Cholesterol là một chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, là một chất có mặt ở khắp nơi trong cơ thể. Chính vì cholesterol quan trọng như vậy nên việc tìm hiểu về cholesterol là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vậy Cholesterol là gì? Nó bao gồm những loại nào? Chức năng của cholesterol? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc đấy.
Để cơ thể hoạt động bình thường, thì sự hỗ trợ của Cholesterol chắc chắn là phải có, vì nó là chất cần thiết mà các tế bào trong cơ thể cần có, từ quá trình sinh hóa đến sự hoạt động của tim.
Nội Dung
1. Bạn có biết định nghĩa của cholesterol không?
Cholesterol là chất mỡ mà cơ thể cần để hoạt động, thường tồn tại trong các loại thực phẩm như thịt, sữa, bơ, nội tạng, mỡ động vật.. và ngay cả là trong gan của bạn.
Nó giúp thúc đẩy quá trình hoạt động tế bào thần kinh, hơn nữa giúp ích cho việc sản xuất một số loại hormone để cơ thể có thể hoạt động khỏe mạnh..
Tính chất hóa học: kém tan trong nước. Mặc dù không di chuyển tự do được trong máu nhưng bù lại, nó được vận chuyển bởi các “va-li phân tử” tan trong nước, trong có mang theo mỡ và cholesterol.
Chính vì cholesterol là chất không thể thiếu trong cơ thể nên nếu có những yếu tố ảnh hưởng tới chức năng của cholesterol sẽ có nguy cơ gây nhiều bệnh nguy hiểm tới sức khỏe.
2. Phân loại Cholesterol
Về việc phân loại cholesterol, ta thường thấy chia làm 2 loại chính: LDL hay còn gọi là Cholesterol xấu), HDL còn được gọi là Cholesterol tốt.
2.1. LDL cholesterol ( Cholesterol xấu – mỡ xấu)
LDL (viết tắt của low density lipoprotein cholesterol) hay còn gọi là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp. Chức năng của cholesterol này là giúp cho việc chuyển chở hầu hết cholesterol trong cơ thể, tuy nhiên nếu LDL cholesterol có quá nhiều trong máu sẽ gây nên việc lắng đọng mỡ, xơ vữa động mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
LDL cholesterol – Chức năng của cholesterol loại này là gì?
Mức LDL < 200 mg/dl được gọi là bình thường; ở khoảng 130 – 159 mg/dl là ở giới hạn cao, 160 – 189 mg/dl là mức cao và 190 mg/dl là rất cao đối với người bình thường khỏe mạnh. Còn khác biệt hơn, với trẻ em, chỉ số <110 mg/dl là ở ngưỡng bình thường, từ 110 – 129 mg/dl là giới hạn cao, và mức cao là từ 130 mg/dl.
2.2. HDL hay còn biết tới là Cholesterol tốt (mỡ tốt)
HDL (high density lipoprotein cholesterol, hay còn biết tới với tên là cholesterol tốt): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, chức năng của cholesterol này lấy lượng cholesterol thừa ra khỏi máu và ngăn chúng đi vào động mạch, tránh khỏi tác nhân gây xơ vữa động mạch.
HDL cholesterol là gì?
40-50 mg/dl là chỉ số HDL – cholesterol trong máu ở ngưỡng bình thường, tương đương với 1 – 1.3 mmol/l ở nam và 50 – 59 mg/dl hay 1,3 – 1,5 mmol/l ở nữ.
3. Chức năng của cholesterol liệu bạn đã biết?
3.1. Sản sinh hormone steroid
Chức năng của cholesterol đầu tiên có thể kể tới là sản sinh hormone steroid – 1 hormon cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Các hormone đấy bao gồm:
- Hormone giới tính: estrogen, testosteron ở nam giới, progesteron ở nữ giới.
- Cortisol – hormone để điều tiết hàm lượng đường trong máu và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
- Aldosteron: rất quan trọng để giữ muối và nước ở cơ thể.
3.2. Sản sinh vitamin D
D2 và D3 là hai loại vitamin D quan trọng, chúng được tổng hợp từ cholesterol một phần, và khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
3.3. Hỗ trợ vấn đề tiêu hóa
Cholesterol giúp tiêu hóa thức ăn chứa chất béo và sử dụng để tạo ra mật – giúp hấp thu các vitamin A,D,E,K; các vitamin tan trong nước.
3.4. Chức năng của cholesterol ảnh hưởng tới thành phần cấu trúc của tế bào
Sự kết hợp của cholesterol và lipid phân cực tạo ra cấu trúc của các tế bào trong cơ thể – cơ bản là hàng rào bảo vệ tế bào.
Trong các tế bào thần kinh, chức năng của cholesterol còn được thể hiện ở việc hình thành lớp vỏ myelin giúp cách ly sự dẫn truyền các xung thần kinh một cách hiệu quả.
3.5. Tác động trên hệ miễn dịch
Một trong những chức năng của cholesterol là giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Các tế bào miễn dịch dựa vào cholesterol để tránh việc nhiễm trùng và tăng khả năng phục hồi.
3.6. Vai trò chống oxy hóa của cholesterol
Chống oxy hóa trong cơ thể cũng là một chức năng của cholesterol điển hình. Các gốc tự do sản sinh từ vết thương phải dược cholesterol trung hòa.
4. Cholesterol hay lấy từ đâu?
Thực phẩm giúp tăng chức năng của cholesterol
Đa số là tới từ gan (1000 mg Cholesterol/ngày), phần còn lại là tới từ thực phẩm.
Thực phẩm hay được nghĩ tới:
- Lòng đỏ trứng, thịt gia súc gia cầm, các loại hải sản…
- Sữa, các chế phẩm từ sữa thường dùng như phomai, kem…
Chẳng hạn trứng là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng đối với mọi đối tượng thông thường. Sở dĩ như vậy vì trung bình một quả trứng cung cấp tới khoảng 200 mg cholesterol. Rất nhiều người mách nhau rằng nên tránh ăn trứng nhiều vì chúng có thể khiến mức cholesterol tăng vọt nhưng thực tế trứng không hề tác động tiêu cực đến mức cholesterol như vẫn thường nói. Ăn cả 1 quả trứng có thể giúp tăng lượng HDL cholesterol để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Phô mai có thể cung cấp tới 27mg cholesterol chỉ với lượng 28g mà thôi. Phô mai có chứa rất nhiều chất béo không ảnh hưởng tiêu cực tới mức cholesterol. Ngoài ra nó còn chứa những chất khác nhau như canci, vitamin A, B và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Các loại thịt nói chung đều chứa rất nhiều cholesterol, nhất là tim, gan, thận. Chỉ trong 56g thịt nội tạng có chứa tới 100mg cholesterol. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi tiêu thụ mức độ cholesterol trong thịt vừa phải sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với những người khác.
5. Các phòng tránh bệnh cholesterol bạn nên biết
Muốn phòng tránh căn bệnh máu nhiễm mỡ một cách hiệu quả, người bệnh nên áp dụng những biện pháp sau đây:
- Phải luôn cố gắng duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh hiện tượng béo phì.
- Cố gắng sủ dụng các thực phẩm chứa chất béo có lợi, tránh sử dụng các chất béo bão hòa và nội tạng động vật, các loại thịt đỏ như thịt bò…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung các chất xơ, chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá; nếu có sử dụng thì sử dung trong mức độ cho phép (áp dụng với việc uống rượu).
- Hạn chế ăn quá nhiều đạm. Nếu ăn tối quá muộn và ăn nhiều sẽ gây khó tiêu.
- Tốt nhất nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn tối thiểu 30 phút/ngày và 5 lần/tuần. Có thể sử dụng giải pháp tập luyện với nhóm bạn bè để nâng cao nhu cầu tập luyện, tránh việc bỏ dở giữa chứng.
Bạn có thể phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh cũng như tăng hiệu quả điều trị thông qua việc kiểm tra tình trạng mỡ máu định kì. Nếu người trưởng thành ở độ tuổi 20 trở lên thì nên tiến hành kiểm tra mỡ máu từ 03-05 năm/lần. Với người trên 50 tuổi thì kiểm tra 6 tháng/lần; còn với những người có bệnh lí nền sẵn như thể trạng béo, người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Nếu muồn có hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh tăng cholesterol thì tốt nhất nên đi kiểm tra tình trạng mỡ máu định kì. Nếu người từ 20 tuổi trở lên thì có thể kiểm tra định kì 3-5 năm/lần. Người trên 50 tuổi có thể kiểm tra cứ 6 tháng một lần. Đối với những người có tình trạng bệnh nền như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp thì càng phải kiểm tra thường xuyên hơn.
Hy vọng được qua bài viết này, các bạn sẽ có thể biết được “chức năng của cholesterol là gì”. Nhiều người luôn nghĩ cholesterol là xấu nhưng thực ra không phải như vậy, nó trái lại lại là một chất rất cần thiết với cơ thể. Hiểu được chức năng của cholesterol để biết cách điều tiết chế độ dinh dưỡng và lối sống hợp lí giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, vừa giúp cho người thân bị bệnh, vừa giúp cho cả bản thân mình. Còn trong trường hợp đã bị bệnh, chúng tôi có gợi ý cho bạn một số nhóm thuốc nên được sử dụng trong điều trị như sau: