Đái tháo đường, Góc sức khỏe, Tin tức

Đường Huyết Bình Thường Ở Ngưỡng Nào ?

Đo đường huyết bình thường bằng cách nào?

Số lượng người Việt Nam bị mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là trong thời đại ngày càng phát triến. Có khoảng 5 triệu người bị bệnh tiểu đường và già nửa trong số đó sẽ chuyển thành bệnh tiểu đường với nguy cơ tử vọng cao. Chính vì vậy việc đảm bảo chỉ số đường huyết bình thường là một trong những việc quan trọng để phòng ngữa bệnh tiểu đường. Vậy đường huyết bình thường là bao nhiêu?

1. Đường huyết bình thường được xác định qua chỉ số nào?

Glucid (đường) là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, là nhiên liệu vô cùng quan trọng cho rất nhiều cơ quan trong cơ thể nhất là hệ thần kinh và não bộ.

Chỉ số đường huyết (viết tắt là GI “glymex index”) là giá trị nồng độ glucose trong máu với đơn vị thường được áp dụng là mmol/l hoặc mg/dl khi đo tại những thời điểm xác định.

Chỉ số này luôn thay đổi từng ngày, thậm có thể từng phút phụ thuộc vào chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Thường thì trong máu luôn luôn có một lường glucose nằm trong giới hạn nhất định (chỉ số đường huyết bình thường), nếu quá giới hạn này thường xuyên sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường, có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau với sức khỏe.

Khi xét nghiệm đường huyết, ta thường thấy các chỉ số được chia thành 4 loại: đường huyết thể hiện qua chỉ số HbA1C, lúc đói, sau ăn 1h hoặc sau ăn 2h và đường huyết bất kì.

Đo đường huyết bình thường bằng cách nào?

Đo đường huyết bình thường bằng cách nào?

Chính nhờ đó mà ta biết rằng mình có chỉ số đường huyết bình thường hay không bình thường.

2. Đường huyết bình thường ở ngưỡng nào?

Để được coi là có mức đường huyết bình thường, các chỉ số cần phải nằm trong giới hạn như sau:

  • Thể hiện qua chỉ số HbA1C < 5,7%
  • Lúc đói: < 5,6 mmol/l hay100 mg/dl
  • Sau khi ăn: < 7,8 mmol/l hay140 mg/dl
  • Lúc bất kì: < 7,8 mmol/l hay140 mg/dl

Ngưỡng đường huyết bình thường đã bị vượt qua

Ngưỡng đường huyết bình thường đã bị vượt qua

Chi tiết như sau:

  • Qua các chỉ số HbA1c (Hemoglobin A1c):

Đây là chỉ số phản ánh lượng đường trung bình trong máu và được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Lúc bình thường, chỉ số HbA1c < 5,7%. Nếu chỉ số HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %, đây là giai đoạn tiền đái tháo đường. Mức HbA1c> 6,5% là mức của bệnh nhân đái tháo đường.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, chỉ số HbA1c của bệnh nhân đái tháo đường nên giữ ở mức dưới 6,5%.

Đường huyết dưới 70 mg/dl hay 4 mmol/l) thì được coi là hạ đường huyết.

Đây là tình trạng nguy hiểm, nó có thể tiếp tục diễn ra khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê, cần phải được cấp cứu đúng lúc..

  • Đường huyết lúc đói:

Đường huyết được đo vào lúc sáng, thường là đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước đó hay nói cách khác là không ăn uống bất kì một loại thực phẩm nào sau bữa tối hôm trước.

Nếu chỉ số đường huyết ở thời điểm này từ 70 – 92 mg/dl hay 3,9 – 5.0 mmol/l thì đây là chỉ số đường huyết bình thường

Người có chỉ số đường huyết lúc đói ở khảng trên thường ít có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hơn..

  • Đường huyết sau ăn:

Chỉ số đường huyết bình thường đo được sau khi ăn của người lớn khỏe mạnh sẽ < 140mg/dl ( hay < 7,8 mmol/l) đo trong vòng từ 1 tới 2 giờ sau khi ăn.

  • Đường huyết bất kì:

Chỉ số này tùy từng thời điểm khác nhau sẽ cho thông số khác nhau.

3. Làm như thế nào để duy trì đường huyết bình thường?

Để duy trì mức độ đường huyết bình thường đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và rèn luyện sức khỏe.

Dưới đây là một số cách các bạn có thể tham khảo để duy trì mức độ đường huyết bình thường một cách tốt hơn:

  • Ăn các loại thực phẩm có màu xanh và đỏ:Chính những loại này có chứa anthocyanins như: dâu hay nho xanh, quả mọng giúp đạt được kết quả tốt trong kiểm soát đường huyết.
  • Luôn cố gắng có thể theo dõi đường huyết thường xuyên.
  • Dùng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn bác sĩ (thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin): Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, cần luôn chú ý uống thuốc theo chỉ dẫn để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuân thủ theo đơn, lộ trình điều trị, không được tự ý bỏ thuốc, dùng thuốc mới khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Ăn hợp lí, đủ chất, đủ năng lượng: Khuyến nghị về thành phần dinh dưỡng mỗi ngày là đảm bảo glucid từ 50 tới 60 tổng số calo/ngày.

Tuyệt đối không được bỏ qua bữa sáng vì đây là bữa quan trọng nhất, giúp chỉ số đường huyết bình thường nguyên ngày (Chính vì vậy trong quá trình giảm cân, đặc biệt không nên bỏ bữa sáng). Ngoài ra, sự phối hợp giữa các loại chất khác như tinh bột, chất béo, protein… sẽ giúp chúng ta có được lượng đường huyết bình thường.

  • Tập thể dục: Xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày không những giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp bạn phòng chống được bệnh tiểu đường. Nếu đã bị tiểu đường rồi, thì tập thể dục giúp ổn định hơn lượng đường trong máu.

Tập thể dục để duy trì đường huyết bình thường

Tập thể dục để duy trì đường huyết bình thường

Nên tập tối thiểu 30 – 45 phút/ngày, 5 ngày/ tuần. Có thể kiểm tra lượng đường trước khi tập. Đổ mồ hôi càng nhiều, càng giúp bạn phòng chống được bệnh tiểu đường.

  • Uống sữa: Nhờ các protein và enzyme giúp chậm lại quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu nên uống sữa là một trong những cách để phòng chống bệnh tiểu đường.  Nguy cơ kháng insulin giảm tới 20% nếu bạn uống sữa mỗi ngày.
  • Sử dụng tỏi đen đều đặn hàng ngày là một cách để giúp ổn định đường huyết. Lợi ích của tỏi đen mang lại với bệnh nhân đái tháo đường đó là những lợi ích tích cực trong giúp duy trì một mức đường huyết ổn định hơn, chỉ số được cải thiện hàng ngày. Sử dụng tỏi đen không chỉ giúp ổn định lượng đường huyết trong máu mà còn giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Nếu chưa bị tiểu đường, bạn nên sử dụng tỏi đen hàng ngày ngay bởi bên cạnh việc phòng chống đái tháo đường, trong tỏi đen có chứa một hoạt chất là S-ally cysteine được gọi tắt là SAC. Hoạt chất này được tăng lên gấp 5 lần so với tỏi tươi thông thường nhờ quá trình lên men trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ.

Không tự nhiên mà tỏi đen được những người sử dụng coi như một loại thần dược tự nhiên như vậy. Quá trình lên men chậm đã giúp những thành phần hoạt chất trong tỏi đen tăng lên gấp nhiều lần, kể đến như hoạt chất chống oxy hóa gấp 5 lần, các loại vitamin như vitamin B1, vitamin B6 cao gấp 2 lần tỏi tươi, khoáng chất và hàm lượng dinh dưỡng khác cũng tăng lên. Chính vì vậy, hoạt tính sinh học và dinh dưỡng của tỏi đen cao gấp nhiều lần tỏi tươi.

Những điểm đặc biệt đó giúp cho việc tiêu thụ tỏi đen đều đặn hàng ngày rất tốt cho bệnh tiểu đường cũng như phòng chống được nhiều loại bệnh khác. Sử dụng tỏi đen giúp phòng chống nhiều loại bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,… rất có lợi cho quá trình điều trị các bệnh về gan, tỏi đen giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon hơn ở những người chán ăn.

Với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, tỏi đen còn cho thấy lợi ích bất ngờ trong việc giữ được làn da tươi trẻ, bảo vệ da trước tác động của ánh sáng mặt trời. Tỏi đen còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu giúp bạn có thêm một biện pháp bổ trợ phòng ngừa cục máu đông nếu sử dụng đều đặn. Tóm lại, sử dụng tỏi đen rất có lợi cho bệnh tiểu đường và có lợi đối với sức khỏe chúng ta.

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn có thể hiểu được chỉ số đường huyết của mình đang ở mức độ nào: Đường huyết bình thường, tiền tiểu đường hay tiểu đường để có những biện pháp hợp lí để phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *