống cảu bệnh nhân ung thư phúc mạc.

Tiên lượng của người bệnh mắc ung thư phúc mạc nguyên phát, ung thư phúc mạc thứ phát được cải tiến rất nhiều trong những năm gần đây nhờ tiến bộ của y học. Nhưng do bệnh này thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển rất nặng và tỷ lệ mắc lại bệnh cũng cao nên bệnh nhân cần phải điều trị kéo dài.

Bệnh ung thư phúc mặc đa số khởi nguồn từ ống tiêu hóa. Là một loại bệnh không có triệu chứng đặc hiệu. Có thể tiến hành các phương pháp điều trị như: chẩn đoán hình ảnh chụp chiếu (MDCT, MRI, CT); kết hợp điều trị tại chỗ (phẫu thuật cắt bỏ khối u, đưa hóa chất trực tiếp đến phúc mạc); điều trị toàn thân và điều trị giảm nhẹ đã cải thiện phần lớn và giúp nguời bệnh kéo dài thêm tuổi thọ.

Tóm lại, bệnh ung thư phúc mạc không quá nguy hiên. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh nhân khi mắc ung thư phúc mạc vẫn khá là xấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *