Cao tỏi đen dây thìa canh là loại cao được chế biến từ những thảo dược như dây thìa canh và một sản phẩm quý chế biến từ củ tỏi là tỏi đen. Sự kết hợp của tỏi đen và dây thìa canh trong cao tỏi đen dây thìa canh giúp gia tăng công dụng của loại cao này đối với sức khỏe. Vậy, lợi ích sức khỏe mà cao tỏi đen dây thìa canh mang đến là gì?
Nội Dung
1. Trước hết, tìm hiểu cách chế biến Cao tỏi đen như thế nào?
Cao tỏi đen được chế biến từ những củ tỏi đen được lên men chuẩn đảm bảo nguồn nguyên liệu nấu cao đạt chất lượng tốt nhất. Quy trình nấu cao kết hợp giữa kinh nghiệm quý từ dân gian và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại giúp đảm bảo giữ được những thành phần hoạt chất quý từ tỏi đen.
chế biến cao tỏi đen
2. Cao tỏi đen sau chế biến vẫn giữ được những thành phần quý của tỏi đen không?
Hoạt chất quan trọng nhất trong tỏi đen là S-allyl cystein (SAC). SAC là một dẫn chất của lưu huỳnh có đặc tính tan trong nước, mang đến rất nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe như giảm đường huyết và giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường, chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch,…[1]
3. Tỏi đen có tác dụng gì?
Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu của Giáo sư Young-Mi Jung và Giáo sư Young-Min Lee tại Hàn Quốc: tỏi đen có tác dụng ổn định đường huyết và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường [2].
Chống tăng lipid máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
Nghiên cứu tại Nhật Bản trên người tình nguyện cho thấy: sau 4 tuần sử dụng tỏi đen, triglycerid giảm 15%, cholesterol toàn phần giảm 7%, LDL giảm 13%, HDL tăng 5% [3].
Các tác dụng khác của tỏi đen:[1]
– Phòng chống ung thư.
– Tỏi đen còn chống oxy hóa rất tốt, chống viêm, tăng cường miễn dịch.
– Chống béo phì.
– Bảo vệ tế bào thần kinh, bảo vệ thận, bảo vệ tế bào gan.
– Ổn định tiêu hóa, phòng chống rối loạn tiêu hóa cũng là một tác dụng khác của tỏi đen.
Cao tỏi đen có lợi với bệnh tiểu đường không?
4. Thành phần dây thìa canh trong cao tỏi đen dây thìa canh là gì?
Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre L. họ Trúc đào (Apocynaceae). Là loại cây dây leo cao 6 – 10m, cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín, quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống hai chiếc thìa nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hoặc cây muôi. Bộ phận dùng chủ yếu là lá, lá non tốt hơn lá già. Thu hoạch lá non khi cây bắt đầu ra hoa, thông thường vào khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm. Tại Việt Nam, Dây thìa canh được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nam Định, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…
5. Cao dây thìa canh được chế biến thế nào?
Cao dây thìa canh được chế biến từ những cây dây thìa canh chọn lọc kỹ lưỡng từ tự nhiên, đảm bảo được chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào là tốt nhất. Hơn nữa, quy trình nấu cao kết hợp giữa kinh nghiệm quý từ dân gian và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại giúp đảm bảo giữ được những thành phần hoạt chất quý từ dây thìa canh.
6. Dây thìa canh trong cao tỏi đen dây thìa canh chứa thành phần gì có lợi với sức khỏe?
Saponin triterpenoid là nhóm hoạt chất quan trọng nhất của dây thìa canh, đáng chú ý nhất là GS4 (Gymnema sylvestre kiềm hóa lần thứ 4). Các saponin triterpenoid này có tác dụng hạ đường huyết thông qua các cơ chế tăng tiết insulin, tăng hoạt lực của insulin tại các tổ chức ngoại vi, ức chế hấp thu đường tại ruột do đó làm giảm lượng đường huyết [4].
thành phần dây thìa canh trong cao tỏi đen dây thìa canh
7. Dây thìa canh có tác dụng gì?
Dây thìa canh giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường
Dây thìa canh giúp hạ đường huyết thông qua 3 cơ chế chính: ức chế hấp thu glucose tại ruột; tăng sinh tế bào beta tại tụy đảo Langerhans làm tăng tiết insulin, tăng hoạt lực của insulin tại tổ chức ngoại vi [4].
Trong một phân tích tổng hợp 10 nghiên cứu trên 419 bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Trong đó, các bệnh nhân nhóm thử được sử dụng liều 400mg – 10g chế phẩm dây thìa canh dưới các dạng bột, viên nang, viên nén trong khoảng thời gian từ 21 ngày đến 20 tháng. Kết quả cho thấy: bệnh nhân nhóm thử giảm đáng kể chỉ số đường huyết (lúc đói, sau ăn), giảm chỉ số HbA1c (chỉ số quan trọng đánh giá bệnh tiểu đường) [5].
Chống tăng lipid máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
Chế phẩm dây thìa canh dưới các dạng khác nhau (dạng bột, viên nang, viên nén) đã được chứng minh làm giảm choslesterol toàn phần, trigycerid, chống tăng lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 [5].
Các tác dụng khác của dây thìa canh: [4]
– Phòng chống ung thư.
– Kháng khuẩn.
– Dây thìa canh giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch.
– Bảo vệ tế bào gan.
Như vậy, sự kết hợp của tỏi đen và dây thìa canh trong cao tỏi đen dây thìa canh giúp gia tăng những lợi ích sức khỏe vốn có của tỏi đen và dây thìa canh như giảm đường huyết, ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường, tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
cao tỏi đen dây thìa canh
Liên hệ ngay Kochi để được tư vấn sản phẩm Cao tỏi đen dây thìa canh chất lượng, chính hãng và liệu trình sử dụng sao cho phù hợp.
Tài liệu tham khảo
- Ahmed T. and Wang C. K. (2021), “Black Garlic and Its Bioactive Compounds on Human Health Diseases: A Review“, Molecules. 26(16).
- Lee Y. M., Gweon O. C., Seo Y. J. et al (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus“, Nutr Res Pract. 3(2): 156-61.
- Higashikawa F., Noda M., Awaya T. et al (2012), “Reduction of serum lipids by the intake of the extract of garlic fermented with Monascus pilosus: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial“, Clin Nutr. 31(2): 261-6.
- Khan F., Sarker M. M. R., Ming L. C. et al (2019), “Comprehensive Review on Phytochemicals, Pharmacological and Clinical Potentials of Gymnema sylvestre“, Front Pharmacol. 10: 1223.
- Devangan S., Varghese B., Johny E. et al (2021), “The effect of Gymnema sylvestre supplementation on glycemic control in type 2 diabetes patients: A systematic review and meta-analysis“, Phytother Res. 35(12): 6802-6812.