Ung thư vú là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phái nữ. Theo thống kê của Globocan, hiện nay Việt Nam đang đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh, với tỷ lệ mắc mới là 15.229 ca và tỷ lệ tử cong là 6103 ca.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiều tác động khác nhau. Hiện nay, theo sự phát triển thì có các phương pháp điều trị khác nhau đem lại hiệu quả. Lựa chọn hướng điều trị cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi, tình hình sức khỏe và mong muốn của người bệnh.
Việc nhận biết các triệu chứng ung thư vú sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để có những phương án điều trị kịp thời. Hãy cùng KOCHI tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh lý này.
Nội Dung
Dưới đây là các triệu chứng ung thư vú dễ nhận biết nhất:
1. Nổi cục u ở vú
Khối u vú là một triệu chứng điển hình của ung thư vú. Đây có thể là u lành tính nhưng cũng có thể là khối u ác tính. Mặc dù phần lớn dấu hiệu u vú không phải là ung thư, nhưng rất nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện sớm qua việc tự sờ thấy một “khối lạ” ở tuyến vú của mình. Khối u này thường không đau, nhưng cần đặc biệt lưu ý khi khối u mật độ cứng và bờ không tròn đều.
Xuất hiện khối u lạ có thể là triệu chứng ung thư vú
2. Đau tức ngực hoặc tuyến vú
Ung thư vú có thể gây ra nhiều thay đổi trong các tế bào đến cảm giác đau và khó chịu ở vú, đôi lúc còn có thể gặp triệu chứng đau và nóng rát. Thông thường, phụ nữ bị đau tức ngực, cương tức tuyến vú trong những ngày hành kinh hoặc trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này xuất hiện trong cả những ngày bình thường và cơn đau kéo dài, tăng dần khi đến kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi khám để kiểm tra tuyến vú của mình. Đây có thể là một triệu chứng ung thư vú hoặc một yếu tố lành tính cần được điều trị.
3. Thay đổi kích thước vú
Ung thư vú có thể gây sưng phù một phần hoặc toàn bộ vú, làm cho bên vú có u trở nên khác biệt hoàn toàn với bên kia. Mặc dù một số phụ nữ bẩm sinh có hai bên vú không đối xứng, kích thước vú cũng có thể thay đổi theo độ tuổi, khi mang thai… song bạn cần phải lưu ý khi vú to lên hoặc teo nhỏ lại bất thường, đặc biệt khi điều này chỉ xảy ra ở một bên.
4. Thay đổi vùng da vú
Bệnh ung thư vú có thể gây viêm da và thay đổi các tế bào da, từ đó dẫn đến sự thay đổi cấu trúc da. Các thay đổi vùng da vú hay gặp như: Da bị dày lên, sần vỏ cam ở bất kỳ vị trí nào của vú, da có vảy quanh núm vú và quầng vú giống như bị cháy nắng, ngứa da,…
Đây có thể là một triệu chứng ung thư vú mà bạn đã bỏ qua
Ung thư vú có thể khiến da chuyển sang màu đỏ, màu tím hoặc màu hơi xanh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng ung thư vú dạng viêm. Đây là một loại ung thư hiếm gặp nhưng lại tiến triển rất nhanh, gây ra các hiện tượng sưng, đỏ, dày lên ở vùng da này.
Trong trường hợp nhiễm trùng vú, vú cũng có thể bị đỏ lên. Khi nhiễm trùng vú, các triệu chứng thường xảy ra đột ngột, sưng, đau, đỏ và kèm theo sốt. Trong khi đó ung thư dạng viêm thường diễn biến chậm, lúc đầu sẽ cảm thấy da dày lên, nặng vùng vú, cuối cùng là sưng đỏ.
5. Tiết dịch núm vú
Tiết dịch núm vú là 1 trong những triệu chứng ung thư vú giai đoạn đầu. Dịch tiết ra có thể lỏng hay đặc, màu sắc từ trong suốt đến trắng đục, vàng, xanh hoặc đỏ. Đối với phụ nữ đang cho con bú, việc có dịch tiết ra từ núm vú trông giống như sữa là điều bình thường, tuy nhiên nếu dịch tiết có lẫn mủ màu vàng hay có lẫn máu thì là một cảnh báo nguy hiểm cần được kiểm tra.
6. Tụt núm vú
Ung thư có thể gây ra những thay đổi ở tế bào phía sau núm vú. Các thay đổi này dẫn đến biểu hiện núm vú teo và co rút xuống hoặc thay đổi kích thước. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp dấu hiệu của ung thư vú dạng chàm, một loại ung thư vú đặc biệt gây ra lở loét đầu vú.
Một số người phụ nữ có biểu tụt núm vú bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu như núm vú đột nhiên cứng lại, bị tụt hẳn vào trong, không kéo ra được như bình thường thì bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm.
7. Nổi hạch ở nách
Hạch nách có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của ung thư vú. Có khá nhiều trường hợp ung thư vú được chẩn đoán khi người bệnh tình cờ phát hiện hạch ở hố nách. Nếu bạn thấy xuất hiện một khối u hoặc một vết sưng đau dưới cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là triệu chứng ung thư vú.
Triệu chứng ung thư vú đáng lưu tâm
Làm thế nào để tự phát hiện các triệu chứng ung thư vú?
Theo các chuyên gia, phụ nữ nên tự kiểm tra triệu chứng ung thư vú ít nhất mỗi tháng 1 lần, thường là ngay khi hết chu kỳ kinh nguyệt 3-7 ngày. Cần đứng hoặc ngồi thẳng trước gương. Các bạn cần quan sát kích thước, hình dạng, bề mặt da và núm vú, so sánh sự thay đổi, khác nhau giữa 2 bên vú. Việc này tự kiểm tra vú có thể tiến hành như sau:
– Bước 1: Để tư thế xuôi 2 tay, quan sát các triệu chứng dễ nhìn thấy như đã liệt kê ở trên.
– Bước 2: Đứng thẳng, giơ 2 tay lên đầu, người hơi đổ về phía trước, quan sát các dấu hiệu bất thường của ngực như ở bước 1.
– Bước 3: Giơ 1 tay lên đầu, dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út của tay còn lại để xoa nắn vú, bắt đầu từ trong quầng vú, lần ra ngoài theo đường xoắn ốc hoặc thẳng hàng từ trên xuống dưới, vừa di chuyển vừa ấn nhẹ.
Nếu phát hiện có sự bất thường ở 1 bên, nên đối chiếu với bên còn lại để xem có giống nhau không.
Tiếp tục đưa tay di chuyển lên vùng hõm nách, ấn nhẹ xem có hạch hoặc bất thường gì không.
Sau đó nắn nhẹ núm vú xem có dịch bất thường chảy ra không.
– Bước 4: Ở tư thế nằm có kê đệm gối hoặc khăn dưới vai, tiến hành tự kiểm tra như bước 2.
Khi phát hiện có những triệu chứng ung thư vú bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế khám chuyên sau, chụp X-quang và siêu âm tuyến vú để có thể đưa ra những xác định chính xác nhất.
Cách tự kiểm tra các triệu chứng ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý ung thư hay gặp nhất. Đây cũng là mối lo ngại của chị em phụ nữ. Ung thư vú hay gặp khoảng 40 tuổi trở lên, tuy nhiên xu hướng trẻ hóa ngày càng tăng. Vì vậy, chúng ta càng phải hiểu rõ và chuẩn bị hành trang để phòng ngừa hiệu quả, giảm khả năng mắc bệnh lý này.
Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm được xem là chìa khóa hàng đầu trong điều trị thành công ung thư vú. Mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau, do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu và tự trang bị các kỹ năng tự khám sàng lọc là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cần xây dựng lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu về tiền sử ung thư của cá nhân và gia đình, đồng thời thảo luận điều này với bác sĩ để được tư vấn về những lưu ý cũng như cách phòng ngừa phù hợp. Bệnh được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì cơ hội sống sót càng cao. Hy vọng bài viết này có hữu ích với mọi người khi tìm hiểu về các bệnh lý sức khỏe bản thân.