Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Ung thư

Liệu Bạn Đã Biết Rõ Về Ung thư Tuyến Thượng Thận Hay Chưa ?

ung thư tuyến thượng thận

Ung thư tuyến thượng thận là một loại ung thư hiếm gặp và có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tuyến thượng thận. Ung thư tuyến thượng thận, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và những người từ 40 đến 50 tuổi.

1. Ung thư tuyến thượng thận

Ung thư tuyến thượng thận là một loại bệnh rất hiếm gặp

Ung thư tuyến thượng thận là một loại bệnh rất hiếm gặp

Tuyến thượng thận có nhiệm vụ sản xuất ra các loại hormone có tại hầu hết các cơ quan và mô trong cơ thể. Mỗi tuyến thượng thận gồm 2 phần là phần vỏ và phần tủy.

Phần tủy của tuyến thượng thận sản xuất ra các hormone như norepinephrine và epinephrine (còn gọi là adrenaline). Khối u và ung thư bắt đầu trong tủy thượng thận bao gồm: u nguyên bào thần kinh.và U tủy thượng thận.

Ung thư thường hay gặp phát triển ở vỏ thượng thận được gọi là ung thư biểu mô vỏ thượng thận (adrenocortical carcinoma) hay ung thư tuyến thượng thận. Ung thư tuyến thượng thận thường hay được phát hiện khi:

  • Người bệnh tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hay đi khám sức khỏe vì lý một lý do bệnh lý khác.
  • Tuyến thượng thận sản xuất ra các hormone, do đó khi mắc phải ung thư ở đây sẽ gây ra những thay đổi về cân nặng cũng như khả năng giữ nước của cơ thể, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em hay những biểu hiện như lông, tóc mọc rậm ở phụ nữ.
  • Khối u bắt đầu gây ra các triệu chứng vì phát triển mạnh nên chèn ép vào các cơ quan khác trong bụng, gây đau hoặc có cảm giác no. Thông thường, ung thư tuyến thượng thận sẽ lớn hơn rất nhiều so với u tuyến thượng thận. Khi một khối u tuyến thượng thận lớn hơn khoảng 5 hoặc 6 cm sẽ xem xét đánh giá lại về bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng kích thước của khối u trung bình của ung thư tuyến thượng thận là khoảng 13 cm.
  • Đa số, các bệnh ung thư tuyến thượng thận không bắt nguồn từ tuyến thượng thận ngay mà là do ung thư ở các bộ phận khác di căn theo dòng máu đi đến tuyến thượng thận. Điển hình nhất là ung thư phổi, khối u ác tính và ung thư vú thường lan đến tuyến thượng thận.
  • Khi các bệnh ung thư khác lan đến tuyến thượng thận thì sẽ không gọi là ung thư tuyến thượng thận nữa mà thay vào đó sẽ được đặt tên và điều trị dựa trên cơ quan khởi phát ung thư.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư tuyến thượng thận?

Ung thư có thể được gây ra bởi các đột biến ADN “bật” gen sinh ung thư hay là “tắt” gen ức chế khối u. Một số người khi mắc bệnh ung thư là do thừa hưởng các đột biến ADN từ bố mẹ làm gia tăng khả năng mắc bệnh hoặc nhạy cảm với nhiều tác nhân khiến ADN bị đột biến.

Nhưng hầu hết trong các trường hợp thì đột biến ADN trong ung thư xảy ra trong cuộc sống nhiều hơn là di truyền. Một số đột biến có thể xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất hay phóng xạ gây ra ung thư

Đột biến ADN là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tuyến thượng thậ

Đột biến ADN là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tuyến thượng thận

Một số đột biến ADN gây khối u tuyến thượng thận ở những người có hội chứng di truyền, được đề cập đến trong các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến thượng thận. Nhìn chung, những yếu tố này hiếm khi gây ra ung thư vỏ thượng thận.

Tuy nhiên, do ung thư tuyến thượng thận rất hiếm gặp, nếu bị ung thư tuyến thượng thận thì các bác sĩ có thể phải cân nhắc đến các xét nghiệm di truyền để tìm hiểu kỹ xem liệu người bệnh có mắc một trong những hội chứng di truyền này không.

Nếu trong trường hợp người bệnh có thì bản thân người bệnh và các thành viên trong gia đình có thể có nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác.

Hội chứng Li-Fraumeni do các đột biến di truyền gây ra làm bất hoạt gen ức chế khối u TP53. Hội chứng này chiếm một phần nhỏ của nguyên nhân gây ung thư tuyến thượng thận ở người lớn (khoảng 1 trong 20 người), nhưng nó lại là nguyên nhân gây nên ung thư tuyến thượng thận ở trẻ em.

Trên thực tế, có khoảng 8 trong số 10 trường hợp ung thư tuyến thượng thận ở trẻ em là do hội chứng Li-Fraumeni gây ra.

Hội chứng Li-Fraumeni là phần nhỏ gây ra ung thư tuyến thượng thận

Hội chứng Li-Fraumeni là phần nhỏ gây ra ung thư tuyến thượng thận

3. Triệu chứng hay gặp của ung thư tuyến thượng thận

Khi các khối u tuyến thượng thận phát triển to quá khiến nó chèn ép vào các cơ quan khác thì lúc này người bệnh có thể cảm thấy đau ở bụng hoặc lưng. Hoặc đôi khi cảm thấy nặng nề hay no ngay sau lúc mới ăn. Nếu khối u đủ lớn, người bệnh thậm chí có thể tự nhận thấy một cục u ở trong ổ bụng, nhưng nếu khối u nhỏ thì người bệnh lại khó có thể cảm nhận được.

Ở các bé gái nếu có quá nhiều estrogen thì sẽ có dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt sớm hoặc ngực phát triển hơn so với các bé gái cùng tuổi và đối với các bé trai cũng có thể phát triển ngực một cách bất thường.

người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám khi phát hiện các triệu chứng ung thư tuyến thượng thậnNgười bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám khi phát các triệu chứng ung thư tuyến thượng thận

Nếu khối u tạo ra quá nhiều hormone cortisol, người bệnh rất dễ bị tăng thêm vài cân hoặc có khuôn mặt sưng húp. Cả nam giới và nữ giới có thể  dễ nhận thấy rằng họ có xương và cơ bắp yếu hơn và dễ bị bầm tím. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện những thay đổi trong tâm trạng hay bị trầm cảm, huyết áp cao hoặc đường huyết cao.

ung thư tuyến thượng thận có thể gây nên hội chứng Cushing

Ung thư tuyến thượng thận có thể gây nên hội chứng Cushing

4. Ung thư tuyến thượng thận có những Chẩn đoán nào?

Các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng được sử dụng nhiều để chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận bao gồm:

4.1 Xét nghiệm máu và nước tiểu

Các xét nghiệm trong máu và nước tiểu có thể thấy mức độ hormone bất thường được sản xuất bởi tuyến thượng thận, bao gồm aldosterone, androgen và cortisol.

Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán phát hiện ung thư tuyến thượng thận

Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán phát hiện ung thư tuyến thượng thận

4.2 Xét nghiệm hình ảnh

Các bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành chụp cắt lớp CT, MRI hoặc PET/CT để kiểm tra các tổn thương tăng trưởng trên tuyến thượng thận và xem xét liệu ung thư đã lan sang các khu vực khác của cơ thể như phổi hoặc gan hay chưa.

4.3 Sinh thiết tuyến thượng thận

Nếu có nghi ngờ bị ung thư tuyến thượng thận, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ khu vực tuyến thượng thận đã bị ảnh hưởng. Sau khi cắt bỏ khối u, phẫu thuật viên sẽ chuyển mẫu mô u đến các khoa Giải phẫu bệnh, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xử lý mẫu mô và đánh giá xem liệu khối u có phải là ung thư hay là không. Phân tích này giúp đánh giá chính xác xem bạn có bị ung thư hay không và loại tế bào nào hiện có liên quan đến nó.

5. các phương pháp để điều trị ung thư tuyến thượng thận.

5.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ hết ung thư tuyến thượng thận. Để đạt được điều này, các bác sĩ tiến hành loại bỏ tất cả các tuyến thượng thận bị ảnh hưởng (cắt bỏ tuyến thượng thận).

Nếu trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện ra có khối u đã lan sang các cơ quan lân cận khác thì các cơ quan đó cũng phải được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Mục tiêu của việc phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ khối ung thư tuyến thượng thận

Mục tiêu của việc phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ  khối ung thư tuyến thượng thận

5.2 Xạ trị

Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng cao như  là tia X và proton để tiêu diệt hết các tế bào ung thư. Xạ trị đôi khi còn được sử dụng sau phẫu thuật ung thư tuyến thượng thận để tiêu diệt bất kỳ tế bào nào còn sót lại. Nó cũng có thể giúp giảm cảm giác đau đớn và các triệu chứng ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể như xương.

5.3 Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng các hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể đóng vai trò điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát hoặc là điều trị chính yếu toàn thân trong giai đoạn ung thư tuyến thượng thận đã có di căn tiến xa. Trường hợp ung thư tuyến thượng thận không được điều trị khỏi bằng biện pháp phẫu thuật hoặc quay trở lại sau các phương pháp điều trị ban đầu thì hóa trị liệu lại là một lựa chọn tốt để làm chậm sự tiến triển của ung thư.

Mitotane (Lysodren) có thể được khuyên dùng sau khi phẫu thuật cho những người có nguy cơ tái phát ung thư cao. Các nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này hiện nay đang được tiến hành. Một số loại thuốc hóa trị khác có hiệu quả trong một vài trường hợp điều trị ung thư tuyến thượng thận như cisplatin, etoposide, doxorubicin,…

Tóm lại, ung thư tuyến thượng thận có thể rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không có biện pháp để phòng tránh và điều trị kịp thời. Chính vì vậy bản thân mỗi người đều phải chú tâm đến các dấu hiệu thay đổi của cơ thể, thường xuyên đi khám định kỳ và bổ sung thêm các kiến thức để kịp thời phát hiện ra bệnh nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hãy liên hệ với KOCHI để được tư vấn rõ hơn nhé!

Hotline: 024 6291 8086

Fanpage: KOCHI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *