Tác dụng phụ của hà thủ ô có hay không và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh không? Hà thủ ô được sử dung như một thần dược lâu đời, đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên, phải biết cách chế biến hà thủ ô trước khi sử dụng cũng như liều lượng thời điểm dùng để đạt hiệu quả điều trị và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Nội Dung
1.Sự tích cây hà thủ ô trước khi tìm hiểu tác dụng phụ của hà thủ ô
Điền Nhi sinh ra ở Thuận Châu, khi sinh ra cơ thể yếu ớt. Năm 58 tuổi Điền Nhi vẫn không vợ con, với sở thích đạo thuật, chàng lên núi theo các thầy học thuật. Một hôm uống rượu say nằm ở sường núi anh ta chợt nhìn thấy bên cạnh mình có một loại cây thân leo cách xa nhau tới 3 thước (0,9m) cành và lá cây thì cuốn lấy nhau không rời. Điền Nhi thấy làm lạ, đợi trời sang anh đào lấy củ đem về hỏi mọi người nhưng không ai biết là củ gì. Sau đó, một ông lão từ phương xa tới chơi, Điền Nhi mang ra hỏi ,ông lão khuyên Anh đây có lẽ là một vị thuốc thần tiên nên hãy thử đem sắc mà uống. Điền Nhi đem rễ cây phơi khô tán bột, mỗi lần uống một lượng nhỏ tầm 4g và kết hợp hòa với rượu, uống luôn 7 ngày, đã nảy sinh ý tưởng tình dục, uống luôn vài tháng, thời mạnh khỏe như người thường.. Uống suốt một thời gian, các bệnh tật đều khỏi, tóc trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ hồng hào, trong 10 năm sinh được 3 người con, sống thọ hơn trăm tuổi. Điền Tú sinh ra Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống mà sinh được vài con trai, thọ tới 130 tuổi mà tóc vẫn còn đen. Người trong làng xóm được truyền lại bài thuốc và từ đó gọi cây thuốc bằng tên hà thủ ô.
2.Tác dụng phụ của hà thủ ô gồm những gì?
Trong thành phần hà thu ô chứa nhiều hoạt chất quan trọng trong đó có các hoạt chất nổi bật như lexithin với công dụng sinh huyết dịch, anthraglucozit kích thích tiêu hóa, co bóp ruột. stilbene bảo vệ gan tuyệt vời.
Theo y học hiện đại, thành phần trong hà thủ ô đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt trong việc tăng cường năng lượng và nâng cao tuổi thọ
Theo sách “Hiện đại thực dụng trung dược học” trên thử nghiệm lâm sàng dùng lúc đói bụng Liều độc LD50 của hà thủ ô sống là 2,7g/kg (dùng liều 2,7g với mỗi 1kg trọng lượng cơ thể), khi qua chế biến liều độc LD50 của hà thủ ô là 169,4g/kg.
Nhiều người tự ý dùng hà thủ ô để chữa tóc bạc sớm rụng tóc, yếu khớp gối đau lưng, yếu cơ, suy nhược thần kinh mất ngủ , stress…
Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến tác dụng phụ của hà thủ ô cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, hà thủ ô rất dễ gây ngộ độc, rối loạn điện giải, tiêu chảy, thậm chí tử vong. Dưới đây là một số tác dụng phụ của hà thủ ô.
- Tác dụng phụ của hà thủ ô gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Hà thủ ô tươi (sống) chưa qua bào chế, còn nguyên củ hoặc tức chỉ thái phơi khô. Như vậy hà thủ ô còn sống và có chứa nhiều thành phần nhóm Anthraglucosid. Nhóm hoạt chất làm tăng kích thích co bóp đường ruột, làm lỏng phân gây ỉa chảy, tăng tiết chất nhầy tiêu hóa.
Vì vậy khi uống hà thủ ô sống dễ bị ỉa chảy ,đau bụng tác dụng phụ này hay gặp nhất. ngoài ra Các chất độc này có thể tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng tới gan, thận. Nếu khi dùng hà thủ ô xuất hiện những biểu hiện trên, bạn nên đến bác sỹ để được chẩn đoán và tư vấn xem có nên tiếp tục dùng hà thủ ô nữa không.
tác dụng phụ của hà thủ ô
- Tác dụng phụ của hà thủ ô gây rối loạn điện giải, tê bì chân tay
Do hà thủ ô đem lại công dụng nhuận tràng quá mức, dẫn đến rối loạn điện giải khiến khả năng hấp thu kali giảm mạnh. trong cơ thể bị yếu Chính vì sự thay đổi điện giải khiến các cơ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, chân tay không thật tê buồn, thần kinh cảm giác bị rối loạn.
Do đó, khi dùng nếu có dấu hiệu nhận biết là chán ăn, mệt mỏi, vàng da thì nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan cần phải ngừng sử dụng. Nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ những tác dụng phụ nào như trên hãy tham vấn ngay ý kiến bác sỹ Đông y.
Để dây thần kinh cảm giác sớm được hồi phục sớm, giảm các hiện tượng tê buồn chân tay có thể sử dụng nhóm vitamin B liều cao, kết hợp massage xoa bóp.
3.Tránh tác dụng phụ của hà thủ ô người sử dung nên kiêng gì?
-Theo tài liệu cổ ghi rằng khi uống để tránh tác dụng phụ của hà thủ ô cần kiêng kỵ “3 thứ màu trắng” là Hành củ, tỏi và củ cải trắng. Ngoài ra, còn phải kiêng cả hồ tiêu và gừng, ớt. là những gia vị cay nóng, gây hiện tượng nóng trong người. Hiện nay, một số người sử dụng hà thủ ô nhưng không thấy sức khỏe cải thiện và tóc bạc không thấy đen lại. Một trong những lý do là không kiêng kỵ theo những kinh nghiệm của người xưa.
-Người dùng hà thủ ô phải kiêng huyết động vật để tránh tác dụng phụ của hà thủ ô.
Theo kinh nghiệm dân gian dùng hà thủ ô thì không được ăn tiết canh trong khi đang điều trị bệnh vì sẽ làm giảm công dụng bổ máu của hà thủ ô.
-Một số kiêng kỵ khác khi dùng để tránh tác dụng phụ của hà thủ ô khi chữa bệnh vì tính hàn của chúng làm trung hòa tính nóng của hà thủ ô gây giảm hiệu quả tác dụng:
Người bệnh nên kiêng ăn cá không có vẩy như cá khoai, cá chuối, cá úc…
Trước 7h sáng khi chưa ăn gì Không nên uống sản phẩm hà thủ ô, rượu hà thủ ô.
Tránh ăn các loại và đồ tanh thức ăn tươi sống (gỏi, nem thịt sống…)
tránh các tác dụng phụ của hà thủ ô
4.Trước khi dùng hà thủ đô bạn nên biết những gì để tránh tác dụng phụ của hà thủ ô
Tham khảo ý kiến thầy thuốc và dược sĩ, nếu:
- Bạn nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ khi có thai hoặc cho con bú, hoặc Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
- Bạn có dị ứng với các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác hay bất kỳ chất nào của thảo dược
- Bạn đang có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
- Ngoài dị ứng thuốc khi bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác với thực phẩm, chất bảo quản thuốc nhuộm, hay động vật.
- Để có những cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng hà thủ ô đỏ. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng vị thuốc này.
Hà thủ ô đỏ có thể tương tác với những thuốc gì làm tăng tác dụng phụ của hà thủ ô. Dưới đây là một số thuốc được khuyến cáo hạn chế dùng do tương tác của chúng.
- Thuốc lợi tiểu có thể làm tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng chung do tương tác với các hoạt chất trong hà thủ ô.
- Thuốc chống đông thì dược liệu hà thủ ô làm tăng tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp khi dùng kết hợp với nhau.
Những thuốc này làm giảm khả năng điều trị cũng như có thể tăng thêm tác dụng phụ của hà thủ ô, vì vậy người bệnh cần cẩn trọng trong sử dụng.
Sử dụng thảo dược trong hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đang ngày càng phổ biến, vì vậy vị dược liệu hà thủ ô không còn quá lạ lẫm với nhiều người. Để dùng vị thuốc đạt hiệu qua cao cũng như an toàn người bệnh cần tìm hiểu mọi mặt của nó từ công dụng đến tác dụng phụ của hà thủ ô. Bài viết ‘Những lưu ý về Tác dụng phụ của hà thủ ô mà không phải ai cũng biết” mong muốn đã cung cấp thêm thông tin về tác dụng phụ hà thủ ô cho người đọc. Mọi thông tin về bài viết xin liên hệ kochi.vn