Ung thư đã từ lâu luôn là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người, nhiều bệnh ung thư có thể gây chết người trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy mọi người đều nên đầu tiên là cố gắng bảo vệ sức khỏe của bản thân mình, điều trị ung thư kịp thời trong trường hợp phát hiện bệnh.
Tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm có thể giúp bạn phát hiện ra bệnh khi bệnh chưa quá nặng, nếu chữa trị phù hợp thì sẽ không ảnh hưởng tới tính mạng, tốt hơn nữa là điều trị đươc bệnh. Vậy tầm soát ung thư là gì? Quy trình tầm soát ung thư gồm những bước nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin về điều này.
Nội Dung
1. Định nghĩa về tầm soát ung thư
Có thể hiểu một cách đơn giản, tầm soát ung thư chính là những phương pháp khám bệnh để có thể phát hiện được ung thư nếu nó có tồn tại trong cơ thể.
Các tế bào ung thư nếu mà có trong cơ thể thì sẽ được phát hiện qua các kiểm tra, xét nghiệm; đấy chính là tác dụng của tầm soát ung thư. Thậm chí đối với những tế bào chưa chuyển thành ác tính thì tầm soát cũng có thể phát hiện.
Như vật, tầm soát ung thư là biện pháp đem lại hiệu quả nhất để phát hiện ra ung thư một cách kịp thời mà qua đó sẽ có phác đồ điều trị cho thích hợp với từng loại bệnh ung thư các nhau. Đối với ung thư, phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị mới có thể cao được.
Tầm soát ung thư là gì?
2. Vai trò của tầm soát ung thư?
Xã hội hiện đại ngày nay đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng của rất nhiều loại bệnh, và ung thư là một trong số đó. Ung thư không tránh ai cả, nó có thể xuất hiện từ trẻ tới già, từ nữ tới nam mà trong đó số lượng người bị tử vong vì phát hiện muộn cũng có dấu hiệu gia tăng nhanh.
Vì vậy, tầm soát ung thư trở nên đặc biệt quan trọng. Có tầm soát ung thư, tình trạng bệnh mới có thể phát hiện được để mà điều trị kịp thời. Hầu hết tầm soát ung thử đều có thể phát hiện ra được ung thư.
Qua các xét nghiệm, bạn sẽ biết được tình trạng của mình. Kịp thời chữa trị sẽ giúp giảm bệnh và đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với bệnh khi đã trở nặng.
Đảm bảo thực hiện tầm soát ung thư tối thiểu 01 lần/ 1 năm để đảm bảo cơ thể đang trong tình trạng khỏe mạnh. Ngoài ra thông qua tầm soát ung thư, bạn có thể biết được cơ thể đang thiếu những gì để có những biện pháp bổ sung để điều chỉnh cho phù hợp.
3. Quy trình thực hiện tầm soát ung thư và các loại xét nghiệm phổ biến là gì
Dựa vào các biểu hiện ra bên ngoài, của từng bộ phận cho cơ thể mà việc tầm soát sẽ có sự khác nhau nên trước hết, ta cần nắm rõ các loại xét nghiệm để có thể tiến hành chẩn đoán ung thư hiệu quả.
3.1. Quy trình tầm soát ung thư?
- B1: Khám tổng quát lâm sàng
Tương tự với kiểm tra sức khỏe định kì, trong bước khám tổng quát lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ, hỏi han và đưa ra nhận định về sức khỏe. Đây là một việc làm cơ bản để tầm soát ung thư. Quan trọng nhất là bạn có bị đau ở đâu không? Các căn cứ này để là lí do để bác sĩ chọn ra các loại xét nghiệm phù hợp nhất.
Khám tổng quát lâm sàng
- B2: Thực hiện các xét nghiệm
Tiếp đó, sau bước khám lâm sàng, bạn sẽ được thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cơ bản như máu, nước tiểu…
Xét nghiệm máu
- B3: Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh là một phương pháp được áp dụng bên cạnh xét nghiệm máu như chẩn đoán siêu âm, chụp X-quang, cắt lớp, cộng hưởng từ…
3.2. Một số xét nghiệm tầm soát ung thư hay được sử dụng
Tùy vào loại kiểm tra ung thư cũng như các biểu hiện của cơ thể ra bên ngoài mà các xét nghiệm tầm soát ung thư sẽ khác nhau. Vì vậy dưới đây sẽ nêu lên một số xét nghiệm phổ biến hay được tiến hành:
- Tầm soát ung thư phổi: thường sử dụng chụp X- quang lồng ngực; trong trường hợp có khối u có thể chụp CT xác định vị trí ung thư, maker ung thư phổi: NSE, cyfra 21 – 1
- Tầm soát ung thư đại tràng: có thể sử dụng nội soi đại tràng, siêu âm + chụp CT ổ bụng, sinh thiết các tế bào hoặc xét nghiệm máu
Tầm soát ung thư dạ dày
- Tầm soát ung thư dạ dày: có thể nội soi, siêu âm, sinh thiết tế bào, chụp cắt lớp hoặc xét nghiệm máu
- Tầm soát ung thư gan: riêng đối với loại ung thư này, người ta sử dụng một loại xét nghiệm riêng biệt là AFP
4. Bên cạnh tầm soát ung thư, bạn nên có phương pháp phòng ngừa ung thư chủ động
Bạn nên xác định được tối đa các yếu tố có nguy cơ gây ung thư để chủ động phòng tránh. Đưới đây, Kochi chia sẻ với bạn 11 yếu tố nguy cơ gây ung thư bạn nên phòng tránh hoặc hạn chế sử dụng.
Thứ nhất là rượu bia. Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, chỉ có 4/10 người tham gia khảo sát hiểu được rằng việc sử dụng rượu bia quá mức làm tăng nguy cơ ung thư. Rượu được biết đến là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư miệng, ung thư hầu họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư đại trực tràng thậm chí là ung thư vú ở nữ giới.
Thứ hai là béo phì. Thừa cân béo phì có mối liên quan đến nhiều loại ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại trực tràng,…
Tỷ lệ rau củ, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc áp dụng một chế độ ăn nhiều rau, trái cây giúp làm giảm nguy cơ ung thư, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, xây dựng một nền tảng thể lực khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, một loại thực phẩm sử dụng hàng ngày rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay là tỏi đen. Bổ sung tỏi đen hàng ngày giúp cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, hạn chế sự tác động của các gốc tự do gây ung thư. Nghiên cứu đã chứng minh sử dụng tỏi đen thường xuyên đều đặn giúp phòng ngừa được nhiều loại tế bào ung thư khác nhau.
Mặt khác, tỏi nổi tiếng trong việc nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Trải qua một qúa trình lên men thành tỏi đen, hàm lượng hoạt chất tăng lên gấp nhiều lần giúp lợi ích này tăng lên gấp bội. Không chỉ ngăn ngừa ung thư, sử dụng tỏi đen hàng ngày còn giúp bạn có được rất nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh về tác dụng của hoạt chất curcumin chiết xuất từ nghệ đối với việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Với hơn 8000 công trình nghiên cứu về tác dụng này của curcumin và nghệ vàng, con số đã nói lên mức độ thu hút các nhà khoa học về công dụng này của nghệ.
Tác dụng này của curcumin cũng như nghệ được diễn giải là giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn khả năng xâm lấn, di căn, giảm sự đa kháng thuốc của tế bào ung thư. Vì vậy mà phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Qua các thông tin mà chúng tôi đã nêu ra phía trên, hy vọng các bạn đã có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về tầm soát ung thư. Tầm soát ung thư quả thật là một việc rất quan trọng để góp phần bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân bạn. Đừng chủ quan nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ bị bệnh nên không đi thực hiện các xét nghiệm, vì thật sự bệnh tật không có ngoại lệ cho bất kì cá nhân nào cả. Mình càng thận trọng bao nhiêu thì càng có lợi cho bản thân.