Huyết áp cao là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh về tim mạch, nó là nguyên nhân gây nên tử vong cho 7,1 triệu người trên thế giới. Ngày nay, tỉ lệ người mắc huyết áp cao ngày càng tăng và bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần, trở thành một nỗi lo cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, nếu xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, người bệnh có thể khỏe mạnh như người thường. Vậy, người huyết áp cao nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Nội Dung
1. Huyết áp cao là bệnh gì?
Huyết áp cao là bệnh gì?
Huyết áp cao (hay là tăng huyết áp) là một bệnh mãn tính, xảy ra khi áp lực dòng máu tác động lên thành mạch tăng cao, tạo ra nhiều áp lực và làm tăng gánh nặng cho tim, từ đó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng về tim mạch như suy tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch vành,…
Một số loại Huyết áp cao thường gặp, gồm:
- Huyết áp cao vô căn: trường hợp này chiếm 90% trên tổng số các ca bệnh, bệnh hình thành mà không xuất phát từ nguyên nhân nào cụ thể. Bệnh này có tính gia đình, nhiều người trong gia đình cùng mắc tình trạng này, đặc biệt là khi lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường càng làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao vô căn. Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ khác đưa đến tình trạng huyết áp cao như thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, thừa cân béo phì hay ít vận động thể lực, thậm chí là căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
- Huyết áp cao thứ phát (Huyết áp cao là triệu chứng của một hay một vài bệnh khác): Liên quan đến các bệnh về động mạch, bệnh thận, bệnh van tim và bệnh nội tiết, đó là khi có một nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này. Tình trạng này chiếm khoảng 10% số ca bệnh cao huyết áp tuy nhiên, nếu được điều trị theo đúng nguyên nhân thì có thể chữa khỏi. Tăng huyết áp ở trẻ em hoặc người trẻ cần phải loại trừ bệnh tim bẩm sinh do eo hẹp động mạch chủ. Bởi khi đó, huyết áp ở hai tay rất cao trong khi huyết áp ở chân thấp hoặc không đo được. Việc điều trị bệnh này cần được tiến hành bằng phẫu thuật hoặc nong đặt stent trong lòng động mạch chủ đoạn bị eo hẹp.
- Huyết áp cao tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường.
- Huyết áp cao ở phụ nữ có thai, gồm huyết áp cao thai kỳ và chứng tiền sản giật: Cảnh báo những nguy cơ tim mạch trong quá trình mang thai
Khi huyết áp cao, áp suất lưu thông của máu trong động mạch tăng mạnh, gây sức ép nên các mô và khiến mạch máu tổn hại dần.
2. Yếu tố nguy cơ của bệnh huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao thường không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia tim mạch nhận thấy rằng nguy cơ mắc huyết áp cao có thể tăng lên do 1 số yếu tố nguy cơ sau:
- Tuổi: Đa phần người mắc huyết áp cao là người cao tuổi, tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
- Tiền sử gia đình: Bệnh huyết áp cao có xu hướng thường di truyền cho các thành viên trong gia đình.
- Chủng tộc: Bệnh phổ biến ở những người da đen hơn những người da trắng.
- Thừa cân hay béo phì: Khi cân nặng tăng mạnh, lượng máu cần thiết để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể tăng, lượng máu tăng khiến áp lực lên thành mạch tăng, làm tăng huyết áp.
Béo phì là 1 trong những yếu tố nguy cơ của Huyết áp cao
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều muối, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá hoặc cung cấp cho cơ thể quá ít K và vitamin D đều có nguy cơ mắc bệnh.
- Stress kéo dài có thể gây tăng huyết áp tạm thời.
- Mang thai.
Vậy tăng huyết áp gây ra những mối nguy hiểm như thế nào? Trả lời cho câu hỏi này chính là những biến chứng nguy hiểm về sau do tăng huyết áp. Các biến chứng này có thể nghiêm trọng như biến chứng ở tim, biến chứng ở não, biến chứng ở thận, rối loạn cương dương,…
3. Người huyết áp cao nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo?
3.1. Nguyên tắc dinh dưỡng chung cho người huyết áp cao
Người huyết áp cao cần ăn đủ, đa dạng các nhóm chất để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng cũng có những điều cần lưu ý:
- Ăn nhạt, lượng muối nạp vào cơ thể trong một ngày phải nhỏ hơn 5g. Tăng huyết áp có sự nhạy cảm với muối, Do đó, muối là thực phẩm bạn cần lưu ý và sử dụng nghiêm ngặt nhất. Các chuyên gia khuyên bạn nên giảm muối trong khẩu phần ăn dưới 5g/ngày thì huyết áp động mạch trung bình giảm được trên 10%. Do đó, bạn nên cân nhắc hạn chế các loại thực phẩm dưa cà, khô mắm, xúc xích, đồ hộp và bỏ thói quen chấm thêm nước chấm, sốt, tương,… và nêm nếm thức ăn nhạt.
- Lượng chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn dao động trong khoảng 14g/1000kcal.
- Lượng natri trong ngày từ 1600 mg đến <2000 mg.
- Cung cấp đủ vitamin và các loại khoáng chất, đặc biệt chú ý đến vitamin D, vitamin B12, vitamin B6, acid folic.
- Hạn chế việc chiên rán thức ăn, nên chế biến thức ăn dưới dạng hấp hay luộc.
- Nếu béo phì cần phải giảm cân bằng cách xây dựng thực đơn có giá trị Kcal < 35 kcal/kg/ngày. Người thừa cân hay béo phì có thể tính lượng Kcal theo mức BMI (chỉ số khối cơ thể). Bởi vì thừa cân béo phì có nguy cơ tăng huyết áp lên 2 – 6 lần so với bình thường. Nếu cần thiết phải tăng năng lượng cung cấp, bạn có thể tăng số bữa, không tăng lượng ăn/bữa. Tức là bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không dồn vào ăn một bữa.
3.2. Thực phẩm nên và không nên cho người huyết áp cao
Những thực phẩm người huyết áp cao nên ăn như:
- Tinh bột: gạo nếp, gạo tẻ, lạc, vừng, đậu đỗ, các loại khoai,..
- Các loại thịt: Ăn những loại thịt ít mỡ như thịt gà ta, thịt lợn nạc, thịt bò,..
- Trứng: Ưu tiên sử dụng trứng gà vì trứng gà có lượng lipid nhỏ hơn trứng vịt.
- Sữa: Sử dụng các loại sức tách béo, sữa chua, sữa đậu nành.
- Hải sản như cua, cá hồi, cá thu, tôm.
Bên cạnh đó, chất xơ, khoáng chất và vitamin cũng là những chất không thể thiếu trong chế độ ăn của người huyết áp cao. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường ăn các loại trái cây, rau xanh, sinh tố,…
Đặc biệt, chất xơ có trong rau quả còn có khả năng loại bỏ những chất béo xấu ra khỏi cơ thể, giúp phòng chống xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý khác.
Người huyết áp cao nên tăng cường ăn rau xanh
Một số loại thực phẩm như cải xoăn, rau diếp, cải bó xôi, khoai tây, chuối chín,.. chứa lượng lớn K có tác dụng trung hòa và đào thải Na ra khỏi cơ thể, giúp hạ huyết áp. Người mắc huyết áp cao có thể làm nước ép, sinh tố hoặc ăn trực tiếp để đổi khẩu vị. Một số loại hoa quả khuyến khích người mắc bệnh huyết áp cao nên ăn như đu đủ, cam, bưởi, quýt, bơ,..
Những món ăn người huyết áp cao hạn chế nên ăn như nước xương ninh, thịt nhiều mỡ, các loại cá béo. Hạn chế tối đa ăn các món ăn chế biến từ nội tạng động vật như dạ dày, thận, gan, tim,.. vì chúng rất giàu cholesterol.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên uống cà phê, nước chè đặc, hút thuốc lào, thuốc lá và ăn những món ăn cay nóng. Hạn chế tiêu thụ những đồ ăn nhiều muối, đường và bánh kẹo.
Mong qua bài viết trên đây có người có thể biết thêm về Huyết áp cao và chế độ dinh dưỡng cho người Huyết áp cao.
Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin của bạn để được tư vấn một cách tốt nhất.