CD Tỏi đen, Góc sức khỏe

Sở Hữu Ngay Mẹo Để Phân Biệt Tỏi Đen

phân biệt tỏi đen cô đơn

Tỏi đen ngày càng phổ biến trên thị trường, sản phẩm ngày càng nhiều gây hoang mang cho người tiêu dùng trong khâu lựa chọn tỏi đen. Có cách nào phân biệt tỏi đen để có thể tự tin chọn lựa cho mình sản phẩm tốt nhất.

1. Phân biệt tỏi đen và tỏi tươi

Thời gian trở lại đây, tỏi đen nổi lên và được xem như một loại “thần dược tự nhiên”, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoài nghi về giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng thực sự của tỏi đen. Tỏi đen là gì? Tỏi đen khác gì so với tỏi tươi mà đc tung hô nhiều như thế?

Phân biệt tỏi đen và tỏi tươi về mặt hình dạng:

Tỏi tươi hay tỏi trắng không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Nhánh tỏi trắng thường cứng, màu trắng ngà, khi đập dập có mùi hăng nồng, vị cay.

Tỏi đen lại khác biệt hoàn toàn, tỏi đen là sản phẩm lên men chậm từ tỏi tươi với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ trong khoảng thời gian từ 60 – 90 ngày. Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát nghiêm ngặt diễn ra một quá trình biến đổi nội sinh bên trong tỏi đen. 

Sau thời gian lên men, phần thịt của tỏi đen sẽ có màu đen đồng nhất, thể chất mềm dẻo nhưng không dính tay, không còn mùi hăng nồng, vị cay như tỏi tươi.

Phân biệt tỏi đen và tỏi tươi về thành phần dinh dưỡng:

Chính vì trải qua một quá trình “rèn luyện” (tức là quá trình lên men chậm) nên tỏi đen khắc phục được hầu hết các nhược điểm của tỏi tươi và thành phần hoạt chất trong tỏi đen cũng tăng lên nhiều lần so với tỏi tươi thông thường. 

Về thành phần hoạt chất chính trong tỏi đen so với tỏi tươi:

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, các thành phần hoạt chất chống oxy hóa tạo nên tác dụng chủ yếu cho tỏi đen như S-allyl cysteine, polyphenol, flavonoid cao hơn tỏi tươi 5 lần. Đặc biệt thành phần S-allyl cysteine – một dẫn chất lưu huỳnh acid amin đặc trưng nhất của tỏi đen trong tỏi đen đạt chuẩn chất lượng sẽ có hàm lượng dao động trong khoảng 85 – 125 mcg/g.

Tỏi đen là một thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng bởi có đến 18/20 loại acid amin thiết yếu đều có mặt trong tỏi đen trong đó methionin, cystin, cystein là các acid amin rất quan trọng.

Hàm lượng vitamin trong tỏi đen cũng tăng cao so với tỏi tươi, đặc biệt các thành phần vitamin B1, vitamin B6 cao hơn tỏi tươi 2 lần.

Ăn tỏi đen giúp cung cấp nhiều loại khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là Kali.

Thành phần đường fructose cũng cao vượt trội so với tỏi tươi (khoảng 30 lần) giúp cho tỏi đen có vị ngọt dễ ăn chứ không cay nồng như tỏi tươi [1].

Phân biệt tỏi đen và tỏi tươi về mặt công dụng:

Tỏi tươi sử dụng chủ yếu trong đời sống hàng ngày là một loại gia vị, dùng để pha nhiều loại nước chấm cũng như xào nấu các món ăn. Ngoài công dụng trong thực phẩm, tỏi tươi còn có một số công dụng như kích thích tiêu hóa, có thể dùng trong các trường hợp cảm lạnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể,…

Đối với tỏi đen, qua một quá trình lên men được kiểm soát nghiêm ngặt, tỏi đen không những vẫn giữ được các hoạt tính sinh học quý của tỏi tươi mà tác dụng sinh học của tỏi đen còn tăng lên nhiều lần. Tỏi đen xứng đáng là “thần dược tự nhiên” với những công dụng tuyệt vời như:

  • Hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, tỏi đen có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể cao hơn hẳn tỏi tươi.
  • Sử dụng tỏi đen đều đặn đúng cách giúp phòng chống ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra tỏi đen có tác dụng trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày,…
  • Ăn tỏi đen giúp cải thiện các chỉ số lipid máu (giảm triglycerid, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt)), giảm rối loạn mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa mạch máu.
  • Nghiên cứu cũng đã chỉ ra tỏi đen giúp ổn định đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường [2].
  • Một nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc năm 2017 trên người bị rối loạn chức năng gan được sử dụng tỏi đen, kết quả cho thấy có sự cải thiện các chỉ số GGT và ALT ở những người này trong vòng 12 tuần mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào [3].
  • Tỏi đen cũng là một mỹ phẩm an toàn, hữu hiệu trong phòng chống nhăn da, duy trì sức khỏe làn da.
  • Tỏi đen còn nhiều công dụng khác như: tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi. Ổn định tiêu hóa, phòng chống rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng co thắt. Kích thích ăn ngon miệng. Giảm gãy rụng tóc, xơ tóc do giàu acid amin methionin, cystein, cystine. Tương tự tỏi tươi, tỏi đen có tác dụng bổ dương.

phân biệt tỏi đen - tỏi tươi

phân biệt tỏi đen – tỏi tươi

2. Phân biệt tỏi đen một nhánh khác gì so với tỏi đen nhiều nhánh

Tỏi đen được lên men từ tỏi tươi nên tương tự tỏi tươi, tỏi đen có hai loại là tỏi đen một nhánh (tỏi đen cô đơn) và tỏi đen nhiều nhánh.

Tỏi một nhánh được trồng từ nhánh của tỏi nhiều nhánh, gặp điều kiện đặc biệt chỉ phát triển thành 1 nhánh tỏi, tất cả các chất dinh dưỡng dồn vào một nhánh tỏi này nên nhánh tỏi phát triển to hơn hình thường. 

Do đó, tỏi một nhánh được lên men sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hẳn tỏi nhiều nhánh. Vậy nên, phân biệt tỏi đen một nhánh và tỏi đen nhiều nhánh để  lựa chọn sản phẩm tỏi đen tốt hơn.

phân biệt tỏi đen cô đơn

phân biệt tỏi đen cô đơn

3. Phân biệt tỏi đen chất lượng

Tỏi đen quý và ngày càng được tin dùng đồng nghĩa với ngày càng có nhiều sản phẩm tỏi đen xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều cơ sở đã tiến hành lên men nhanh tỏi đen, không đảm bảo thời gian và điều kiện nhiệt độ độ ẩm khiến cho tỏi đen không giữ được những giá trị dinh dưỡng như sản phẩm chất lượng.

Vậy, làm cách nào để có thể phân biệt tỏi đen chất lượng để đảm bảo xứng đáng với chi phí bỏ ra để mua tỏi đen? Có thể dựa vào một số đặc điểm về hình thức cảm quan như sau:

  • Vỏ của tỏi đen lên men đạt chuẩn sẽ khô và cứng chắc, màu trắng xám chứ không bị ướt, mềm lốm đốm trắng như tỏi lên men hỏng, tỏi bị mốc.
  • Bóc lớp vỏ ra, bên trong thịt tỏi có cấu trúc mềm dẻo, sờ không dính tay, màu sắc đen đồng nhất đảm bảo chất lượng của tỏi. Tỏi không được lên men chuẩn thì thịt tỏi nhão ướt, bở bục, trường hợp xuất hiện những đốm trắng bất thường tức là tỏi đã bị nhiễm nấm mốc độc hại đối với sức khỏe.
  • Vị của tỏi lên men đạt chuẩn sẽ ngọt, không chua hoặc rất ít chua và không đắng. Nếu tỏi có vị đắng bất thường có thể do cơ sở đã tăng nhiệt độ để tỏi chuyển thành màu đen nhanh hơn, nhưng sẽ không đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong tỏi đen và khiến tỏi có vị đắng.
  • Tỏi đen chuẩn có mùi thơm dễ chịu, không có hoặc rất ít mùi hôi của tỏi tươi. Tỏi có mùi khó chịu tức là đã bị hỏng.

phân biệt tỏi đen chất lượng

phân biệt tỏi đen chất lượng

Trên đây là tất cả các mẹo phân biệt tỏi đen về nhiều mặt. Hãy thông minh và sáng suốt lựa chọn cho mình và người thân sản phẩm tỏi đen chất lượng. Thương hiệu tỏi đen được người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích bạn có thể tham khảo là tỏi đen Kochi, liên hệ hotline 0246.291.8086 để tìm hiểu chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

  1. Choi, Duk-Ju và các cộng sự. (2008), “Physicochemical characteristics of black garlic (Allium sativum L.), Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition. 37(4), tr. 465-471.
  2. Lee, Young-Min và các cộng sự. (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus, Nutrition research and practice. 3(2), tr. 156-161.
  3. Kim, H. N. và các cộng sự. (2017), “Efficacy and safety of fermented garlic extract on hepatic function in adults with elevated serum gamma-glutamyl transpeptidase levels: a double-blind, randomized, placebo-controlled trial, Eur J Nutr. 56(5), tr. 1993-2002.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *