Rối loạn chuyển hóa lipid máu là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, viêm tụy, đột quỵ,…
Chế độ ăn là một vấn đề đặc biệt quan trọng với những người rối loạn chuyển hóa lipid máu. Với một chế độ ăn khoa học có thể giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm. Vậy những người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu nên và không nên ăn gì?
Nội Dung
1. Thế nào là Rối loạn chuyển hóa lipid máu?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là hiện tượng nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần và LDL-C (cholesterol xấu) cao hơn giá trị bình thường hay/và nồng độ HDL-C (cholesterol tốt) thấp hơn giá trị bình thường.
Hiện tượng này kéo dài sẽ gây nên các bệnh lý như hẹp mạch máu, xơ vữa động mạch,nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,.. có thể gây tai biến như tai biến mạch máu não.
2. Chế độ ăn dành cho người Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Nguyên nhân phổ biến gây nên rối loạn chuyển hóa lipid máu là do chế độ dinh dưỡng không khoa học, như tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật, thức ăn có chứa cholesterol xấu, uống rượu bia, hút thuốc lá,.. Do vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết đối với người rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Để xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh, mọi người phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Giảm lượng calo nạp vào cơ thể trong ngày để từ đó có thể giảm khối lượng cơ thể đối với những bệnh nhân béo phì hay thừa cân. Việc giảm cân nên tiến hành từ từ, thực hiện trong khẩu phần ăn, không nên giảm cân đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc giảm cân không những giúp cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu mà còn giúp cơ thể khỏe khoắn, cải thiện sức khỏe.
- Uống đủ nước, khoảng 2l/ngày
- Kết hợp sử dụng các loại ngũ cốc với khoai củ để bổ sung thêm chất xơ, góp phần vào việc đào thải chất cholesterol nội sinh ra khỏi cơ thể. Người rối loạn chuyển hóa lipid máu nên thay thế các loại gạo thông thường bằng gạo lứt hoặc các loại gạo nguyên vỏ
- Người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu đồng thời mắc các bệnh như suy tim, tăng huyết áp,.. nên áp dụng chế độ ăn nhạt hơn so với bình thường.
- Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, thay thế bằng sử dụng các chất béo không bão hòa.
- Tăng cường cung cấp protein cho cơ thể, ăn ít thịt béo. Bên cạnh đó, mọi người nên sử dụng đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành. Đậu nành là loại thực phẩm giàu đạm, ngoài ra nó còn giúp giảm nồng độ LDL-C, triglycerid và cholesterol toàn phần.
Đậu nành giúp giảm nồng độ LDL-C, triglycerid và cholesterol toàn phần.
- Ăn khoảng 500g rau quả trong ngày để cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Tăng số bữa trong ngày, tối thiểu 5 bữa 1 ngày, các bữa ăn phải đảm bảo có đủ 04 nhóm thực phẩm chính nhưng ít chất béo và tăng lượng rau xanh, trái cây ít ngọt.
3. Những thực phẩm nên ăn đối với người rối loạn chuyển hóa lipid máu
Trong thực tế, có rất nhiều thực phẩm giúp giảm lipid máu, đối với những người rối loạn chuyển hóa lipid máu nhẹ còn có thể giúp khỏi bệnh mà không cần điều trị bằng thuốc. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh lý này:
- Ngũ cốc đã được chế biến thô: gạo thô, bánh mì đen,..
Bánh mì đen rất tốt cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu
- Dầu thực vật có nhiều chất béo không bão hòa: dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu đậu nành,..
- Sữa không béo.
- Các loại hạt chứa dầu giúp cung cấp Omega-3 và Omega-6 như: lạc, vừng, hạt dẻ,..
- Cá béo, sử dụng tối thiểu 2 lần 1 tuần.
- Thịt nạc hay da cầm không da.
- Rong biển sẽ ngăn ngừa việc hình thành những mảng lắng đọng cholesterol trên thành mạch. Ngoài ra, rong biển còn giúp giảm LDL-C.
- Bông cải trắng rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và flavonoid – 1 chất có khả năng loại trừ cholesterol bám/lắng đọng trên thành mạch.
Bông cải trắng giúp loại trừ cholesterol bám/lắng đọng trên thành mạch.
- Các loại nấm như mộc nhĩ, linh chi, nấm hương sẽ giúp giảm lượng triglycerid và cholesterol.
- Tỏi có công dụng làm tăng HDL-C, giảm LDL-C, triglycerid và cholesterol trong máu, ngăn cản hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Tuy nhiên, nếu mắc viêm loét dạ dày thì những người rối loạn chuyển hóa lipid không nên ăn tỏi.
- Táo là loại trái cây chứa nhiều pectin, rất có ích trong việc giảm cholesterol.
Táo rất có ích cho việc giảm cholesterol
- Kiwi rất giàu arginine, có tác dụng rất tốt đối với người rối loạn chuyển hóa lipid máu.
- Hành tây: vừa có tác dụng giảm cholesterol vừa giúp giảm độ nhớt của máu.
- Mầm đậu xanh, mướp đắng, ớt có chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện hệ tuần hoàn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Dưa leo chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giảm hấp thu và tăng cường đào thải cholesterol.
- Cà rốt rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và beta-carotene, rất tốt cho bệnh nhân mạch vành, làm hạ huyết áp và giảm mỡ máu.
- Đậu tương và các chế phẩm của nó đều rất tốt cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Bên cạnh các loại hoa quả và các loại thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể sử dụng một sản phẩm thực phẩm được chế biến từ một loại vẫn được sử dụng làm gia vị để có thêm giải pháp hỗ trợ tốt nhất trong việc kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu của bạn. Bạn có ý tưởng gì trong đầu về loại thực phẩm này chưa?
Bật mí với bạn, loại thực phẩm này gần đây rất được ưa chuộng và được coi như một người bạn đồng hành đối với sức khỏe mặc dù có hình dáng rất nhỏ bé. Người ta hay nhắc đến với đặc điểm “nhỏ mà có võ” đó chính là tỏi đen. Với hàm lượng S-allyl cysteine cao gấp 5 lần tỏi tươi thông thường, tỏi đen rất có lợi trong việc giúp làm giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL cholesterol, triglycerid và tăng HDL cholesterol.
Với tác dụng có lợi với cholesterol trong máu như vậy, thêm điểm cộng là tỏi đen rất dễ sử dụng, không còn mùi vị khó chịu, cay nồng của tỏi tươi thông thường, tỏi đen có vị ngọt và không hề làm hôi miệng sau khi sử dụng như tỏi tươi. Việc sử dụng tỏi đen hàng ngày còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, chống oxy hóa rất tốt, ngăn ngừa ung thư và rất có lợi với bệnh đái tháo đường, các bệnh về gan, kích thích tiêu hóa,…
Việc bổ sung tỏi đen cũng đảm bảo cung cấp cho cơ thể bạn hàm lượng các chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất khá đầy đủ, vì vậy, bạn nên cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
4. Những thực phẩm không nên ăn đối với người rối loạn chuyển hóa lipid máu
Người rối loạn chuyển hóa lipid máu không nên ăn các loại thực phẩm như:
- Dầu thực vật có nhiều chất béo bão hòa như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu cọ,..
- Mỡ, da động vật, gạch tôm, gạch cua.
- Bơ, pho mát, lòng đỏ trứng,..
- Sữa béo nguyên kem.
- Đồ ăn dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,..
Người rối loạn chuyển hóa lipid máu không nên tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn
- Thịt gia cầm không lột da.
- Các loại thực phẩm làm từ mỡ bão hòa hay lòng đỏ trứng.
- Hạn chế tiêu thụ đường hay mật, lượng tối đa trong ngày từ 10 đến 20 gam.
- Nội tạng động vật.
- Đồ uống có cồn, thuốc lá.
Bên cạnh việc có chế độ ăn khoa học, người rối loạn chuyển hóa lipid máu cần thường xuyên tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe.
Mong bài viết trên đây có thể cung cấp cho mọi người những thông tin bổ ích về rối loạn chuyển hóa lipid máu và cách chăm sóc những người mắc bệnh lý này.
Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin của bạn để được tư vấn.