Được biết đến như một loại thần dược có tác dụng hồi xuân, trong những năm gần đây hà thủ ô đỏ được săn tìm và sử dụng phổ biến. Tuy có nhiều công dụng quý giá nhưng dược liệu này lại khá cầu kì ở cách chế biến để sử dụng được. Việc chế biến hà thủ ô tươi được cho là bắt buộc trước khi sử dụng. Vậy bạn đã biết cách chế biến hà thủ ô tươi chưa? Hãy để Kochi chia sẻ với bạn 3 cách chế biến hà thủ ô tươi chuẩn xác nhất nhé.
Nội Dung
1. Hà thủ ô tươi là gì?
Trước khi nói đến cách chế biến hà thủ ô tươi, Kochi muốn cung cấp một vài thông tin hữu ích về dược liệu này.
Cây hà thủ ô đỏ hay còn được gọi với nhiều tên khác như thủ ô, dạ hợp, giao đằng, địa tinh, mần đăng ón (Thổ), mãn đăng tua lình (Lào – Sầm Nưa),…Mỗi một tên gọi đều gắn với những sự tích hoặc gắn với đặc điểm sống của dược liệu này. Ví dụ, tên gọi hà thủ ô đỏ là do sự tích về nguồn gốc của cây từ hơn nghìn năm trước và được đặt theo tên một người – con cháu của người đầu tiên phát hiện và sử dụng cây – đã chia sẽ để bài thuốc được biết đến rộng rãi. Hay cái tên giao đằng là do đặc điểm của cây là dây leo và thân dây leo luôn quấn vào với nhau…
Cây hà thu ô đỏ được đặt tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.), là loài cây thích hợp với khí hậu ẩm mát của những vùng cận nhiệt đới và cả vùng nhiệt đới núi cao. Khu vực mọc thích hợp nhất là nơi có quần thể rừng núi đá vôi với độ cao lên tới 1700 m. Ở nước ta, hà thủ ô thường mọc tự nhiên ở đồi núi với độ cao trên 1000 m như các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai hay Sơn La,.. Còn trên thế giới, hà thủ ô đỏ mọc tự nhiên ở nhiều nước có khí hậu phù hợp như Nhật Bản, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc – nơi có nền y học cổ truyền phát triển sớm nhất thế giới. Dược liệu thường được dùng là rễ của cây hà thủ ô tươi, sau khi thu hoạch từ những cây có tuổi thọ 3 đến 5 năm.
Theo cách phân loại của y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ thuộc nhóm bổ huyết, có vị đắng và chát, có tính ấm, quy vào hai kinh can, thận. Có công năng và chủ trị: bổ khí huyết, bổ thận âm, nhuận tràng thông tiện, giải độc chống viêm,… Nổi bật nhất là ngay từ xa xưa, dược liệu này đã được biết đến như một loại thần dược hồi xuân có thể giúp mọc tóc, làm đen tóc lại hay còn được truyền nhau là “ xanh tóc đỏ da”.
cay ha thu o do
2. Tại sao hà thủ ô tươi lại cần chế biến
Có ba lí do để giải thích cho câu hỏi “Tại sao hà thủ ô tươi lại cần chế biến”. Lí do đầu tiên, quan trọng nhất là: bản thân trong dược liệu này có sự xuất hiên đồng thời của hai nhóm hoạt chất mà tác dụng của chúng bị trái ngược nhau là nhóm Taninoid và nhóm Anthranoid (hàm lượng khoảng 1,7%). Các anthranoid thì tác dụng nhận tràng chữa táo bón mà ngược lại các taninoid lại giúp giảm nhu động ruột nên thường dùng chữa bệnh ỉa chảy. Do sự trái ngược này nên khi sử dụng hà thủ ô tươi, chưa qua chế biến sẽ làm người dùng chịu hậu quả rối loạn tiêu hóa từ đó dễ dẫn đến mất nước và các chết điện giải của cơ thể. Nguyên nhân thứ 2 là các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc chế biến hà thủ ô đỏ sẽ làm giảm nguy cơ gây hại cho gan. Và cuối cùng là chế biến sẽ làm tăng tác dụng dẫn thuốc hay quy kinh, tăng tác dụng bổ dưỡng.
Tổng kết lại là nếu sử dụng hà thủ ô tươi không qua chế biến sẽ không không khai thác được hết công dụng tuyệt vời mà trái lại còn gây ra một số các tác dụng không mong muốn và khó bảo quản. Vậy đâu là cách chế biến hà thủ ô tươi đúng? Hãy theo dõi tiếp ngay phần dưới đây nhé!
3. Cách chế biến hà thủ ô tươi
3.1. Cách chế biến hà thủ ô tươi theo đúng y học cổ truyền
Y học cổ truyền có ghi lại cách chế biến hà thủ ô đỏ “cửu chưng cửu sái” như sau:
Bước 1: Củ hà thủ ô tươi sau khi thu hoạch về đem rửa sạch. Sau đó cạo bỏ vỏ tách bỏ lõi rồi thái thành lát mỏng.
Bước 2: Hà thủ ô sau khi được thái lát mỏng ở trên thì đem ngâm vào nước vo gạo trong khoảng 1 ngày 1 đêm. Trong thời gian đó nên thay bỏ nước vo gạo từ 1 đến 2 lần.
Bước 3: Rửa sạch lại rồi chế với nước đậu đen, ninh nhừ.
Bước 4: Sau khi được đun nhừ thì vớt hà thủ ô ra, còn nước đậu đen thì để lại để tẩm hà thủ ô đem phơi.
Sau khi phơi lần thứ nhất được khô, lại cho dược liệu vào nấu với đậu đen mới, đến nhừ lại bỏ ra phơi và tẩm nước đậu đen. Quá trình ninh – tẩm dịch đậu đen – phơi khô lặp đi lặp lại đủ 9 lần thì kết thúc và thành quả là hà thủ ô chế cửu chưng cửu sái.
Cách chế biến hà thủ ô tươi cửu chưng cửu sái này có ưu điểm là không cần dụng cụ phức tạp, hiệu quả giảm thành phần gây tác dụng không mong muốn tốt. Tuy nhiên lại có nhiều nhược điểm: cần nhiều thời gian và công sức, phụ thuộc vào thời tiết để phơi, không đảm bảo được chất lượng do không kiểm soát được độ ẩm. Vì vậy, hiện nay cách chế biến hà thủ ô tươi này hầu như ít sử dụng, nếu có thì chỉ sử dụng cho những trường hợp không có thiết bị sấy hoặc dùng nghiên cứu.
cach che bien ha thu o tuoi ket qua
3.2. Cách chế biến hà thủ ô tươi hiện đại
Trong Thông tư 30/2017 của Bộ y tế phần phụ lục chế vị thuốc hà thủ ô đỏ có nói:
Bước 1: Chế lấy dịch đậu đen: 100 g đậu đen đem rửa sạch rồi thêm 4 lít nước sạch, nấu đến khi hạt đậu chín mềm thì gạn lấy phần dịch đậu đen.
Bước 2: Chế hà thủ ô đỏ (công thức dùng cho 1,0 kg nguyên liệu hà thủ ô đỏ tươi): loại tạp đất bẩn bên ngoài, rửa sạch dược liệu rồi ngâm trong nước vo gạo 2 ngày đêm (chú ý thời điểm chế biến, nếu vào mùa hè thì sau 4 đến 6 tiếng phải tiến hành thay nước).
cach che bien ha thu o tuoi kochi
Bước 3: Tiến hành vớt dược liệu ở trên ra, tiếp tục rửa cho sạch. Thêm dịch đậu đen chuẩn bị ở bước 1 để cho ngập dược liệu. Đun trong thời gian từ 4 đến 6 giờ, trong quá trình đun phải thỉnh thoảng thực hiện đảo đều (trường hợp cạn dịch thì bổ sung thêm nước vào cho ngập).
Bước 4: Để cho nguội và vớt hà thủ ô ra, bõ lõi ở trong (nếu có), thái phiến dày từ 2 mm đến 4 mm.
Bước 5: Phơi hoặc sấy se dược liệu ở nhiệt độ 60°C đến 70°C, tẩm tiếp dịch và nấu cho đến khi hết dịch là kết thúc giai đoạn nấu
Bước 6: Phơi hoặc sấy cho đến khô kiệt. Bước cuối cùng là để nguội và đóng gói bảo quản.
cach che bien ha thu o tuoi hien dai
Cách chế biến hà thủ ô tươi hiện đại này thực chất vẫn dựa theo phương pháp y học cổ truyền, chỉ cải tiến để không còn phụ thuộc vào thời tiết và giảm bớt giai đoạn để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Theo các nghiên cứu thì hiệu quả của cách chế biến hiện đại này so với cách y học cổ truyền không có sự khác nhau quá rõ rệt về chất lượng.
Hà thủ ô sau khi chế biến về cảm quan thì miếng hà thủ ô chế khô, cứng, có màu nâu đen. Khi bẻ miếng thì lõi dược liệu cũng phải có màu nâu đen như bên ngoài và mùi có một thơm đặc trưng, vị ngọt kết hợp hơi chát.
3.3. Cách chế biến hà thủ ô tươi ngâm rượu
Rượu hà thủ ô được phái mạnh ưa chuộng nhiều và thường hay tự chế biến để sử dụng.
Với nguyên liệu để ngâm rượu gồm: 1 kg hà thủ ô khô; 200 g đậu đen đã rang hạt; 3 đến 3,5 lít rượu gạo (thường dùng loại 40 độ); 1 bình ngâm rượu (tốt nhất là thủy tinh hoặc sành sứ để giữ mùi vị và tránh hạt nhựa thôi ra rượu)
Tiến hành: Cho hà thủ ô khô và đậu đen rang hạt cùng vào bình sau đó đổ 3 – 3,5 L rượu ngâm trong ít nhất là 1 tháng thì sử dụng được.
Trên đây là 3 cách chế biến hà thủ ô tươi. Việc chế biến hà thủ ô đòi hỏi cần có thời gian và bỏ ra công sức nên nếu bạn muốn sử dụng dược liệu này luôn, chỉ cần nhấc máy và gọi tới hotline 0246.291.8086, những việc còn lại để Kochi lo. Quy trình chế biến hà thủ ô của kochi đã được nghiên cứu tối ưu hóa về chất lượng, đảm bảo các nguyên tắc chế biến theo quy định. Sản phẩm đã được tin dùng và nhận được sự bình chọn trở thành Top 2 thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2021.