Chuyên gia tư vấn, Đái tháo đường, Góc sức khỏe

Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ Có Thực Sự Nguy Hiểm?

bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là hàm lượng đường trong máu tăng cao chỉ trong thời kì mang thai biến mất sau sinh. Bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai đều có thể mắc nhưng thường bị vào nửa sau thai kỳ. Nguyên nhân do cơ thể bạn không sản xuất đủ Insulin nên không thể kiểm soát lượng đường trong máu.

bệnh tiểu đường thai kỳ

     tiểu đường thai kỳ là căn bệnh ngày càng phổ biến và đem lại nhiều biến chứng đáng ngại

1. Đối tượng nào hay bị bệnh tiểu đường thai kỳ?

  • Mang thai khi đã lớn hơn 30 tuổi.
  • Có người trong gia đình nhiễm đái tháo đường tuýp 2( yếu tố di truyền ).
  • Đối với phụ nữ đã từng có tiểu sử bệnh tiểu đường thai kỳ vào lần mang thai trước.
  • Trước và trong  thời kỳ mang thai bị tăng cân quá đà, béo phì ( chỉ số BMI>30).
thừa cân cũng là nguy cơ làm tăng khả năng mắc tiểu đường thai kỳ

     thừa cân cũng khiến sản phụ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hơn

2. Bệnh tiểu đường thai kỳ thì thông số glucose như thế nào?

Chỉ số glucose bình thường đối với các sản phụ không mắc tiểu đường thai kỳ :

  • Khi sản phụ đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
  • Sau khi sản phụ ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
  • Sau khi sản phụ ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

Sản phụ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ có 2 kết quả bằng hay vượt cao hơn giới hạn trên.

3. Bệnh tiểu đường thai kỳ có những triệu chứng đặc trưng nào?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra các triệu chứng dễ nhận biết. Thường sản phụ chỉ biết mình mắc tiểu đường thai kỳ khi mà bạn đi kiểm tra định kỳ tại các cơ sở khám chữa bệnh. Một số sản phụ thì có thể có một số biểu hiện nghi ngờ về tiểu đường thai kỳ như: tăng cân nhiều, siêu âm thai có dư ối hoặc thai to hơn so với tuần tuổi theo khuyến cao.

dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ

                  Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng và đặc trưng

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không đặc trưng:

  • Cảm thấy háo nước thường xuyên, phải uống nước về đêm.
  • Khoang miệng luôn thấy khô.
  • Đi tiểu tiện thường xuyên nhiều hơn mọi khi, đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với bình thường.
  • Cơ thể uể oải mệt mỏi.
  • Khi bị thương thì vết thương của mẹ bầu khó lành.
  • Nhiều trường hợp bị viêm nhiễm ở vùng kín, thường là nhiễm nấm và không chữa được.

Do những triệu chứng này gần giống với các triệu chứng phổ biến khi mang thai vì thế các sản phụ rất khó để nhận ra. Vì vậy hãy khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời và nghe được các lời khuyên của bác sĩ.

4. Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với sản phụ và thai nhi

4.1 Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với các sản phụ

Biến chứng khó lường của bệnh tiểu đường thai kỳ

                           Biến chứng nguy hiểm khó lường của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và bé

Mắc tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong suốt thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, thai phải mổ để lấy.

Nếu nhiễm lâu dài mà không có các biện pháp can thiệp thì lúc này sản phụ rất dễ bị nhiễm tiểu đường tuýp 2 và làm tăng áp lực lên tim gây nên các bệnh tim mạch không chỉ ảnh hưởng thai nhi mà còn ảnh hưởng đến người mẹ kể cả sau sinh.

Nguy cơ mắc tai biến của các sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn so với các mẹ không nhiễm bệnh tiểu đường thai kỳ. Các biến chứng thường gặp khi sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:

   Biến chứng cao huyết áp của bệnh tiểu đường thai kỳ:

tiểu đường thai kỳ có thể kàm tăng huyết áp

                       Tăng huyết áp là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ

Sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn các thai phụ bình thường. Tăng huyết áp cũng gây nên nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy nội tạng, thai phát triển chậm trong tử cung, sinh non hoặc tăng tỷ lệ lưu thai. Do đó, các sản phụ được khuyến cáo thường xuyên đo huyết áp, theo dõi cân nặng .

  Sinh non – Sẩy thai – Thai lưu do bệnh tiểu đường thai kỳ:

Tỷ lệ sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu của các sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn hẳn các sản phụ khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tầm soát glucose huyết muộn, hoặc nhiễm trùng tiết niệu, đa ối. Các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra theo dõi glucose huyết thường xuyên và sát sao.

  Đa ối do bệnh tiểu đường thai kỳ:

biến chứng đa ối khi sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ

                           Biến chứng đa ối rất nguy hiểm có thể làm sinh non hoặc lưu thai

Tuần thứ 26 đến 32 của thai kỳ dịch ối sẽ nhiều làm tăng nguy cơ sinh non

 Nhiễm khuẩn niệu do bệnh tiểu đường thai kỳ:

Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát glucose máu thì khả năng nhiễm khuẩn niệu càng tăng cao. Viêm đài bể thận cấp là biến chứng sẽ xảy ra nếu không được điều trị kịp thời.

4.2 Ảnh hưởng đối với thai nhi khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Thai tăng về kích cỡ và khối lượng quá mức cũng là biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ do tăng vẫn chuyển glucose từ mẹ vào thai. Bệnh đái tháo đường thai kỳ chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Đối với giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi có khả năng sẽ ngưng phát triển dẫn đến sảy thai tự nhiên hoặc dị tật bẩm sinh ở tuần thứ 6 thứ 7 của thai kỳ. Thai nhi tăng trưởng quá mức thường xảy ra vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 9. Hiện tượng này có nguyên nhân do sự tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lúc này lượng glucose sẽ kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm thai nhu tăng nhu cầu nạp năng lượng dẫn đến thai phát triển to quá mức.

  Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh do mẹ bị tiểu đường thai kỳ

15% đến 25% thai nhi bị biến chứng này là do mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân chính do gan thai nhi chưa hoàn thiện nên đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến giảm tân tạo glucose từ gan.

  Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Trước đây, Bệnh lý hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh có mẹ nhiếm bệnh tiểu đường thai kỳ( chiếm khoảng 30% ). Hiện nay tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể chỉ còn khoảng 10% do có các phương tiện máy móc đo được độ trưởng thành của phổi thai nhi

  Vàng da sơ sinh do mẹ nhiễm bệnh tiểu đường thai kỳ

Việc tăng phân hủy hemoglobin làm bilirubin huyết tương tăng gây vàng da sơ sinh. Tình trạng này chiếm 25% các sản phụ bị nhiễm bệnh tiểu đường thai kỳ

 Các ảnh hưởng về lâu dài của bệnh tiểu đường thai kỳ

Việc sản phụ nhiễm tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng khả năng béo phì , nhiễm tiểu đường tuýp 2 cho trẻ khi lớn lên cao gấp 8 lần so với các trẻ khác. Ngoài ra có thể gây nên các rối loạn tâm thần – vận động cho trẻ.

Khi mẹ bầu được xác định bị tiểu đường thai kỳ thì cần tuân thủ mọi hướng dẫn điều trị của bác sĩ để giảm tối đa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ bầu và của bé. Trong đó, cần xét nghiệm theo đúng quy trình để xác định chính xác có bị tiểu đường thai kỳ hay không và điều hướng trong chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Những ảnh hưởng biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ gây nên là rất nghiêm trọng. Nó gây ra các vấn đề cho cả mẹ và bé trước trong và sau khi sinh. Tuy nhiên nguy cơ của căn bệnh này có thể được giảm bớt nếu nó được phát hiện kịp thời và điều chỉnh chế độ ăn luyện tập của sản phụ. Có thể kết hợp các thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể sản phụ theo tư vấn và sự đồng ý của bác sĩ. Thì căn bệnh tiểu đường không còn là nỗi lo sợ quá mức đối với các sản phụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *