Rối loạn lipid máu tuy không có biểu hiện gì nghiêm trọng nhưng là một bệnh lý có thể dẫn đến nhiều tình trạng bệnh tim mạch nghiêm trọng khác. Việc điều trị rối loạn lipid máu kịp thời là cần thiết, bên cạnh thuốc điều trị, người bị rối loạn lipid máu nên sử dụng những gì?
1. Rối loạn lipid máu
Lipid máu hay mọi người còn thường gọi là mỡ máu, là một trong những thành phần quan trọng đối với cơ thể. Lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, đáng chú ý nhất là thành phần cholesterol.
Thành phần cholesterol có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Lượng cholesterol cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường nằm trong giới hạn nhất định.
Cholesterol có hai loại chính là cholesterol “tốt” và loại cholesterol “xấu”. Cholesterol trong cơ thể có nguồn gốc từ hai nguồn chính là cơ thể tự tổng hợp và nguồn gốc từ thức ăn bổ sung hàng ngày. 75 % lượng cholesterol trong máu có nguồn gốc từ gan và một số cơ qua khác tổng hợp tạo thành, khoảng 25% lượng cholesterol còn lại có nguồn gốc từ thức ăn (chủ yếu là nguồn thức ăn có nguồn gốc động vật).
Một thành phần quan trọng khác của lipid máu là triglycerid. Việc mất cân bằng các thành phần kể trên là tình trạng rối loạn lipid máu (thường gặp tăng triglycerid, tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL cholesterol, giảm HDL cholesterol) có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.
rối loạn lipid máu
Tìm hiểu về các thành phần chính của Lipid máu:
Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL cholesterol) hay được gọi là cholesterol “xấu”:
Nếu lượng LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu và gây nên những mảng xơ vữa động mạch.
Nếu tích tụ quá nhiều, những mảng xơ vữa này dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu, nghiêm trọng có thể gây vỡ mạch máu đột ngột dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
Khi điều trị rối loạn lipid máu, LDL cholesterol là một chỉ số quan trọng cần phải theo dõi.
Cholesterol tỷ trọng cao (HDL cholesterol) hay được gọi là cholesterol “tốt”:
HDL cholesterol là một cholesterol tốt vì chức năng của nó là vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, đồng thời cũng góp phần vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu. VÌ vậy, hoạt động của cholesterol này giúp làm giảm các mảng xơ vữa động mạch, giảm các biến cố tim mạch có thể gặp phải.
Thành phần đáng chú ý thứ ba của Lipid máu là Triglycerid:
Ở những người có tình trạng triglycerides trong máu tăng cao thường là đi kèm với tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL cholesterol, giảm HDL cholesterol.
2. Người bị rối loạn lipid máu nên sử dụng những gì
Để điều trị rối loạn lipid máu, bên cạnh việc khám và sử dụng thuốc điều trị, bạn nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, vận động tập thể dục đều đặn, thói quen ăn uống khoa học, tránh xa các tác nhân làm tăng rối loạn lipid máu (như hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều bia rượu), tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Về chế độ ăn uống, với tình trạng rối loạn lipid máu, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm như ăn nhiều loại rau quả, các loại ngũ cốc, uống sữa không béo, với thịt động vật nên ăn thịt nạc bỏ da, các loại hạt, sử dụng dầu thực vật không bão hòa như (dầu hướng dương, dầu đậu nành,…)
thực phẩm tốt cho rối loạn lipid máu
Bên cạnh các loại thực phẩm hàng ngày tốt cho tình trạng rối loạn lipid máu, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sử dụng curcumin (hoạt chất chính từ nghệ) rất có hiệu quả cải thiện tình trạng này.
Phân tích tổng hợp 12 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 1.183 bệnh nhân bị rối loạn lipid, trong đó, 592 bệnh nhân nhóm thử được dùng curcumin hoặc nghệ vàng. Các nghiên cứu được thực hiện ở khu vực Châu á, Châu đại dương. Kết quả cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ triglyceride giữa 2 nhóm thử và nhóm chứng. Nhóm bệnh nhân dùng nghệ vàng hoặc curcumin có nồng độ triglyceride thấp hơn so với nhóm chứng [1].
Một phân tích tổng hợp 14 thử nghiệm lâm sàng ở khu vực Châu Á, trên 1.266 bệnh nhân bị rối loạn lipid, trong đó có 632 bệnh nhân nhóm thử được sử dụng nghệ vàng hoặc curcumin. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân dùng nghệ vàng hoặc curcumin có nồng độ cholesterol toàn phần thấp hơn so với nhóm chứng, kết quả có ý nghĩa thống kê [1].
Một phân tích gộp khác gồm 13 thử nghiệm lâm sàng ở khu vực Châu Á, trên 1.166 bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, trong đó có 582 bệnh nhân được sử dụng nghệ vàng hoặc curcumin. Kết quả cho thấy: nhóm bệnh nhân dùng nghệ vàng hoặc curcumin có nồng độ LDL thấp hơn so với nhóm chứng, kết quả có ý nghĩa thống kê [1].
Khi phân tích 5 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được thực hiện ở các quốc gia như Nhật, Mỹ, Đức trên 192 bệnh nhân. Kết quả cho thấy: curcumin làm tăng khả năng đàn hồi mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu [2].
curcumin giảm rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là căn bệnh âm thầm có thể dẫn đến những biến cố nguy hiểm. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị và có lối sống khoa học, bạn có thể bổ sung thêm curcumin để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Liên hệ hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin tại website để được tư vấn cách sử dụng curcumin hợp lý nhất.
Tài liệu tham khảo:
- Yuan F., Dong H., Gong J. , et al (2019). A Systematic Review and Meta-analysis of Randomized Controlled Trials on the Effects of Turmeric and Curcuminoids on Blood Lipids in Adults with Metabolic Diseases. Adv Nutr. 10(5): 791-802. DOI: 10.1093/advances/nmz021.
- Changal K. H., Khan M. S., Bashir R. , et al (2020). Curcumin Preparations Can Improve Flow-Mediated Dilation and Endothelial Function: A Meta-Analysis. Complement Med Res. 27(4): 272-281. DOI: 10.1159/000506180.