Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Huyết áp, tim mạch, Tin tức

Tìm Hiểu Về Huyết Áp Không Ổn Định, Lúc Tăng Lúc Giảm

Huyết áp không ổn định

Hiện nay, các bệnh về huyết áp đang ngày một phổ biến, với tỷ lệ người mắc ngày càng gia tăng. Trong đó, huyết áp không ổn định được xem là một vấn đề nghiêm trọng. Bệnh không những rất khó kiểm soát mà còn ẩn sau đó là những nguy cơ gây hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người. 

1. Khái niệm về huyết áp không ổn định

Huyết áp là áp lực của mạch máu lên trên thành động mạch, cao nhất ở động mạch chủ. Càng đi ra xa động mạch chủ, huyết áp trong lòng mạch càng giảm dần và sẽ xuống thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. Theo đó, huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. 

Để xác định huyết áp có ổn định hay không cần dựa vào số đo huyết áp. Các số đo huyết áp gồm có hai trị số là huyết áp tối đa hay còn được gọi tên khác là huyết áp tâm thu và huyết áp tối thiểu hay còn được gọi là huyết áp tâm trương. Các nhân viên y tế thường căn cứ vào hai trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường.

Đối với người lớn, huyết áp tâm thu khoảng 120 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 80 mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường. Tùy theo từng độ tuổi mà có mức chỉ số huyết áp bình thường khác nhau. Bởi huyết áp có mối liên hệ với độ tuổi.

Huyết áp cao khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì được kết luận là cao huyết áp. Việc kết luận huyết áp của một người có bình thường hay không cần phải căn cứ vào trị số huyết áp đo được trong nhiều ngày và nhiều lần trong ngày. Bởi vì lý do ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi xúc động, stress hay sau khi uống rượu, bia, tập luyện, lao động nặng,…

Huyết áp không ổn định là gì?

Huyết áp không ổn định 

Huyết áp không ổn định là một thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng huyết áp lúc tăng lúc giảm, thay đổi lên xuống thất thường của một người. Sự thay đổi này có thể xảy đến đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài.

Trên thực tế, huyết áp của một người luôn thay đổi mỗi ngày, hay thậm chí là thay đổi từng giờ. Tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra không nhiều và duy trì ở mức có thể chấp nhận được.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị huyết áp không ổn định, những thay đổi ở chỉ số huyết áp sẽ lớn hơn nhiều so với điều kiện thông thường.

2. Nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng do huyết áp không ổn định gây ra

2.1. Nguyên nhân của huyết áp không ổn định

Một số nguyên nhân dẫn tình trạng huyết áp không ổn định:

  • Việc huyết áp thay đổi đột ngột có liên quan mật thiết đến cảm xúc cũng như trạng thái tâm lý người bệnh. Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, hay việc gặp những cú sốc tâm lý đều có thể làm cho huyết áp tăng vọt hoặc tụt nhanh.. Bạn có lẽ đã từng bắt gặp hiệu ứng áo choàng trắng (tăng huyết áp áo choàng trắng). Thuật ngữ này mô tả một tình trạng huyết áp tăng cao khi đo tại nơi có mặt bác sĩ, thường là nguyên nhân từ người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
  • Sử dụng chất kích thích.
  • Thay đổi môi trường hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Do một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến huyết áp, dùng sai thuốc huyết áp, thuốc corticoid…
  • Là triệu chứng hay biến chứng của một số bệnh như sốt cao, rối loạn thần kinh, suy tim, đau thắt ngực,…

2.2. Biểu hiện của huyết áp không ổn định là gì

Huyết áp không ổn định không phải lúc nào cũng thể hiện rõ rệt, nhưng thông thường sẽ gặp các dấu hiệu như:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi môi trường đột ngột.
  • Mặt đỏ,ù tai, váng đầu.
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, có thể kèm theo triệu chứng vã mồ hôi.
  • Chỉ số huyết áp thay đổi lên xuống thường xuyên, khó kiểm soát.

Ù tai là biểu hiện của huyết áp không ổn định

Ù tai một trong những biểu hiện của huyết áp không ổn định

2.3. Biến chứng của huyết áp không ổn định có nguy hiểm

Huyết áp tăng tạm thời có thể gây ra áp lực trực tiếp lên tim và các cơ quan khác. Nếu tình trạng huyết áp lên xuống thất thường diễn ra thường xuyên, nó không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn gây tổn thương đến mắt, thận và mạch máu.

Việc huyết áp thay đổi liên tục đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch hoặc máu từ trước, chẳng hạn như đau thắt ngực, phình động mạch chủ hay phình động mạch não.

Trước kia, nhiều bác sĩ tin rằng việc huyết áp không ổn định không gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng và phức tạp như các bệnh về huyết áp khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những bệnh nhân không được điều trị kịp thời có nguy cơ mắc bệnh tim cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so với những người được tiếp nhận liệu trình điều trị.

Bên cạnh bệnh tim, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bệnh không được điều trị huyết áp không ổn định sẽ có nguy cơ cao gặp phải:

  • Đột quỵ
  • Tổn thương thận
  • Thiếu máu não thoáng qua

3. Các biện pháp điều trị huyết áp không ổn định bao gồm

Không có một tiêu chí cụ thể nào để điều trị bệnh huyết áp không ổn định. Các bác sĩ sẽ giám sát chỉ số huyết áp của bạn trong vòng 24 giờ nhằm xem xét phạm vi và mức độ thường xuyên mà huyết áp dao động.

3.1. Điều trị bằng thuốc

Những loại thuốc thường được sử dụng để ổn định huyết áp như thuốc ức chế ACE hoặc thuốc lợi tiểu có thể sẽ không hiệu quả trong việc điều trị huyết áp không ổn định. Do vậy, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ thường sẽ kê thuốc chống lo âu giúp kiểm soát sự căng thẳng. 

Một số loại thuốc giúp điều trị lo âu tạm thời bao gồm: Alprazolam, Clonazepam, Diazepam, Lorazepam… Ngoài ra còn có các thuốc chống lo âu cần được sử dụng mỗi ngày trong thời gian dài, bao gồm các loại như sertraline, paroxetine, escitalopram và citalopram.

Thuốc chẹn beta cũng là nhóm thuốc thông dụng trong việc điều trị huyết áp không ổn định cũng như tăng huyết áp kịch phát, dựa trên sự tương tác tốt với hệ thần kinh giao cảm.

Đối với trường hợp này, thuốc chẹn beta không dùng nhằm hạ huyết áp mà là để giảm các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng mặt, hay tim đập nhanh. Một số thuốc chẹn beta phổ biến gồm: Atenolol, Bisoprolol, Nadolol, Betaxolol,…

Điều trị huyết áp không ổn định bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc

Trước khi tiến hành xét nghiệm hay phẫu thuật, nếu huyết áp tăng cao bạn cũng sẽ được yêu cầu dùng các loại thuốc trên.

Bạn cũng nên mua máy đo huyết áp để dễ dàng kiểm tra huyết áp định kỳ tại nhà một cách chính xác. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện việc đo huyết áp hằng ngày bởi việc đó có thể làm cho bạn lo lắng nhiều hơn, kéo theo tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

3.2. Điều trị không dùng thuốc

Để có thể hạn chế được tình trạng huyết áp không ổn định, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống sinh hoạt hợp lý.
  • Hạn chế một cách tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
  • Tránh để bản thân stress, căng thẳng, áp lực trong công việc.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để ổn định huyết áp, nâng cao sức khỏe.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên, đều đặn.

Việc huyết áp không ổn định không những khiến người bệnh mệt mỏi mà còn rất khó kiểm soát, có thể gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Do đó ai cũng cần nắm vững những thông tin cần thiết về bệnh để có thể có phương án xử lý hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *