Tin tức, Tin tức nổi bật, Ung thư

Ung Thư Tuyến Giáp Và Những Điều Cần Biết

Ung Thư Tuyến Giáp là 1 trong những bệnh hay gặp ở vùng cổ, mặt, đầu ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh ở những giai đoạn đầu không có dấu hiệu điển hình và sẽ âm thầm di căn đến các tổ chức khác của cơ thể, khi phát hiện ra ung thư gì bệnh đã đến giai đoạn muộn.

Vậy mọi người hãy cùng Kochi tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là 1 bệnh lý xảy ra khi một số tế bào tuyến giáp có sự phát triển bất thường. Tuyến giáp là 1 tuyến nội tiết, hình bướm, có vị trí ở giữa cổ, có 2 thùy 2 bên được nối với nhau đi qua eo tuyến. Tuyến giáp tiết ra rất nhiều loại hormone, nhưng chủ yếu là T4 (Thyroxine) có tác dụng điều hòa sự trao đổi chất, giúp tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp có 05 dạng, gồm:

  • Ung thư thể nhú: Loại ung thư này được bắt nguồn từ các tế bào nang, chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80% tổng số các ca mắc bệnh, bệnh tiến triển chậm.
  • Ung thư thể nang: Có 10% đến 15% người mắc ung thư tuyến giáp thuộc loại này trên tổng số ca mắc, bệnh có tốc độ phát triển nhanh hơn dạng thể nhú.
  • Ung thư thể tủy: Dạng này ít gặp, chỉ khoảng 5% đến 10% người bệnh thuộc trường hợp này. Bệnh thường liên quan đến vấn đề nội tiết và di truyền.
  • Ung thư thể không biệt hóa: hiếm gặp, bệnh chỉ chiếm tỷ lệ <2% nhưng lại là dạng nguy hiểm, thường được phát hiện vào giai đoạn muộn, khi đã di căn nên rất khó điều trị.
  • Ung thư thể lympho: Rất hiếm gặp.

2. Nguyên nhân gây mắc bệnh ung thư tuyến giáp

Đến nay nguyên nhân của ung thư tuyến giáp vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, các yếu tố sau có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, gồm:

2.1. Hệ miễn dịch rối loạn

Đây là được coi là nguyên nhân đầu tiên làm mắc ung thư tuyến giáp. Đối những người bình thường, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây hại có trong môi trường sống.

Khi hệ miễn dịch rối loạn, chức năng này sẽ suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp.

Do đó, hệ miễn dịch rối loạn không chỉ là yếu tố gây mắc ung thư tuyến giáp mà còn tạo điều kiện cho sự hình thành cũng như phát triển của các bệnh khác.

2.2. Nhiễm phóng xạ

Cơ thể có khả năng bị nhiễm phóng xạ từ bên ngoài khi dùng các tia phóng xạ để chữa bệnh hoặc bị nhiễm vào trong cơ thể qua đường hô hấp hay đường tiêu hóa do iod phóng xạ.

Trẻ em đặc biệt nhảy cảm với các nguồn phóng xạ, do vậy để đảm bảo sức khỏe cho con em mình, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nguồn tia phóng xạ.

2.3. Yếu tố di truyền

Có gần 70% người mắc ung thư tuyến giáp có người thân ruột thịt như ông bà. bố, mẹ, anh, chị, em, cô,… từng mắc bệnh.

Có khoảng 2/10 ca ung thư dạng tủy MTCs liên quan tới yếu tố có gen đột biến di truyền. Các ca bệnh này có thể là do liên quan tới các bệnh lý khác hoặc đơn độc. Hội chứng đa u của tuyến nội tiết (MEN2) được hình thành do sự đột biến của gen RET, nó khiến u tuyến giáp kết hợp với các u của các tuyến nội tiết khác. Thể bệnh này đa phần sẽ xuất hiện vào lúc nhỏ và ở người trẻ tuổi, bệnh sẽ lan tràn sớm.

Các yếu tố di truyền khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp như bệnh Cowden, hội chứng Polyp tuyến ở gia đình, hội chứng Carney.

Ung thư tuyến giáp dạng thể nhú cũng thường liên quan đến yếu tố di truyền, đặc biệt là ở thế hệ thứ nhất.

2.4. Tuổi tác

Tuổi tác là 1 trong những yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp

Thông thường, những ca bệnh mắc ung thư tuyến giáp đều nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Trong đó nữ giới có nguy cơ mắc cao gấp 2 đến 4 lần so với nam giới.

Nguyên nhân là do ở nữ, sự thay đổi hormone trong thai kỳ đã kích thích hình thành hạch tuyến giáp hay bướu giáp.

 2.5. Mắc bệnh tuyến giáp

Những người bị viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, bướu giáp hoặc hormon tuyến giáp suy giảm sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.

2.6. Tác dụng phụ của 1 số thuốc

Uống Iod phóng xạ là 1 trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh.

2.7. Các yếu tố khác

  • Cơ thể thiếu Iod trầm trọng do chế độ ăn uống.
  • Thừa cân, béo phì.

3. Triệu chứng của bệnh

Cũng như đa phần các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp cũng không có triệu chứng điển hình vào giai đoạn sớm.Chỉ khi tế bào ung thư tiến triển, bệnh có thể kèm theo 1 số dấu hiệu như:

Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp

  • Xuất hiện nhân giáp, nhân cứng, di chuyển theo việc nuốt hoặc có u to, cố định ở vùng trước cổ.
  • Hạch bạch huyết vùng cổ phì đại, dính hoặc di động.
  • Khàn tiếng.
  • Cảm giác nuốt vướng.
  • Cảm giấy khó thở nếu khối u đã xâm lấn vào vùng khí quản.
  • Vùng cổ da bị sùi loét, thâm nhiễm, chảy máu.

4. Chẩn đoán bệnh

Bệnh ung thư tuyến giáp cần được chẩn đoán với các bác sĩ có chuyên môn và các can thiệp y tế, như:

  • Triệu chứng bệnh: Tiến hành khám lâm sàng và thực hiện đánh giá tính chất khối u tuyến giáp, khảo sát xem có hạch cổ kèm theo hay không.
  • Siêu âm màu: Tái tạo lại hình ảnh vùng tuyến giáp sẽ giúp các bác sĩ đánh giá mức độ lành tính hay ác tình của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Đo nồng độ TSH để xem tuyến giáp có đang hoạt động bình thường hay không và chẩn đoán sớm các bệnh liên quan đến rối loạn tuyến giáp.
  • Chọc hút tế bào (FNA): Sử dụng kim nhỏ để chọc hút. Phương pháp này đặc biệt có giá trị trong việc chẩn đoán tế bào ung thư là ác tính hay lành tính.

5. Điều trị

Bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định cho người bệnh mắc ung thư tuyến giáp điều trị bằng 1 hay nhiều phương pháp sau:

– Phẫu thuật: Ung thư tuyến giáp có thể điều trị bằng việc phẫu thuật, gồm các kỹ thuật:

  • Cắt 1 thùy và eo giáp trạng.
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp.
  • Trong một số trường hợp di căn hạch cổ, mọi người cần được cắt bỏ toàn bộ tổ chức của hạch bạch huyết quanh vùng tuyến giáp.

– Iod phóng xạ: Mọi người cần uống 1 lượng nhỏ iod phóng xạ. Các tế bào u tuyến giáp (cả lành và ác tính) đều bắt nguồn phóng xạ này và sẽ bị loại trừ. Chỉ khi mọi người đã tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp thì việc sử dụng iod phóng xạ mới được chỉ định.

– Điều trị hormon: Sau khi tuyến giáp đã được cắt bỏ, hoặc sau khi tiến hành sử dụng iod phóng xạ để điều trị, mọi người cần được bổ sung lượng hormon cần thiết do tuyến giáp tiết ra.

– Xạ trị: Đây là phương pháp dùng các tia bức xạ có ion hóa năng lượng cao để diệt trừ các tế bào ung thư. Phương pháp này có vai trò còn hạn chế trong việc điều trị, chỉ dùng trong những trường hợp cần thiết.

– Hóa chất: Là dùng thuốc để điều trị ung thư. Phương pháp này thường ít có vai trò trong việc điều trị bệnh.

– Điều trị đích: Thường được chỉ định vào giai đoạn muộn, phương pháp này chỉ tác động đến các tế bào ung thư, không tác động vào các tế bào khỏe mạnh.

6. Phòng ngừa 

  • Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, chất phóng xạ.
  • Khi cơ thể xuất hiện các biệt hiện lạ như: Tăng cân đột ngột, mệt mỏi không nguyên nhân, cơ thể bỗng trở nên nhạy cảm… thì mọi người cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, vì đây có thể là biểu hiện của những bệnh tuyến giáp.
  • Chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi lành mạnh và khoa học. Duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh, tránh để thừa cân hay béo phì.

Xây dựng 1 chế độ ăn uống lành mạnh

  • Thường xuyên kiểm tra khu vực tuyến giáp ở vùng cổ để có thể kịp thời phát hiện điều bất thường.
  • Trong gia đình có người từng mắc ung thư tuyến giáp hay những loại ung thư khác thì mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Chế độ ăn: nên dùng những thực phẩm giàu iod như muối iod, tảo, hải sản, rong biển; những thực phẩm tốt cho tuyến giáp giàu magie như hạch nhân, điều…

Trên đây là những chia sẻ của Kochi về ung thư tuyến giáp, mong qua đó sẽ giúp mọi người có những thông tin chính xác về bệnh ung thư tuyến giáp, những điều cần biết về nó và cách phòng ngừa bệnh.

Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp, mọi người hãy để lại liên hệ hoặc nhắn tin fanpage: Kochi 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *