Nhắc tới “u phổi”, chúng ta thường nghĩ tới ung thư phổi – căn bệnh gây tử vong thứ hai chỉ sau bệnh tim mạch trên thế giới. Tuy nhiên u phổi gồm u ác tính và u lành tính, các khối u phổi lành tính nếu được phát hiện, điều trị sớm thì vẫn có khả năng chữa khỏi.
U Phổi
Nội Dung
1. U phổi là gì :
U phổi gồm: u lành tính và u ác tính (ung thư); u ác tính gồm ung thư phế quản phổi nguyên phát và ung thư phổi thứ phát .
2. Nguyên nhân :
U phổi là do sự bất thường trong chức năng và cấu tạo của tế bào phế quản. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu tố bất thường này.
Thuốc lá:
Ung thư phổi bị phá hủy bởi khói thuốc
Tác nhân chính gây nên u phổi, đặc biệt là ung thư phổi là hút thuốc lá . Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết như là nitrosamine, hắc ín, …. Ngoài ra, việc hút thuốc lá chủ động hay thụ động (hít phải khói thuốc từ một đối tượng đang hút thuốc) đều có nguy cơ cao mắc u phổi.
Ô nhiễm không khí:
Các hạt vật chất nhỏ, khí thải, theo ước tính cũng là nguyên nhân của 1-2% số trường hợp mắc ung thư phổi.
Tổn thương ở phổi:
Những tổn thương trên phổi, vết sẹo sau phẫu thuật hay nhiễm khuẩn (vi sinh vật, vi rút, ký sinh trùng,…) cũng là 1 trong số nguyên nhân gây ra khối u ở phổi do lúc này chức năng của phổi bị suy giảm nhưng đa số các khối u này là lành tính.
Di truyền:
Theo thống kê, khoảng 8% số trường hợp ung thư phổi có liên quan đến các yếu tố di truyền. Nguy cơ mắc tăng 2 – 4 lần nếu người chung dòng máu có mắc ung thư.
Các yếu tố khác:
– Một vài hợp chất kim loại( crom VI, asen và các hợp chất vô cơ,…)
– Bức xạ, khí độc
Các nhân tố này cũng là yếu tố gây ra ung thư phổi
3. Phân biệt khối u phổi lành và ác tính:
- Tốc độ phát triển: Các khối u ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh, 4 tháng là khoảng thời gian nhân đôi trung bình của khối u. Tuy nhiên, khối u lành thì thường phát triển chậm, có khi còn nhỏ lại.
- Sự xâm lấn: khối u lành tính không chèn ép lên các bộ phận xung quanh khác so với khối u ác tính.
- Phần trăm tái phát: Cả khối u lành tính và ác tính đều có khả năng tái phát sau khi được cắt bỏ. Thế nhưng, khối u lành luôn xuất hiện lại tại vị trí cũ, còn u ác thì có khả năng phát triển ở các vị trí xung quanh.
- Tuổi khởi phát: tỷ lệ xuất hiện u ác tính cao hơn ở người lớn tuổi (tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở phụ nữ trẻ không hút thuốc). Còn u lành có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
- Nguy cơ đối với sức khỏe: Căn bệnh ung thư phổi là mối đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh. Còn hầu hết các khối u lành phổi có thể kiểm soát và chỉ gây nguy hiểm nếu xuất hiện gần các mạch máu lớn trong ngực (như động mạch chủ)
4. Triệu chứng:
o Giai đoạn đầu, u thường khởi phát và tiến triển âm thầm, thường không có triệu chứng. Thường khối u đã khá to, xâm lấn hoặc di căn thì mới xuất hiện các triệu chứng.
o U phổi có các dấu hiệu lâm sàng khởi đầu và không đặc hiệu như:
+ Đau ngực, hơi khó thở
+Ho khan hoặc ho ra ít má
+ Sốt
+Sút cân, người mệt mỏi
- Khi khối u phát triển, nhất là ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: Khàn tiếng, khó thở, hội chứng chèn đè ép tĩnh mạch chủ trên (Pancoast) (gây phù mặt cổ ,khó thở,…), hội chứng Horner (sụp mi ở bên tổn thương, đồng tử co, bài tiết mồ hôi kém),…
Ngoài việc khám lâm sàng, các chỉ định xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán u phổi như X quang phổi, chụp CT, sinh thiết dịch, soi đờm tìm tế bào ung thư,… cũng rất quan trọng
5. Điều trị u phổi :
– Đối với u lành tính : chỉ cần theo dõi định kỳ ,không cần thiết phải điều trị.
– Đối với ung thư phổi:Có 3 phác đồ chủ yếu là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị tùy thuộc vào từng giai đoạn và giải phẫu bệnh lý.
U phổi lành tính: thường không nguy hiểm và không nguy hiểm tính mạng. Nên thay vì điều trị, các bác sĩ sẽ theo dõi khối u trong khoảng 1 – 2 năm để xem khả năng phát triển thành ung thư cao hay không.
Điều trị ung thư phổi
Ung thư phổi:
Ung thư phổi chia làm 2 loại chủ yếu, dựa vào giải phẫu bệnh là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuỳ vào từng loại và giai đoạn bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Ung thư phổi tế bào nhỏ: Được điều trị theo từng giai đoạn, chủ yếu theo 2 phương pháp hóa trị và xạ trị.
– Giai đoạn khu trú : Hóa trị kết hợp xạ trị. Có thể xạ trị não dự phòng đề phòng tế bào ung thư di căn lên não thì có thể xạ trị não dự phòng.
– Giai đoạn lan tràn : giai đoạn này điều trị chủ yếu là đa hóa trị.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Được điều trị theo từng giai đoạn, chủ yếu là theo phương pháp phẫu thuật.
– Giai đoạn 1: Phẫu thuật ,cắt bỏ thùy phổi chứa u hoặc toàn bộ phổi.
Giai đoạn ung thư phổi
– Giai đoạn 2: Phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ phổi. Hậu phẫu thuật có thể điều trị hỗ trợ thêm bằng xạ trị hoặc hóa trị.
Tuy nhiên khi bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật, thì sẽ tiến hành xạ trị hoặc hóa xạ trị đồng thời.
– Giai đoạn 3: Phẫu thuật tùy thuộc vào vị trí ung thư. Hậu phẫu thuật, sẽ dùng hóa trị hỗ trợ để ngăn tái phát. Tiến hành xạ trị hoặc hóa xạ trị đồng thời nếu không thể phẫu thuật.
– Giai đoạn 4: Mục đích điều trị là kiểm soát khối u và làm kích thước khối u cũng như sự di căn của tế bào ung thư giảm đi. Giai đoạn này có thể sử dụng các phương pháp là hóa trị, điều trị sinh học hoặc điều trị các triệu chứng.
6. Chăm sóc hậu phẫu:
Theo sát và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của bệnh nhân:
– Tình trạng hô hấp
– Thực hiện bài tập vật lý trị liệu về hô hấp
– Theo dõi mạch, tác dụng phụ của thuốc
– Khi thấy bất thường phải báo ngay cho nhân viên y tế
Thực đơn cho bệnh nhân u phổi
– Bổ sung thêm chất xơ cùng tinh bột
– Hạn chế ăn đường ,đồ ngọt ,chất béo và cholesterol
– Ăn nhạt
– Ăn nhiều bữa một ngày với một lượng nhỏ thức ăn một bữa
-Bổ sung đủ nước
7. Phòng ngừa ung thư phổi:
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính là hạn chế tối đa những tác nhân gây nên u phổi:
– Không hút thuốc, cai thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc.
– Chú ý tới môi trường làm việc an toàn: tránh tiếp xúc khói, bụi, giảm phơi nhiễm hoá chất.
– Ăn uống lành mạnh: Nên ăn những đồ ăn dinh dưỡng, vitamin A, D như rau xanh và hoa quả tươi.
– Giữ vệ sinh môi trường sống.
– Tầm soát u phổi: Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần tại các cơ sở y tế.
Ngoài những cách phòng ngừa trên thì việc bổ sung các thực phẩm ngăn chặn các tế bào ung thư là rất quan trọng. Một trong những sản phẩm nổi tiếng với công dụng ngừa tế bào ung thư là tỏi đen
Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải là gây độc tế bào mà chính là tác động vào con đường kích thích đáp ứng miễn dịch để loại trừ được khả năng di căn của tế bào ung thư. Hiệu quả tỏi đen đã được chứng minh hiệu quả trên các tế bào ung thư như: ung thư máu, u phổi, ung thư vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, …
Tỏi đen có thể giúp ngăn ngừa ung thư
U phổi nói riêng và ung thư nói chung phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống sinh hoạt của chính bạn vì vậy cách để ngăn ngừa tốt nhất là một cuộc sống lành mạnh và kiểm tra định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện sớm nhất làm tăng hiệu quả điều trị.