Bệnh nguy hiểm, Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Ung thư

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Xương Và Những Điều Bạn Cần Biết

Nguyên nhân gây ung thư xương, triệu chứng và điều trị

Nguyên nhân gây ung thư xương không chỉ do nguyên phát từ xương mà có thể gây ra bởi sự di căn của những tế bào ung thư từ những bộ phận khác trong cơ thể. Bài viết này sẽ đề cập đến bệnh ung thư xương cũng như những nguyên nhân phổ biến của nó.

1. Bạn có biết như thế nào được gọi là bệnh ung thư xương?

Nguyên nhân gây ung thư xương, triệu chứng và điều trị

                            Nguyên nhân gây ung thư xương, triệu chứng và điều trị

Ung thư xương là một bệnh lý ít gặp nhưng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc.

Khi bệnh nhân mắc ung thư xương, trong tế bào xương của bệnh nhân xuất hiện những thay đổi bất thường, ít phổ biến nhưng hậu quả lại rất nghiêm trọng và nặng nề. Có nhiều loại ung thư xương khác nhau do có nhiều nguyên nhân gây ung thư xương khác nhau như Ewing sarcoma, Sarcoma sợi, Chondrosarcoma,…

Nguyên nhân gây ung thư xương ở người trẻ tuổi thường vì ở lứa tuổi đó là thời điểm xương và sụn trưởng thành. Vị trí vỏ xương và trung tâm xương – nơi khối u thường phát triển ở đó gây hủy hoại tại phần xương mà nó khu trú.

Khối u chèn ép sẽ làm tổn thương tất cả những vùng như vỏ xương, màng ngoài xương, xương xốp, khoang tủy xương cùng với các mô xung quanh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là lắng đọng ngoài màng xương.

Các tế bào xương ác tính còn có thể được đặc hóa từ chất đệm của khối u và sau đó phát triển để tạo thành chất dạng xương của khối u.

Bất kỳ một vị trí xương nào trên cơ thể đều có khả năng xuất hiện ung thư xương, nhưng những xương dài như cánh tay và chân thường dễ xuất hiện các tế bào ung thư hơn. Theo một báo cáo, có khoảng trên 50% bệnh nhân ung thư xương xuất hiện ung thư ở xương cánh tay và chân.

Những vùng xung quanh khớp gối thường hay xuất hiện những tế bào ung thư hơn cả. Tỷ lệ người bị ung thư xương ở đầu dưới của xương đùi hoặc đầu trên của xương chày chiếm đến 50% số người mắc ung thư xương.

Tuy nhiên, các trường hợp ung thư xương khác như ung thư xương khung chậu hay ung thư đầu trên xương đùi cũng hay xuất hiện trên lâm sàng.

2. Nguyên nhân gây ung thư xương

Đa số nguyên nhân gây ung thư xương gặp ở các bệnh nhân mắc ung thư xương là do các tế bào ung thư khác di căn đến xương. Chính vì vậy đây là một trong những giai đoạn cuối cùng của căn bệnh ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư xương thường do các tế bào ung thư khác di căn đến

                  Nguyên nhân gây ung thư xương thường do các tế bào ung thư khác di căn đến

Tuy nhiên cũng phải kể đến những trường hợp ung thư nguyên phát bắt đầu từ xương. Ung thư xương nguyên phát rất hiếm gặp, chỉ chiếm 0,2% các loại ung thư. Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng, tuy nhiên vẫn chưa thể đưa ra một kết luận hoàn toàn chính xác là ung thư xương nguyên phát gây ra bởi yếu tố nào.

Một số bệnh nhân mắc bệnh Paget xương, đây là một tổn thương gây ra những sự bất thường trong quá trình phát triển xương mới. Và điều này dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh ung thư xương.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư xương, ví dụ như:

  • Mắc hội chứng Li – Fraumeni:đây là một hội chứng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả ung thư xương, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư máu và những loại ung thư khác.
  • Mắc hội chứng Rothmund – Thomson: là hội chứng lão hóa sớm cùng với sự tăng tính nhạy cảm với bệnh ung thư. Nguyên nhân là do sự đột biến gen dẫn đến làm sai lệch trong giãn xoắn và tách hai mạch đơn của DNA RecQ.
  • U nguyên bào võng mạc di truyền: đây là một loại ung thư hiếm gặp ở mắt và người bệnh là trẻ em mắc bệnh này thường nguy cơ cao mắc ung thư xương.

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư tuy nhiên đây cũng chính là một nguyên nhân gây ung thư xương. Thông thường trong điều trị, nếu phơi nhiễm bức xạ với liều thấp từ tia X sẽ không gây hại. Nhưng nếu liều xạ trị tăng quá cao cộng với thời gian xạ trị kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư xương, kể cả người đó đang mắc bệnh ung thư khác, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi.

Xạ trị đôi khi còn gây ảnh hưởng lên những nhân viên y tế tham gia và quá trình điều trị cho bệnh nhân. Chính vì thế phải điều chỉnh liều lượng tia xạ sao cho hợp lý.

Trong cơ thể có một loại gen ức chế ung thư P53, nếu người bị rối loạn gen này cũng sẽ có nhiều nguy cơ mắc ung thư xương. Việc thường xuyên bị chấn thương ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ung thư xương.

Thường xuyên gặp chấn thương cũng là một nguyên nhân gây ung thư xương

                 Thường xuyên gặp chấn thương cũng là một nguyên nhân gây ung thư xương

3. Với những nguyên nhân gây ung thư xương khác nhau thì triệu chứng ung thư xương bao gồm những gì?

Sau khi tìm hiểu về những nguyên nhân gây ung thư xương vậy bạn có biết ung thư xương có những triệu chứng gì? Tùy theo từng giai đoạn của bệnh thì ung thư xương sẽ có những triệu chứng được biểu hiện khác nhau.

Trong giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng xuất hiện nhẹ và không rõ ràng. Điều này khiến cho bệnh nhân không chú ý và dễ bỏ qua như nhức mỏi tay chân, có cảm giác đau ở xương và vận động yếu đi.

Khi khối u phát triển càng lớn thì mức độ biểu hiện của các triệu chứng cũng sẽ tăng dần tùy thuộc vào tốc độ phát triển của khối u. Những triệu chứng phổ biến mà người bệnh dễ gặp có thể như:

  • Cảm giác xương ngày càng tăng, với tần suất đau liên tục, vị trí đau lan sang cả các vùng xung quanh đó;
  • Cơ thể người bệnh hay mệt mỏi, có thể kèm theo là sốt nhẹ;
  • Cân nặng bị sút nhưng không rõ nguyên nhân;
  • Xương dễ bị gãy;
  • Trong xương dài ở các chi có thể sờ thấy được khối hạch cứng, rắn, chắc.

Một khi khối u đã phát triển, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng, nhưng triệu chứng phổ biến nhất và gây khó chịu nhất cho người bệnh đó là đau. Người bệnh có thể dễ bị nhầm sang các bệnh như viêm khớp, loãng xương hay chấn thương.

Vậy để chắc chắn thì người bệnh nên đến bệnh viện và thực hiện các phương pháp chẩn đoán chính xác để có thể kịp thời phát hiện ra các tế bào ung thư xương, đồng thời nhận được sự điều trị đúng cách từ bác sĩ chuyên môn.

4. Các biện pháp điều trị ung thư xương có dựa trên nguyên nhân gây ung thư xương không?

Kể cả người bệnh có mắc bất kỳ loại ung thư nào thì đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm và người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân phải chiến đấu với nó. Trong xã hội hiện đại, phát triển như ngày nay, việc chẩn đoán ung thư xương không còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bệnh nhân sẽ phải gặp nhiều khó khăn tròn việc điều trị.

Tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi được ung thư xương gần như là không có. Các phương pháp điều trị chỉ giúp cho bệnh nhân giảm nhẹ những cơn đau cũng như duy trì sự sống của bệnh nhân.

Tùy thuộc vào từng tình trạng của từng bệnh nhân, được đánh giá cụ thể theo các yếu tố: ung thư giai đoạn nào, tuổi tác, sức đề kháng, kích thước và vị trí của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp.

Phẫu thuật giúp loại bỏ các yếu tố nguyên nhân gây ung thư xương

                          Phẫu thuật giúp loại bỏ các yếu tố nguyên nhân gây ung thư xương

Có 3 phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Phẫu thuật: Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ những khối u hoặc những mô đã bị ảnh hưởng. Mục đích của việc phẫu thuật là để cắt bỏ và thay thế những phần xương đã bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư.
  • Hóa trị: Hóa trị là việc sử dụng hóa chất và thuốc đặc trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị được dùng để thu hẹp kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật, hoặc được dùng để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót hậu phẫu thuật và phòng ngừa những tế bào ung thư tái phát trở lại.
  • Xạ trị: Xạ trị là việc dùng các tia phóng xạ với liều lượng tia hợp lý tác động lên các khối u làm tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của những tế bào gây ung thư.

Ung thư xương là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về căn bệnh này. Nếu còn bất cứ điều gì cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với KOCHI để nhận được câu trả lời sớm nhất.

Fanpage: Kochi

Hotline: 024 6291 8086

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *