Tiểu đường là một căn bệnh ảnh hướng lớn tới sức khỏe người bệnh và khi mà bệnh đi kèm với những biến chứng thì sẽ trở thành mối nguy hiểm đáng lo ngại. Tuy vậy, chỉ cần có những phương pháp điều trị phù hợp có thể phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng tiểu đường nguy hiểm đó.
Hãy điểm qua một vài biến chứng có thể xuất hiện khi mắc bệnh tiểu đường sau đây.
Nội Dung
1. Bệnh tim mạch: Một trong những biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất
Một trong những biến chứng nguy hiểm xuất hiện khi bị bệnh tiểu đường đó chính là bệnh về tim mạch, điển hình như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng các biến chứng tiểu đường như: huyết áp cao, cholesterol cao…
Các triệu chứng như sau: khó thở, mệt, đổ mồ hôi, đau tức ngực, bàn chân lạnh tím, hay đau bắp vế chân khi đi bộ thì nên đi khám xét nghiệm ngay lập tức vì rất có thể đây là một cảnh báo về việc xuất hiện các biến chứng tiểu đường tại tim. Chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lí sẽ giúp ngăn ngừa được những biến chứng một cách tốt hơn.
Bệnh lý mạch vành là bênh thường gặp phải ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh lý mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường không điển hình như những người mắc bệnh mạch vành thông thường. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 4 lần so với người bị bệnh mạch vành không mắc đái tháo đường.
Biến chứng tiểu đường rất nguy hiểm tới tim
2. Biến chứng về thận
Thận là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm thải trừ trong cơ thể. Chính vì vậy, khi mắc các chứng bệnh liên quan tới thận thì chức năng “bộ lọc” cũng bị hỏng. Và bệnh tiểu đường có khả năng gây biến chứng dẫn tới mất khả năng lọc của thận. Biến chứng tiểu đường ở thận bị gây ra là vì các mạch máu ở thận bị tổn thương, tất yếu dẫn tới hoạt động kém và có thể dẫn tới suy thận. Màng đáy cầu thận cũng bị dày lên, tăng sinh gian mạch và xơ cứng cầu thận. Tất cả những thay đổi này ở thận đều gây suy giảm mức lọc cầu thận.
Cơ chế gây biến chứng ở đây chính là khi bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, sẽ xuất hiện rối loạn chức năng tại các nội mạch mạch máu. Khi thận đã bắt đầu bị hư, cơ thể người bệnh xuất hiện những dấu hiệu của mệt mỏi, người thấy phù do không đào thải được chất đọc khỏi cơ thể. Trong trường hợp thận hư hoàn toàn thì bắt buộc phải dùng máy lọc thận.
Bệnh về thận liệu có phải một biến chứng tiểu đường đáng lo ngại?
Bệnh nhân lưu ý luôn phải dử dụng thuốc cần thiết để duy trì lượng đường huyết nằm trong ngưỡng giới hạn, ngoài ra duy trì huyết áp, và chế độ ăn cho phù hợp.
3. Bệnh thần kinh:
Tổn thương thần kinh do tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Tổn thương thần kinh có tổn thương dây thần kinh ngoại vi và tổn thương dây thần kinh thực vật. Với tổn thương dây thần kinh ngoại vi, triệu chứng phụ thuộc vào vùng bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại vi gặp phải ở bệnh nhân đái tháo đường như cảm giác kiến bò, tê, bỏng rát,… gặp phải ở chân, tay.
Tổn thương dây thần kinh thực vật sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, hoạt động hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục vì dây thần kinh thực vật chi phối các cơ quan này. Tổn thương này có các biểu hiện như tụt huyết áp, ngật, đổ mồ hôi, nôn, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện táo hoặc lỏng,…
Khi mà lượng đường huyết cùng với huyết áp trong cơ thể ở mức quá cao sẽ dẫn tới các vấn đề về đường tiêu hóa, sinh dục và nhiều cơ quan chức năng khác; đặc biệt nhất là ở bàn chân.
Ta có thể gọi tổn thường ở vùng chân này là bệnh lý thần kinh ngoại biên, khi đó ở chi sẽ bị đau, ngứa, thậm chí là mất cảm giác. Mất cảm giác là một dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó có thể dẫn tới nhiễm trùng, nặng hơn thậm chí phải cắt cụt chi. Tỉ lệ những người phải cắt cụt chi khi bị mắc bệnh tiểu đường cao hơn từ 20 – 25 lần so với những người phải cắt cụt chi không bị mắc bệnh tiểu đường.
Việc ngăn ngừa tỷ lệ cắt cụt chân này hoàn toàn có thể thực hiện được. Thậm chí, ngay cả khi cắt cụt một chi, thì chi còn lại vẫn có thể được cải thiển bằng cách theo dõi điều trị đúng cách. Chính vị vậy người bị những biến chứng tiểu đường về thần kinh nên kiểm tra chân một cách thường xuyên.
4. Bệnh võng mạc do tiểu đường
Có một tỉ lệ cao những người mắc bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện biến chứng tiểu đường ở mắt, làm giảm thị lực người bệnh dẫn tới mù lòa. Bệnh võng mạc đái tháo đường đặc trưng ban đầu bởi vi phình mạch của mao mạch võng mạc, sau đó là tân sinh mạch máu và phù hoàng điểm.
Bệnh võng mạc đái tháo đường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu sớm nhưng mờ điểm, bong thủy tinh thể hoặc bong võng mạc, sau cùng là mất thị lực một phần hoặc toàn bộ, tỷ lệ tiến triển bệnh cao. Bệnh này xuất hiện chính là do lượng đường huyết, huyết áp, cholesterol cao. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời để hạ đường huyết mà để lâu dài thì những mạch máu tại mắt sẽ dễ bị tắc nghẽn, vỡ ra dẫn tới mù lòa.
Thường những năm đầu khi mắc bệnh tiểu đường sẽ chưa có biến chứng này nhưng vẫn phải tiến hành kiểm tra mắt thường xuyên và định kì để đảm bảo chắc chắn hơn.
Bệnh võng mạc có phải là biến chứng tiểu đường nguy hiểm không?
5. Bệnh ngoài da
Ngứa ngáy tại da làm bệnh nhẫn gãi liên tục, có thể gây rách da và nhiễm trùng, mụn nhọt. Nguyên nhân là do khi mắc đái tháo đường, bệnh nhân đi tiểu nhiều, từ đó dễ bị mất nước làm cho da bị khô. Bệnh nhân đái tháo đường cũng ít ra mồ hôi vì đau dây thần kinh, đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Khi tình trạng da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, da bị tổn thương và từ đó dễ bị nhiễm trùng, mụn nhọt.
Thậm chí ở một số bệnh nhân, nhất là ở bệnh nhân mập mạp thường hay xuất hiện nấm tại háng, nách, nếu là phụ nữ thì nấm tại vùng dưới vú.
Khi bị nấm da, vùng bị tổn thương sẽ xuất hiện đỏ rát, ngứa ngay, đau đơn tới mức khó chịu. Những vùng da dưới chân nếu có xuất hiện đỏ, đổi màu, hay mọc mụn nước ngứa ngáy đểu có khả năng chuyển sang thành nhiễm trùng.
6. Các biến chứng tiểu đường trong thời kỳ mang thai
Một số biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai mà nếu không được theo dõi một cách cản thận sẽ có thể tổn thương tới người mẹ và thai nhi vẫn còn đang trong bụng.
Thường thì nếu người mẹ mà mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, type 1, type 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ thì cần phải đảm bảo đường huyết trong máu luôn ở ngưỡng cho phép để ngăn ngừa các biến chứng.
Đường huyết của người mẹ quá cao có thể dẫn tới thừa cân của thai nhi, ảnh hưởng tới việc sinh nở và đột ngột giảm glucose máu ở trẻ sau sinh. Trong trường hợp trẻ bị phơi nhiễm trong thời gian dài với glucose cao có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn trong tương lai.
Các biến chứng tiểu đường thật sự có nguy hiểm, những không phải là không có cách nào để phòng tránh được. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, điều tiên quyết cần chú ý tới đó là luôn cố gắng kiểm soát đường lượng đường trong máu; ngoài ra kết hợp thêm các phương pháp hộ trợ như tập thể dục đều đặn để có thể ngăn ngừa được các biến chứng tiểu đường một cách hiệu quả nhất.