Vẫn biết tỏi đen là một loại dược liệu quý, mang đến rất nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng tỏi đen như ăn tỏi đen có bị nóng không? Ăn tỏi đen thế nào là đúng cách? Ăn bao nhiêu thì có tác dụng… Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho các bạn tất cả những hắc mắc này, đặc biệt là thắc mắc ăn tỏi đen có bị nóng không?
Nội Dung
1. Tỏi đen là gì, tại sao lại có thắc mắc ăn tỏi đen có bị nóng không?
Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi tươi ở điều kiện nhiệt độ dao động từ 50 – 70oC và độ ẩm khoảng 70 – 80%. Quá trình lên men được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian từ 1 đến 2 tháng tùy thuộc vào thiết bị lên men.
Trải qua một quá trình lên men trong điều kiện khắt khe, tỏi tươi trở thành tỏi đen với cấu trúc dẻo, màu đen, giảm mùi hăng, có hương vị trái cây sấy và có vị ngọt.
Tỏi đen đã khắc phục được khá nhiều nhược điểm của tỏi tươi, có thể nhận thấy rõ là thể chất, màu sắc và hương vị của tỏi mà vẫn giữ được những công dụng quý của tỏi tươi, thậm chí hoạt tính sinh học còn tăng lên nhiều lần.
Tuy nhiên, ăn nhiều tỏi tươi có thể bị nóng, vậy ăn tỏi đen có bị nóng không? Tỏi đen có khắc phục được nhược điểm này ở tỏi tươi không, cùng đi tìm hiểu để tìm câu trả lời.
tỏi đen là gì
2. Từ thành phần của tỏi đen có thể trả lời thắc mắc ăn tỏi đen có bị nóng không
Tỏi đen có chứa rất nhiều thành phần có tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Tỏi đen không những giữ được những hoạt chất ở tỏi thường mà nồng độ các hoạt chất đó trong tỏi đen còn tăng lên nhiều lần khiến cho tỏi đen có hoạt tính sinh học cao hơn tỏi thường, hơn nữa khi cảm nhận mùi vị tỏi đen chúng ta sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc ăn tỏi đen có bị nóng không.
Các hoạt chất chính có trong tỏi đen bao gồm:
Ba hoạt chất S-allyl cysteine (SAC), polyphenol, flavonoid cao hơn trong tỏi thường gấp 5 lần.
Tỏi đen chứa tới 18 acid amin thiết yếu, đặc biệt là methionin, cystin, cysteine có vai trò quan trọng trong việc chuyển thành các phân tử chứa lưu huỳnh. Những phân tử này đảm nhiệm nhiều vai trò như bảo vệ mô, duy trì hoạt động của tế bào.
Tỏi đen rất giàu vitamin, đặc biệt vitamin B1, vitamin B6 cao hơn tỏi tươi 2 lần. Đây là những vitamin cần thiết cho việc duy trì chức năng của hoạt động thần kinh, chức năng gan, quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng.
Ngoài ra, trong tỏi đen có thành phần đường fructose tạo ra vị ngọt giúp cho tỏi đen có vị ngọt gấp 30 lần tỏi tươi. Vì vậy, để nói ăn tỏi đen có bị nóng không thì câu trả lời là cảm giác ăn tỏi đen không bị nóng cay như ăn tỏi tươi.
Hoạt chất quan trọng và nổi bật nhất trong tỏi đen có thể nói chính là SAC. Đây là hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh tan trong nước, có rất nhiều hoạt tính sinh học như chống oxy hóa, giảm cholesterol, giảm xơ vữa và giữ cho hệ tim mạch được khỏe mạnh. Có tác dụng tốt trong bảo vệ tế bào gan, hạ đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường,…
Tỏi đen đạt chuẩn chất lượng sẽ có hàm lượng SAC dao động trong khoảng 85 – 125 mcg/g. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thời gian của quá trình lên men cũng như phương pháp định lượng mà hàm lượng SAC đạt được sẽ khác nhau.
Vì vậy, nên lựa chọn sản phẩm tỏi đen được lên men theo một quy trình được kiểm soát chặt chẽ tại địa chỉ uy tín để sở hữu một sản phẩm tỏi đen chất lượng.
thành phần tỏi đen
3. Công dụng của tỏi đen sẽ khiến bạn quan tâm nhiều hơn là ăn tỏi đen có bị nóng không
Các nghiên cứu đã chứng minh tỏi đen có nhiều tác dụng vượt trội hơn so với tỏi tươi như chống oxy hóa, kích thích hệ thống miễn dịch, giảm mỡ máu, ức chế các tế bào ung thư… đồng thời, các hoạt tính trong tỏi đen cao gấp 10 lần tỏi tươi [1, 2].
Tỏi đen còn có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường, chống viêm, chống dị ứng, chống kết tập tiểu cầu, bảo vệ tế bào gan. Rất hiệu quả trong cải thiện trí não và bảo vệ tế bào thần kinh.
Với tác dụng chống oxy hóa, tỏi đen còn rất hữu ích trong chống nhăn da, giữ được nét tươi trẻ của làn da.
Ngoài ra, tỏi đen còn giúp tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi, kích thích ăn ngon miệng ở những người chán ăn và ổn định tiêu hóa.
Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Anh Sơn và Vũ Bình Dương về tác dụng bảo vệ đối với một số cơ quan lympho của dịch chiết tỏi đen trên chuột bị chiếu xạ cho thấy trong dịch chiết tỏi đen không có độc tính và có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ quan tạo máu tốt hơn so với tỏi tươi [3].
Với những công dụng tuyệt vời như vậy, nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn e ngại về việc ăn tỏi đen có bị nóng không, ăn tỏi đen như thế nào thì phát huy tác dụng?
công dụng của tỏi đen
4. Ăn tỏi đen có bị nóng không?
Xét về Đông Y, tỏi tươi có vị cay, tính ôn, mùi hơi hăng nồng. Khi ăn nhiều sẽ tạo cảm giác nóng trong người, khá khó chịu. Tuy nhiên, đây là đặc tính của tỏi tươi, chưa trải qua quá trình lên men.
Đối với tỏi đen – sản phẩm của quá trình lên men tỏi tươi với sự kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lên men. Tỏi tươi có sự biến đổi về những đặc điểm hóa lý khiến cho tỏi đen có cấu trúc mềm dẻo, có vị ngọt đậm và mùi thơm dễ chiu, khắc phục được vị cay nồng và mùi hôi khó chịu của tỏi tươi.
Vì vậy, không còn những thắc mắc rằng ăn tỏi đen có bị nóng không bởi với những đặc điểm ưu việt như trên, bạn hoàn toàn yên tâm rằng ăn tỏi đen không bị nóng và thêm vào đó, ăn tỏi đen còn vô cùng có lợi cho sức khỏe của bạn. Những công dụng tỏi đen mang lại đối với sức khỏe sẽ đạt được tối đa nếu bạn biết ăn tỏi đen đúng cách và thường xuyên.
5. Ăn tỏi đen đúng cách
Ngoài cung cấp câu trả lời cho thắc mắc ăn tỏi đen có bị nóng không, bạn cũng nên tìm hiểu cách ăn tỏi đen làm theo để đạt được hiệu quả tối đa.
Thời điểm ăn tỏi đen tốt nhất là trong bữa ăn và nên dùng hàng ngày.
Các cách ăn tỏi đen:
Bóc vỏ ăn trực tiếp: nên nhai kỹ khi ăn, uống kèm 50 – 100ml nước lọc, các thành phần hoạt chất trong tỏi đen sẽ phát huy công dụng tối đa.
Người lớn nên ăn 6 – 12 g/ngày, trẻ em 3 – 6 g/ngày chia 2 lần sáng/tối hoặc một lần vào buổi tối.
Ngâm mật ong: ngâm 100 – 200 g tỏi đen bóc vỏ nguyên củ với 500 ml mật ong trong hũ thủy tinh. Để khoảng 1 tháng có thể mang ra sử dụng. Mỗi ngày có thể sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần 5 – 10 ml.
Ngâm rượu: ngâm 100 – 200 g tỏi đen bóc vỏ nguyên củ với 1 lít rượu trắng, sử dụng sau 1 tuần, có thể thêm rượu trắng sau khi rút bớt rượu. Ngày uống 25 – 50 ml chia 2 lần sáng tối hoặc 1 lần buổi tối sau ăn.
Hãm trà uống: lấy 2 – 4 viên tỏi đen cô đơn bóc vỏ cho thêm khoảng 200 ml nước sôi, để 15 – 30 phút có thể thưởng thức.
ăn tỏi đen đúng cách
6. Địa chỉ bán tỏi đen chất lượng
Nhiều sản phẩm tỏi đen không đạt chuẩn ăn có thể bị nóng, chính vì vậy mới có nhiều thắc mắc xoay quanh việc ăn tỏi đen có bị nóng không. Bạn nên tìm mua một sản phẩm tỏi đen chất lượng để an tâm sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tỏi đen với giá cả dao động, để tìm mua sản phẩm tỏi đen chất lượng, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi theo số hotline: 0246.291.8086 để được tư vấn và đặt mua sản phẩm nhanh nhất. Sản phẩm tỏi đen được lên men theo công nghệ Nhật Bản đả bảo về chất lượng và có uy tín trên thị trường.
Sau bài viết này, chắc chắn bạn đã được giải đáp về thắc mắc liệu ăn tỏi đen có bị nóng không. Hy vọng bài viết ngoài giải đáp được thắc mắc của bạn còn có thể cung cấp cho bạn những kiến thức xoay quanh việc sử dụng tỏi đen để bạn có thể yên tâm sử dụng một sản phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Tài liệu tham khảo
- Sasaki JI, Lu Chao, Machiya Einosuke , et al (2007). Processed black garlic (Allium sativum) extracts enhance anti-tumor potency against mouse tumors. Energy (kcal/100 g). 227: 138.
- Kim Inhye, Kim Jin-Young, Hwang Yu-Jin , et al (2011). The beneficial effects of aged black garlic extract on obesity and hyperlipidemia in rats fed a high-fat diet. Journal of Medicinal Plants Research. 5(14): 3159-3168.
- Hồ Anh Sơn, Vũ Bình Dương (2014). Nghiên cứu tá dụng bảo vệ của dịch chiết tỏi đen đối với một số cơ quan lympho trên chuột bị chiếu xạ. Tạp chí Y – Dược học Quân sự. 9: 31 – 38.