CD Hà thủ ô đỏ, Góc sức khỏe

3 Bài Thuốc Bổ Máu Từ Hà Thủ Ô

Theo Đông y, hà thủ ô là vị thuốc đắng, ngọt, chát, tính hơi ôn, quy vào các kinh can và thận. Tác dụng bổ can thận, bổ máu, bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện. Từ đó được dân gian sử dụng nhiều để chữa bênh. Bài viết này sẽ chia sẻ 3 bài thuốc bổ máu từ hà thủ ô được lưu truyền.

1.  Thuốc bổ máu là gì? Trường hợp nào cần bổ máu?

Theo y học hiện đại tình trạng thiếu máu xảy ra khi không có đủ hồng cầu cung cấp cho cơ thể bạn. Tình trạng này có  thể do nguyên nhân chủ yếu là mất máu hay sự phá hủy các tế bào hồng cầu, hoặc cơ thể mắc bệnh không đủ khả năng để tạo ra đủ tế bào hồng cầu.

Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại thường gặp nhất của chứng thiếu máu là do thiếu sắt. trong Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Thành phần Hemoglobin là  sắt, vậy nên nếu không có đủ  sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó dẫn đến thiếu máu giàu oxy.

Thuốc bổ máu là những loại thuốc bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cơ có đủ máu đi nuôi cơ thể duy trì các hoạt động sống, trong nó chứa các thành cấu tạo của tế bào máu. Những thành phần này được hấp thụ qua đường ăn nhưng do chế độ ăn thiếu hoặc do mắc bệnh làm hấp thu kém dẫn đến thiếu máu.

Trong Đông y thiếu máu còn gọi là huyết hư, do sự suy giảm chức năng của tạng Tâm, Can và Tỳ. Vì vậy điều trị thiếu máu theo đông y chủ yếu tập trong vào việc bồi bổ chức năng của tạng bị suy giảm. gồm có các thể thiếu máu sau.

-Thể khí huyết lưỡng hư biểu hiện Sắc mặt xanh nhợt hay úa vàng, thường Hoa mắt, chóng mặt, váng đầu, Hồi hộp đánh trống ngực, thở ngắn, gấp khi vận động nhiều. Móng tay móng chân nhợt nhạt, mạch tế. Phụ nữ kinh nguyệt ít, sắc kinh nhợt, thậm chí bế kinh. Trường hợp này điều trị bằng phương pháp bổ khí ích huyết.

-Thể can thận âm hư biểu hiện hoa mắt chóng mặt, ù tai, đôi khi trong người có cảm giác nóng, khó chịu, miệng khô đôi khi thấy chảy máu chân răng, hay có chấm xuất huyết dưới da thường đau lưng, mỏi gối, lòng bàn tay, bàn chân nóng chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mạch tế. Phương pháp điều trị là tư dưỡng can thận.

­-Thể tỳ thận dương hư biểu hiện sắc mặt trắng nhợt hay mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, ù tai, lưng gối đau mỏi kèm sợ lạnh, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi liên tục, mạch tê nhược. Phương pháp điều trị bằng ôn bổ tỳ thận.

thuốc bổ máu tốt nhất từ thảo dược

thuốc bổ máu tốt nhất từ thảo dược

2. Hà thủ ô giúp bổ máu.

  • Cây hà thủ ô là gì?

Hà thủ ô có 2 loại hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ, dân gian thường dùng hà thủ ô đỏ để chữa bệnh và hà thủ ô nói đến trong bài viết này cũng là hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô đỏ còn gọi là thủ ô, dạ hợp, địa tinh…nhìn khá giống củ khoai lang. Tên khoa học là polygonum multiflora, thuộc họ rau răm polygonaceae. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ phơi khô của hà thủ ô. Hà thủ ô là một loại cây leo, gọi là giao đằng vì dây leo xoắn vào nhau, mặt ngoài thân màu xanh tía, mặt thân nhẵn có vân, không có lông. Lá so le, cuống dài, phiến hình trái tim, đầu lá nhọn mép nguyên, cả hai mặt đều nhẵn không có lông. Hoa nhỏ đường kính hoa khoảng 2mm hoa mọc thành chùm nhiều nhánh, màu trắng. Hoa nở thường vào tháng 10, quả thường có vào tháng 11.

3. Tác dụng của hà thủ ô để bổ máu như thế nào.

Tác dụng bổ máu do có khả năng kích tích tạo hồng cầu, bạch cầu, giúp bổ máu. Rất tốt trong chữa trị các bệnh thiếu máu, da xanh xao, hoa mắt chóng mặt, bổ máu cho phụ nữ có thai hay phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng tốt cho hệ tim mạch: cho thấy có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, thúc đẩy sản sinh hồng cầu, tác dụng tốt trong điều trị tăng lipid máu, cải thiện hoạt động tuyến nội tiết, tuyến thượng thận, tuyến giáp.

Các tác dụng khác cũng vô cùng quan trọng và được dân gian sử dụng nhiều như:

– Hà thủ ô giúp nâng cao sức đề kháng tăng cường sức khỏe : rễ hà thủ ô có các loại đường và anthranquinone glycoside giúp cải thiện hệ thống miễn dịch tạo ra hệ miễn dịch tốt chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài của môi trường. Ngoài ra còn tăng sản xuất tế bào B và T nâng cao hoạt động của các tế bào miễn dịch.

-Trong hà thủ ô đỏ chứa các hoạt chất làm giảm viêm, chống oxy hóa như anthranquinone, polysaccarit…nên đựơc sử dụng phổ biến làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, điều trị các bệnh về gan.

hà thủ ô bổ máu

hà thủ ô bổ máu

-Trị râu tóc bạc sớm đựơc lý giải là do chứa thành phần giúp bổ thận sinh tinh, tăng tạo máu, bổ máu làm phục hồi những tổn thương ở nang tóc. Nghiên cứu cho thấy có khả năng tăng tế bào nhú ở tóc làm tăng sự phát triển của của tóc, giúp tóc luôn đen óng mượt mà.

-Tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng chữa táo bón vì thành phần có anthranoid làm tăng co bóp của ruột, xúc tiến sự tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng. Còn có tác dụng khác như ngăn ngừa lão hóa, đẹp da, giải độc tiêu viêm chữa trị bệnh ngoài da.

4. Bài thuốc hà thủ ô giúp bổ máu.

  • Bài thuốc 1: Giúp điều kinh bổ huyết

Sử dụng 1 rổ lớn cả rễ và lá Hà thủ ô cùng với 0,5kg đậu đen.  Sau đó rửa sạch, giã nát hai vị thuốc. Rồi Cho thuốc vào nồi, rót ngập nước và nấu mềm. Dùng vải mỏng lọc lấy nước cốt, nấu thuốc cô thành cao. Rót thêm vào khoảng 500ml mật ong, nấu lại thành cao. Rót thuốc vào thố và đậy kín, bảo quản khô ráo. Mỗi lần lấy 1 muỗng canh uống cùng với nước ấm. Người bệnh phải kiên trì thực hiện hằng ngày thì mới có công hiệu.

  • Bài thuốc 2 : Giúp bổ khí huyết, mạnh gân cốt

Mang Hà thủ ô trắng cùng Hà thủ ô đỏ (liều lượng bằng nhau) ngâm với nước vo gạo trong 3 đêm. Sau đó mang chúng sao khô và tán nhỏ rồi trộn mật với thuốc để tạo thành viên có kích thước to bằng hạt đậu xanh. Uống khoảng 50 viên/ngày cùng với rượu vào lúc đói.

  • Bài thuốc 3: Điều trị huyết hư máu nóng, trị bạc tóc sớm, tóc khô hay rụng, hồi hộp chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau lưng gối mỏi, khô khát táo bón.

Dùng 20 g dược liệu đã qua chế biến, 20 g sinh địa, 20 g huyền sâm. Mang tất cả vị thuốc đi rửa sạch và cho vào nồi. thêm 1 lít nước lọc vào cùng và thực hiện sắc thuốc với duy trì lửa nhỏ. Khi lượng thuốc trong nồi chỉ còn lại khoảng 500ml, tắt bếp và chắt lấy nước thuốc uống. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày mỗi lần sử dụng 1 thang/ngày.

Lợi ích khi sử dụng thuốc bổ máu từ Đông y

  • Những bài thuốc Đông y đều sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính cho cơ thể người bệnh.
  • Thuốc hạn chế gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến các chức năng của các bộ phận khác như dạ dày, thận, đai tràng của bệnh nhân khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Có khả năng tác động trực tiếp vào căn nguyên và điều trị bệnh từ gốc, hạn chế được tối đa tình trạng tái bệnh hiệu quả.
  • Ngoài ra không chỉ có tác dụng điều trị bệnh mà thuốc Đông y còn có khả năng bồi bổ cơ thể, giúp an thần, ngủ ngon, ăn ngon và nâng cao sức khỏe từ sâu bên trong cơ thể.

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu bổ máu bằng Đông y

  • Khi sử dụng thuốc y học cổ truyền tuy an toàn nhưng phải hết sức thận trọng nếu không sẽ tự đánh mất cơ hội chữa bệnh. Do đó, khi điều trị cần lưu ý một số điều sau:
  • Thăm khám tại các bệnh viện y học cổ truyền uy tín xác định chính xác mặt bệnh.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc bổ Đông y khi không có chỉ định của bác sĩ. Không dùng thuốc quá liều lượng qui định của thầy thuốc và cố ý kéo dài ngày dùng.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng cũng như quy trình điều trị.
  • Không nên dùng kết hợp quá nhiều loại thuốc bổ máu do thuốc không phù hợp sẽ dẫn đến tương tác thuốc và sản sinh những chất có hại gây nguy hiểm cho cơ thể.

Qua bài viết trên, hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết về dược liệu hà thủ ô và bài thuốc bổ máu từ hà thủ ô. Để tìm hiểu nhiều thông tin hơn về bài viết, hãy truy cập vào kochi.vn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Chan YC, Wang MF, Chen YC, Yang DY, Lee MS, Cheng FC. Sử dụng Polygonum multiflorumThunb lâu dài . làm giảm thể tích nhồi máu do thiếu máu cục bộ ở não ở chuột nhảy. Là J Chin Med. Năm 2003
  2. Qin Chen và các cộng sự. (2012), “Chemical characterization and immunostimulatory effects of a polysaccharide from Polygoni Multiflori Radix Praeparata in cyclophosphamide-induced anemic mice. 88(4), tr. 1476-1482.
  3. Chen và các cộng sự. (2018), “Tetrahydroxystilbene Glucoside Effectively Prevents Apoptosis Induced Hair Loss, Biomed Res Int. 2018, tr. 1380146.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *