Tỏi đen biết đến là một loại dược phẩm rất tốt cho sức khỏe và để sử dụng nó hiệu quả chúng ta cần biết ăn tỏi đen đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho cách tốt nhất sử dụng tỏi đen nhằm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Nội Dung
1. Tỏi đen là gì? Ăn tỏi đen thế nào?
Trước khi tìm hiểu cách sử dụng tỏi đen, cùng khái quát qua khái niệm tỏi đen nhé!
Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi trắng chúng ta hay sử dụng. Chúng đựơc lên men trong điều kiện vô cùng nghiêm ngặt về nhiệt độ và độ ẩm để hàm lượng hoạt chất trong tỏi đen tăng lên. Trong tỏi đen hàm lượng chất đều tăng gấp nhiều lần như, các hợp chất sulfur hữu cơ, hàm lượng đường, poly phenol và S-allyl-L-cysteine (SAC) tăng lên gấp 4 – 5.
Nhìn chung, Tỏi đen dễ sử dụng hơn tỏi trắng, khác hoàn toàn về mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt thơm, nhai thấy dẻo, bóc thì không dính tay. Khi ăn tỏi đen, sẽ có cảm giác như ăn một loại mứt trái cây được sấy khô chứ không còn là tỏi nữa. Hơn nữa, do không có hoặc ít mùi hăng ăn nên có thể không sợ bị hôi miệng – một sự bất tiện khiến nhiều không dám ăn nhiều, dù biết tỏi tốt cho sức khỏe.
Ăn tỏi đen đúng cách nhất
2. Công dụng của việc ăn tỏi đen:
Các nghiên cứu công bố gần đây, đã chứng minh tỏi đen có nhiều tác dụng sinh học quý và tốt hơn tỏi tươi bao gồm:
–Tác dụng hạ cholesterol máu và bảo vệ tim mạch: Tỏi đen giúp hỗ trợ thúc đấy quá trình lưu thông của hệ tuần hoàn, bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, ăn tỏi đen sẽ giúp hạ cholesterol trong máu, tăng HDL – Cholesterol có tác dụng tốt cho cơ thể. Đặc biệt với đối tượng là những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, người bị béo phì, mỡ máu. Đặc biệt, trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của Eun- Soo Jung và cộng sự (2014) đã chứng minh ở nhóm người dùng 6 g tỏi đen /ngày vào sáng và tối, giúp tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) so với nhóm dùng giả dược.
–Tác dụng chống oxy hóa: Trong quá trình lên men các chất trong tỏi chuyển hóa thành các hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể ngăn ngừa một số bệnh cho cơ thể
–Tác dụng chống ung thư: Lên men tỏi đen làm sản sinh ra sulfur hữu cơ ức chế quá trình peroxy hóa lipit. Dịch chiết tỏi đen có độc tính với tế bào ung thư phổi, Dạ dày, gan… Tỏi đen hỗ trợ điều trị ung thư bằng kích thích đáp ứng miễn dịch, làm loại bỏ khả năng di căn của tế bào ung thư.
–Tác dụng hạ đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường đựoc coi là một bệnh rất nguy hiểm vì tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như nhiễm trùng bệnh tim,… Tỏi đen giúp làm giảm nồng độ glucose và insulin trong máu, ngăn ngừa hoàn hảo các biến chứng của bệnh tiểu đường.
–Tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng tiêu diệt các loại vì khuẩn và virus, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Những người bị suy giảm sức đề kháng hay ngừơi ốm lâu ngày sử dụng rất có hiệu quả.
–Tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan: Công dụng của tỏi đen tiếp theo là bảo vệ lá gan rất tốt. Các tác dụng của tỏi đen được chứng minh có hiệu quả với các trường hợp suy giảm chức năng gan như viêm gan, xơ gan,…
Ngoài ra tỏi đen được khuyên dùng cho các vận động viên hoặc những người muốn cải thiện sức khỏe cơ bắp. Tỏi đen cũng tốt cho việc chống lại mệt mỏi mãn tính, kiệt sức do làm việc quá mức hoặc thiếu ngủ thường xuyên.
Ăn tỏi đen hợp lí nhất
3. Hướng dẫn Ăn tỏi đen đúng cách nhất
– Ăn tỏi đen trực tiếp là cách đơn giản nhất phát huy hoàn toàn 100% hiệu quả tỏi đen mang lại. Chỉ cần bóc vỏ ngoài, nhai tỏi đen thật kỹ sau đó uống nước lọc tráng qua miệng là đựơc. Nên uống tốt nhất vào buổi sáng trước, tầm khoảng 30 phút trước khi ăn. Về liều lượng để ăn tỏi đen đúng cách nhất là:
- Người bình thường có thể sử dụng 2 đến 4 củ cô đơn, sử dụng hơn vẫn tốt
- Người cần phục hồi sức khỏe sau bệnh nên sử dụng không quá 2 củ mỗi ngày, nhiều hơn có thể gây nóng trong người, khó chịu.
- Trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng không quá 1 củ / ngày, vì nhiều có thể dẫn tới việc bị táo bón.
– Nước ép tỏi đen: Đây là một cách dùng cũng khá phổ biến vì các dưỡng chất trong nước tỏi đen sẽ đựơc hấp thu nhanh chóng. Bạn lấy một túi tỏi đen 500 gram hoặc 250 gram đêm bóc vỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng một chút nước ấm xây nhuyễn. Tiếp theo dùng rây lọc lấy nước, rồi đựng trong hũ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh dùng dần là đựơc. Chỉ nên sử dụng khoảng một chén uống trà nước ép tỏi mỗi ngày.
–Tỏi đêm ngâm cùng mật ong: Tiếp theo để ăn tỏi đen đúng cách là sử dụng mật ong để ngâm cùng. Phương pháp này không những hấp thu tốt dưỡng chất trong tỏi đen còn có công dụng tuyệt vời trong làm đẹp. Cách làm thì vô cùng đơn giản, chỉ cần bóc vỏ 1 túi tỏi đen 250gram, giữ nguyên củ không nghiền nát ngâm trong mật ong nguyên chất trong 3 tuần là có thể sử dụng đựơc. Mỗi ngày ăn khoảng 3 lần, mỗi lần 2 củ tỏi đen cô đơn cùng với 1 thìa mật ong.
–Tỏi đen ngâm cùng rượu: Là cách dùng khá rộng rãi, đặc biệt nam giới hay dùng. Bạn cần có 1 lít rượu nguyên chất với 250 gram tỏi đen bóc vỏ, ngâm chúng trong 2 tuần sau đó có thể đem sử dụng. Một ngày chỉ nên dùng 30- 40ml rượu tỏi đen, nên uống sau ăn để đạt đựơc công dụng tốt nhất.
Ngoài ra có thể dùng tỏi đen vào nấu ăn như làm nước chấm, kết hợp với đầu nướng thịt, làm thịt viên, xào nấm,… Tuy nhiên chế biến khiến cho lượng dưỡng chất trong tỏi đen sẽ bị ảnh hưởng nên 4 phương pháp trên vẫn là cách ăn tỏi đen đúng cách nhất, bạn nên tham khảo và sử dụng.
4. Đối tượng không nên ăn tỏi đen
Tuy có nhiều công dụng tốt như vậy nhưng vẫn có các trường hợp không nên ăn tỏi đen như:
- Phụ nữ mang thai nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Người có tạng nhiệt cao, người nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi.
- Người dị ứng với tỏi nếu cố tình dùng có thể gây ngứa ngáy, hay nguy cơ tăng huyết áp.
- Người bị huyết áp thấp hạn chế sử dụng nhiều.
- Người bị tiêu chảy.
- Người mắc bệnh về mắt: những người phụ nữ sau khi đẻ hay Một số người, có chứng bệnh về mắt, tai, bị ù tai, chóng mặt thì việc sử dụng tỏi đen trong sẽ gây cho thị lực giảm và tổn thương mắt nặng hơn.
- Người mắc bệnh về thận: Vì tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, người điều trị về bệnh về thận không nên ăn tỏi đen, nó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị và tạo ra những tác dụng không mong muốn.
- Người suy giảm chức năng gan.
- Người bị đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa hay đau bụng.
- Người dùng rượu ngâm tỏi đen dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu tới sức khoẻ
Hạn chế tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng:
- Tìm mua tỏi ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, có nhãn mác và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo chất lượng tỏi đen.. Có thể liên hệ qua hotline: 02462918086 để biết thêm thông tin các sản phẩm chính hãng.
- Không mua hay ăn tỏi đen hết hạn sử dụng và không dùng tỏi đã bị mốc.
- Nên cất trong ngăn mát tủ lạnh khi không sử dụng
Hàm lượng các chất có lợi trong tỏi đen đều cao hơn so với tỏi thông thường và có tác dụng tốt trong hỗ trợ ngăn chặn các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, tiểu đường, chống viêm nhiễm, chống oxy hóa,… Vì vậy ăn tỏi đen đúng cách là điều vô cùng cần thiết để phát huy toàn bộ công dụng mà nó mang lại.
Tài liệu tham khảo
- Kimura S., Tung Y.-C., Pan M.-H., et al (2016). Black garlic: A critical review of its production, bioactivity, and application, Journal of Food and Drug Analysis.
- 2. Jeong Y. Y., Ryu J. H., Shin J. H., et al (2016). Comparison of Anti-Oxidant and Anti-Inflammatory Effects between Fresh and Aged Black Garlic Extracts, Molecules. 21(4): 430. DOI: 10.3390/molecules21040430.
- Jung E. S., Park S. H., Choi E. K., et al (2014). Reduction of blood lipid parameters by a 12-wk supplementation of aged black garlic: a randomized controlled trial, Nutrition. 30(9): 1034-1039. DOI: 10.1016/j.nut.2014.02.014.