Góc sức khỏe

Sử Dụng Curcumin Có Thể Chống Lại Ung Thư?

thực trạng ung thư tại Việt Nam như thế nào

Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Hơn nữa, có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy curcumin nghệ có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống được nhiều loại bệnh ung thư.

1. Thực trạng ung thư tại Việt Nam như thế nào?

Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với toàn thế giới. Theo thống kê tỷ lệ mắc và tử vong do căn bệnh này trên toàn thế giới nói chung đều có xu hướng là tăng lên. Việt Nam cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đều đang tăng nhanh.

Tại Việt Nam, các loại ung thư phổ biến ở nam giới có thể kể đến như ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến là những ung thư phổ biến nhất. Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến bao gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan. Loại ung thư phổ biến chung ở cả hai giới là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Có nhiều nguyên nhân có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ngày càng gia tăng ở Việt Nam.  Một số nguyên nhân phổ biến liên quan đến thực trạng này có thể kể đến là:

+ Già hóa dân số: Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số. Trong khi đó, tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy cơ càng dài thì nguy cơ mắc căn bệnh này càng lớn.

+ Rượu bia, thuốc lá: lỗi sống không lành mạnh, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 30% các loại ung thư và 90% là nguyên nhân của ung thư phổi; lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến nhiều loại ung thư như ung thư miệng, họng; gan;  vú, đại trực tràng,…

+ Chế độ ăn ăn uống không hợp lý: chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ trong khẩu phần ăn, hay việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm mốc (gạo, lạc…), hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn  làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

+ Môi trường sống: Vấn đề về ô nhiễm không khí và môi trường cũng đang là những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này tại Việt Nam.

Thực trạng ung thư hiên nay thực sự là vấn đề đáng lo ngại. 

Trong thời gian gần đây, nhận thức cộng đồng và công tác truyền thông về phòng chống căn bệnh này ngày càng phổ biến, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe. Việc chủ động phòng tránh căn bệnh này ngày càng được quan tâm, không chỉ là giữ một lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, các loại thực phẩm giúp phòng tránh căn bệnh này ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý.

Trong đó, curcumin một sản phẩm từ nghệ được quan tâm hơn cả với công dụng tuyệt vời đối với bệnh ung thư. Vậy, curcumin thực sự có thể chống lại căn bệnh này hay không, tại sao lại được quan tâm nhiều đến như vậy.

thực trạng ung thư tại Việt Nam như thế nào

thực trạng ung thư tại Việt Nam như thế nào

2. Các nghiên cứu lâm sàng về vai trò của curcumin trong phòng chống ung thư

Theo thống kê có đến hơn 6000 nghiên cứu khoa học được thực hiện về vai trò phòng chống ung thư của curcumin. Hiệu quả của curcumin là ức chế sự hình thành, phát triển tế bào khối u, ngăn chặn sự xâm lấn và di căn tế bào khối u, tăng được quá trình tự chết và giảm sự kháng thuốc ở tế bào khối u [1,2].

Nhiều dòng tế bào ung thư đã được nghiên cứu thấy được curcumin có hiệu quả như ung thư đại trực tràng,  vú, miệng, đầu cổ, tụy, tuyến tiền liệt,…

Trong một phân tích bao gồm 4 thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở Mỹ, Pháp, Tây Ba Nha trên 201 bệnh nhân u vú được xạ trị, 45 bệnh nhân u vú giai đoạn đầu và 14 bệnh nhân u vú di căn. Bệnh nhân nhóm thử được sử dụng kết hợp curcumin. Kết quả cho thấy: curcumin bôi ngoài giúp làm giảm phản ứng da và đau vùng xạ trị trên 25 cm; curcumin uống giúp làm giảm viêm da vùng xạ; giảm viêm, giảm đau, cải thiện chỉ số cytokin, CRP. Curcumin được dùng cho thấy sự an toàn khi kết hợp với biện pháp xạ trị [3-6].

Một nghiên cứu tổng hợp khác bao gồm 2 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở Hàn Quốc, Nhật Bản trên 182 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến. Bệnh nhân nhóm thử được sử dụng kết hợp với curcumin. Kết quả cho thấy biến cố bất lợi ở nhóm bệnh nhân thử sử dụng curcumin thấp hơn so với nhóm bệnh nhân không sử dụng và có sự cải thiện chỉ số PSA huyết thanh ở nhóm bệnh nhân sử dụng curcumin [7,8].

vai trò curcumin phòng chống ung thư

vai trò curcumin phòng chống ung thư

3. Cách sử dụng curcumin để phòng chống ung thư

Curcumin được sử dụng chế biến món ăn tùy theo sở thích hoặc pha với mật ong, đường hoặc sữa để uống hàng ngày.

Đối với bệnh nhân ung thư sử dụng curcumin, liều an toàn được sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng là 2 – 4 g curcumin/ngày, chia ra sử dụng 1 – 2 lần mỗi ngày, thêm một chút mật ong/đường/sữa, khoảng 50 ml nước, trộn đều và uống.

sử dụng curcumin phòng chống ung thư

sử dụng curcumin phòng chống ung thư

Như vậy, qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có thể kết luận, curcumin cho thấy những tín hiệu tích cực trong phòng chống nhiều loại ung thư. Liên hệ hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin tại website để biết cách lựa chọn sản phẩm curcumin chất lượng

Tài liệu tham khảo:

  1. Giordano A. and Tommonaro G. (2019). Curcumin and Cancer. Nutrients. 11(10). DOI: 10.3390/nu11102376.
  2. Keyvani-Ghamsari S. and Khorsandi K. (2020). Curcumin effect on cancer cells’ multidrug resistance: An update. 34(10): 2534-2556. DOI: 10.1002/ptr.6703.
  3. Bayet-Robert M., Kwiatkowski F., Leheurteur M. , et al (2010). Phase I dose escalation trial of docetaxel plus curcumin in patients with advanced and metastatic breast cancer. Cancer Biol Ther. 9(1): 8-14. DOI: 10.4161/cbt.9.1.10392.
  4. Ryan J. L., Heckler C. E., Ling M. , et al (2013). Curcumin for radiation dermatitis: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial of thirty breast cancer patients. Radiat Res. 180(1): 34-43. DOI: 10.1667/rr3255.1.
  5. Martínez N., Herrera M., Frías L. , et al (2019). A combination of hydroxytyrosol, omega-3 fatty acids and curcumin improves pain and inflammation among early stage breast cancer patients receiving adjuvant hormonal therapy: results of a pilot study. 21(4): 489-498. DOI: 10.1007/s12094-018-1950-0.
  6. Ryan Wolf J., Gewandter J. S., Bautista J. , et al (2020). Utility of topical agents for radiation dermatitis and pain: a randomized clinical trial. Support Care Cancer. 28(7): 3303-3311. DOI: 10.1007/s00520-019-05166-5.
  7. Ide H., Tokiwa S., Sakamaki K. , et al (2010). Combined inhibitory effects of soy isoflavones and curcumin on the production of prostate-specific antigen. Prostate. 70(10): 1127-33. DOI: 10.1002/pros.21147.
  8. Choi Y. H., Han D. H., Kim S. W. , et al (2019). A randomized, double-blind, placebo-controlled trial to evaluate the role of curcumin in prostate cancer patients with intermittent androgen deprivation. Prostate. 79(6): 614-621. DOI: 10.1002/pros.23766.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *