Trong kết quả xét nghiệm sinh hóa của cơ thể thường có các chỉ số như cholesterol, HDL, LDL… Vậy chỉ số LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL như thế nào là cao? Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và cách giúp chỉ số LDL trở về mức an toàn là gì?
Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có cách nhìn tổng quát về chỉ số LDL cholesterol.
Nội Dung
1. LDL Cholesterol là gì?
Trong phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ số sinh hóa, những chỉ số liên quan tới cholesterol gồm:
- Cholesterol toàn phần: thường < 200mg/dL
- LDL (hay Low density lipoprotein cholesterol): đây là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, thường có giá trị tối ưu < 100 mg/dL
- HDL (hay High density lipoprotein cholesterol): là lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, thường có giá trị tối ưu > 60 mg/dL
Cholesterol không hoàn toàn có hại cho cơ thể. Nó là chất béo thiết yếu của tế bào. Cholesterol trong cơ thể có được từ 2 con đường chính: được tạo thành ở gan và được hấp thu từ thức ăn. Lipoprotein (LDL và HDL) là một chất trung gian có tác dụng giúp cholesterol được vận chuyển từ máu đến các mô trong cơ thể. Trong đó, LDL-c được coi là “cholesterol xấu” còn HDL-c là “cholesterol tốt”.
LDL được coi là cholesterol xấu là do khi lượng cholesterol này trong máu tăng cao, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…. LDL cao cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và tiểu đường, do LDL-c là thành phần chính hình thành mảng xơ vữa động mạch, khiến mạch máu thu hẹp, ngăn cản máu tới tim và từ tim đi ra các cơ quan khác.
2. Chỉ số LDL cholesterol cao là bao nhiêu?
Chỉ số LDL cholesterol cao là bao nhiêu?
Đối với những người mỡ máu cao, những người mắc bệnh tiểu đường… cụm từ “chỉ số LDL-C cao” được nghe rất nhiều, vậy LDL-C cao là như nào? Ở mức độ nào thì được coi là cao?
- Ở người lớn, mức LDL-C lí tưởng thường < 100 mg/dL, mức cholesterol từ 100 đến 120 mg/dL. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch thì nên giữ chỉ số LDL-C < 70mg/dL. Mức cholesterol ở trong khoảng 130 – 159 mg/dL thì được coi là mức giới hạn cao, từ 160 – 189 mg/dL là mức cao và > 190 mg/dL là rất cao.
- Ở trẻ em, giới hạn cao của LDL-C trong khoảng 110 đến 129 mg/dL, từ 130 mg/dL được coi là cao.
3. Dấu hiệu LDL cholesterol cao
Thông thường bệnh sẽ không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có HeFH, mọi người có thế có những dấu hiệu sau:
- Mức LDl-C từ lúc mới sinh rất cao.
- Chất mỡ lắng đọng dưới da, dễ thấy nhất là ở cùng xung quanh gót chân hay gân tay.
- Trên mí mắt có mỡ vàng.
- Tức ngực.
- Vòng tròn xung quanh phần giác mạc có màu xanh, trắng hoặc xám.
- Có các dấu hiệu giống đột quỵ.
4. Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ nào khiến LDL cholesterol cao
Các nguyên nhân khiến chỉ số LDL cholesterol tăng cao như:
- Các bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, Lupus, HIV/AIDS, bệnh thận mãn tính, các bệnh về gan…
- Các loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu thiazid, corticosteroid và estrogen. Những thuốc này có thể gây giảm HDL-c và tăng nồng độ triglyceride.
- Bệnh có thể trở nên xấu đi do một số loại thuốc mà mọi người đang dùng hoặc do HIV/AIDS, huyết áp cao, ung thư, cấy ghép nội tạng, rối loạn nhịp tim.
Một số yếu tố nguy cơ của bệnh LDL-c cao như:
- Thức ăn chứa nhiều chất béo xấu như thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật.
- Thừa cân hoặc béo phì
Béo phì và thừa cân là yếu tố nguy cơ của LDL cao
- Ít vận động
- Hút thuốc lá.
- Bệnh sử gia đình
- Tuổi già: bệnh phổ biến hơn với độ tuổi từ 40 trở lên.
5. Bạn đã biết cách nào giúp chỉ số LDL cholesterol trở về mức bình thường
LDL cholesterol cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh chủ yếu là do lối sống không khoa học, kém lành mạnh. Vì vậy, một lối sống khoa học sẽ giúp mọi người có thể phòng cũng như điều trị tình trạng LDL-C cao.
- Chế độ ăn
Thay đổi chế độ ăn uống là việc đầu tiên cũng như việc quan trọng nhất, nó sẽ khiến chỉ số Cholesterol trở về mức ổn định.
Xây dựng một chế ăn khoa học sẽ giúp mọi người có được chỉ số LDL tối ưu nhất
Những thực phẩm nên tăng cường sử dụng như các loại sữa không đường, các loại rau xanh, hoa quả, thịt nạc, ngũ cốc, dầu thực vật… Có nhiều lý lợi ích từ việc bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, không chỉ giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn, cung cấp một lượng không nhỏ các chất dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa mà còn có ích trong việc làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể. Những nguồn thực phẩm chứa chất xơ phong phú có thể kể đến như táo, bông cải xanh, đu đủ,…
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng đưa ra lời khuyên rằng chúng ta nên bổ sung cá ba lần một tuần. Cá là một loại thực phẩm nổi tiếng với hàm lượng acid béo omega-3 cao, việc bổ sung chất này vào cơ thể giúp giảm đáng kể mức độ cholesterol LDL và triglycerid của cơ thể. Nhiều người tìm giải pháp nhanh hơn bằng cách bổ sung dầu cá, giải pháp này cũng hỗ trợ đáng kể, tuy nhiên, bạn nên có cuộc nói chuyện với bác sĩ trước đó, đặc biệt là khi đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào.
Những thực phẩm hạn chế sử dụng như sữa béo, mỡ động vật, nội tạng động vật, thức ăn chiên rán….
Xây dựng một chế ăn khoa học sẽ giúp mọi người có được chỉ số Cholesterol tối ưu nhất.
Ngày nay, nhiều người ưa chuộng bổ sung tỏi đen trong chế độ ăn uống hàng ngày, bởi nhận thấy hiệu quả của tỏi đen đối với nồng độ cholesterol trong máu dựa trên cả bằng chứng khoa học và trải nghiệm thực tế.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện chứng minh lợi ích này của tỏi đen. Theo đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc bổ sung tỏi đen trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL cholesterol), triglycerid và tăng lượng cholesterol tốt (HDL cholesterol).
Nhiều người cũng đã chia sẻ trải nghiệm của mình về việc sử dụng tỏi đen thường xuyên và đều đặn, xét nghiệm lại chỉ số cholesterol của họ cũng được cải thiện và từng bước đi vào ổn định hơn.
Chia sẻ rộng hơn việc sử dụng tỏi đen không chỉ có lợi với chỉ số cholesterol máu mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe như phòng ngừa ung thư, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện các chỉ số của bệnh đái tháo đường, chống oxy hóa rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh về gan,…
- Vận động thường xuyên
Ngoài ra, để có một sức khỏe tốt cũng như giúp chỉ số LDL ở mức an toàn, mọi người nên vận động, thể dục thường xuyên.
Chỉ cần luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút sẽ giúp các cơ quan của cơ thể hoạt động một cách tốt nhất. Đồng thời hạn chế được những nguy cơ khiến chỉ số Cholesterol tăng cao.
- Bỏ thói quen xấu
Từ bỏ thói quen xấu cũng là một trong những điều quan trọng để mang lại sức khỏe tốt cho cơ thể. Uống rượu bia, hút thuốc hay sử dụng những chất kích thích là những thói quen xấu mà mọi người nên hạn chế và từ bỏ. Bỏ hút thuốc lá không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi mà còn giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Bỏ rượu bia sẽ giúp chỉ số Cholesterol trở về mức ăn toàn.
Đó là những giải pháp chủ động, tuy nhiên, nếu bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng về cholesterol và có nguy cơ phát triển cao về bệnh tim mạch để được sự hỗ trợ về y tế tốt hơn.
Trên đây là tổng quan về chỉ số LDL cholesterol. Mong qua bài viết trên có thể giúp mọi người biết thêm được những thông tin hữu ích về LDL cholesterol và những cách giúp chỉ số LDL cholesterol ở mức an toàn.
Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin của bạn để được tư vấn một cách tốt nhất.