Thuốc làm giảm cholesterol là chế phẩm thuốc đang được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên trên thị trường tràn lan hiện nay thì các sản phẩm nào mới đem đến sự tối ưu cho người sử dụng. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn về thuốc làm giảm cholesterol.
Nội Dung
1. Thuốc làm giảm cholesterol sử dụng khi chỉ số cholesterol trong máu của bạn ở mức nào?
Khi kiểm tra lượng cholesterol trong cơ thể sẽ có các thông số sau. Những con số biết nói sẽ khiến bạn biết cơ thể mình đang trong trạng thái như thế nào và có cần thiết sử dụng thuốc làm giảm cholesterol không.
phân biệt cholesterol xấu và cholesterol tốt để sử dụng thuốc làm giảm cholesterol hiệu quả
Cholesterol toàn phần:
– An toàn ở mức dưới 200 ml/dL (< 5,2 mmol/L ).
– Báo động ở mức trên 240 ml/dL (>6,2 mmol/L).
LDL Cholesterol (tên gọi khác là cholesterol xấu):
– An toàn ở mức dưới 130 ml/dL (< 3,3 mmol/L).
– Báo động ở mức trên 160 ml/dL(> 4,1 mmol/L).
Khi chỉ số LDL Cholesterol ở mức cao thì lúc này các mảng bám hình thành và bám vào thành mạch gây xơ vữa động mạch và khiến bạn mắc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch. Nên khi chỉ số này ở mức báo động thì lúc này bạn nên sử dụng thuốc làm giảm cholesterol.
Triglyceride:
– An toàn ở mức dưới 160 ml/dL (2,2 mmol/L).
– Báo động ở mức trên 200 ml/dL ( 2,3 mmol/L).
Chỉ số triglyceride liên quan đến cân nặng hay các thói quen hàng ngày đối với sức khỏe. Chỉ số này thường tăng khi cân nặng của bạn không được kiểm soát, bạn sử dụng thuốc lá, không thường xuyên vận động, sử dụng bia rượu hay các loại thuốc làm hàm lượng triglyceride tăng cao. Chính là nguy cơ dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
HDL Cholesterol (tên gọi khác là cholesterol tốt):
– An toàn ở mức trên 50 ml/dL(> 1,3 mmol/L).
– Báo động tại ngưỡng dưới 40 ml/dL(1 mmol/L).
Chỉ số HDL Cholesterol càng cao thì càng tốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
2. Thuốc làm giảm cholesterol trong máu được sử dụng hiện nay:
Thuốc làm giảm cholesterol đang được sử dụng và lưu hành tại Việt Nam hiện nay được phân làm 3 nhóm thuốc chính.
các nhóm thuốc làm giảm cholesterol hay được sử dụng hiện nay
2.1. Nhóm 1 : Thuốc làm giảm cholesterol – Nhóm statin
Statin là thuốc làm giảm cholesterol đầu tay của các bác sỹ. Cơ chế của Statin chính là ức chế enzyme tổng hợp cholesterol HMG-CoA reductase, từ đó thuốc làm giảm cholesterol xấu ( LDL) ở mức 18-55% phụ thuộc tùy vào thuốc và liều dùng. Ngoài ta Statin còn có khả năng làm tăng cholesterol tốt (HDL) lên 15% cũng như hạ TG 7-30%. Đạt hiệu quả cao hơn đối với người có triglycerid cao.
Ngoài ra, statin (thuốc làm giảm cholesterol) còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ statin (thuốc làm giảm cholesterol) có khả năng làm chậm quá trình tiến triển, đẩy lùi xơ vữa động mạch vành và/hoặc động mạch cảnh.
Tác dụng giảm huyết áp: Statin ( thuốc làm giảm cholesterol) làm giảm huyết áp ở người huyết áp cao và làm tăng cholesterol huyết tiên phát.
Tác dụng chống viêm: người mắc bệnh tăng cholesterol huyết, dù có hay không kèm bệnh động mạch vành thì đều cho thấy statin (thuốc làm giảm cholesterol) có thể có hoạt tính chống viêm.
Tác dụng đối với xương: Statin( thuốc làm giảm cholesterol) có thể làm mật độ xương gia tăng.
Statin là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị làm giảm cholesterol
+ Một số lưu ý khi dùng statin (thuốc làm giảm cholesterol): statin có tác dụng phụ cần lưu ý đó là làm tăng men gan và đau cơ.
- Trước khi sử dụng thuốc làm giảm cholesterol nên được kiểm tra chỉ số men gan hoặc kiểm tra khi thấy xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng bất thường. Bệnh nhân cần có sự hiểu biết về các dấu hiệu bất thường như mệt nhiều, da vàng, nước tiểu đậm để phát hiện và báo bác sĩ kịp thời.
- Đau cơ là tác dụng phụ hay gặp ở statin( thuốc làm giảm cholesterol), để hạn chế tình trạng này bạn có thể giảm liều để làm giảm tác dụng đau cơ. Trong một số trường hợp biến chứng hiếm gặp, statin có thể dẫn đến tiêu cơ vân. Vì vậy khi thấy đau mỏi 2 chi bất thường nên đến cơ sở y tế để kịp thời theo dõi, nghe lời khuyên của bác sỹ và tránh dừng thuốc không theo chỉ định.
- Cách sử dụng: sử dụng theo đường uống không phụ thuộc vào bữa ăn trong ngày.
2.2. Nhóm 2: Thuốc làm giảm cholesterol – Nhóm Ezetimibe
Công dụng:
- Ezetimibe có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol ở ruột, có khả năng làm giảm LDL từ 13-20%. Có thể sử dụng đơn phương hoặc kết hợp với chất ức chế men khử hydroxymethylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) (statin-thuốc làm giảm cholesterol). Thuốc không có nhiều tác dụng trên triglycerin (giảm 5-11%) và HDL (tăng 3-5%).
- Ezetimibe khi dùng cùng statin có thể làm tăng hiệu quả của thuốc làm giảm cholesterol. Được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với liều tối đa có thể dung nạp của statin.
- Ezetimibe là thuốc làm giảm cholesterol xấu LDL tuy nhiên khả năng làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL-cholesterol không đáng kể so với statin.
Ezetimibe hay được kết hợp với nhóm statin để tăng hiệu quả điều trị
Một số lưu ý khi dùng ezetimibe – thuốc làm giảm cholesterol:
- Do cùng thuộc nhóm thuốc làm giảm cholesterol nên nó có tác dụng phụ khá giống với nhóm thuốc statin như đau cơ, men gan tăng, ngoài ra ezetimibe có thể có các tác dụng trên đường tiêu hóa gây tiêu chảy. Tuy nhiên thông thường ezetimibe thường dễ dung nạp hơn so với statin.
- Dùng theo đường uống , thời điểm uống thuốc không phụ thuộc trạng thái đói hay no, trước ăn hay sau ăn.
- Điều trị phối hợp với statin hoặc fenofibrat: Có thể dùng ezetimibe cùng lúc với statin hoặc fenofibrate tùy theo chỉ dẫn của bác sỹ.
- Điều trị phối hợp với chất cô lập axit mật: Dùng ≥ 2 giờ trước hoặc ≥ 4 giờ sau khi cô lập axit mật.
- Khi kết hợp cố định Ezetimibe / simvastatin: Sử dụng bằng đường uống vào buổi tối không phụ thuộc vào bữa ăn.
- Khi kết hợp cố định acid bempedoic / ezetimibe: Dùng 1 lần/ 1 ngày không phụ thuộc vào bữa ăn.
3.3. Nhóm 3: Thuốc làm giảm cholesterol – Thuốc Nhựa gắn acid mật
Công dụng:
- Nhựa mật có khả năng bám vào acid mật, từ đó giúp hấp thụ cholesterol và giảm LDL 15-30%. Tuy có tác dụng hạ LDL, nhựa mật có thể làm tăng triglyceride, đặc biệt tốt đối với những người có triglyceride cao.
- Được sử dụng phối hợp cùng với liệu pháp ăn kiêng để tăng khả năng của thuốc làm giảm cholesterol xấu LDL đối với cả bệnh nhân không đáp ứng với liệu trình ăn kiêng.
- Lựa chọn thuốc làm giảm cholesterol nhóm acid mật dựa trên sự dung nạp của bệnh nhân, bao gồm cả khẩu vị và sở thích ăn ngon miệng, và điều kiện tài chính cá nhân.
- Nếu cần điều trị bằng thuốc làm giảm cholesterol, statin là thuốc đầu tay được lựa chọn. Việc bổ sung một loại thuốc nonstatin (ví dụ như: ezetimibe, chất cô lập axit mật, chất ức chế PCSK9) có thể được xem xét trong một số trường hợp nhất định như ở những bệnh nhân có nồng độ LDL-cholesterol tăng rất nghiêm trọng không đạt được mức hạ LDL đầy đủ với liều statin được dung nạp tối đa.
thuốc nhựa gắn acid mật có thể sử dụng làm giảm cholesterol cho phụ nữ có thai
Lưu ý khi dùng thuốc:
Thuốc làm giảm cholesterol nhóm nhựa gắn acid mật là nhóm thuốc an toàn do chỉ khu trú tác động vào hệ tiêu hóa mà không hấp thu vào trong hệ tuần hoàn. Thuốc nhựa gắn acid mật là nhóm thuốc làm giảm cholesterol và mỡ máu duy nhất an toàn dùng được cho phụ nữ có thai. Do acid mật có khả năng hấp thu các vitamin hòa tan được trong chất béo, việc sử dụng thuốc nhựa gắn acid mật có thể làm giảm tác dụng hấp thụ các vitamin cũng như hấp thụ các thuốc khác. Vì vậy không dùng nhựa mật cho đối tượng bệnh nhân có chỉ số triglycerid lớn hơn 3.39.
Trên đây là ba loại thuốc làm giảm cholesterol được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc sử dụng thuốc phải theo tư vấn chỉ định của các bác sỹ có chuyên môn. Giảm cholesterol không chỉ phụ thuộc vào thuốc làm giảm cholesterol mà còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống sinh hoạt của chính các bạn. Vì vậy hãy tạo dựng những thói quen lành mạnh cùng với chế độ ăn uống hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh.