Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Ung thư

Ung Thư Tuyến Vú Và Những Điều Bạn Nên Biết.

Ung thư tuyến vú

Ung thư tuyến vú là căn bệnh hiện nay gây tử vong cao nhất ở nữ giới nên việc phát hiện các triệu chứng cũng như điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hãy trang bị đầy đủ cho mình các kiến thức về căn bệnh này bằng cách tham khảo bài viết dưới đây.

1. Ung thư tuyến vú là gì?

Ung thư tuyến vú là dạng u vú ác tính. Một khối u có thể lành tính (không ung thư) hoặc cũng có thể ác tính (ung thư). Đa số trong các trường hợp ung thư tuyến vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hay các tiểu thùy. Ung thư tuyến  nếu như phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn sang vùng xương và các bộ phận khác gây tình trạng đau đớn sẽ ngày càng nhân lên.

2. Các dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư tuyến vú.

 triệu chứng cảnh báo ung thư tuyến vú

Triệu chứng cảnh báo ung thư tuyến vú.

2.1. Đau vùng ngực

Vùng ngực có cảm giác đau âm ỉ, đau không có quy luật rõ ràng. Có thể có nhiều khả năng đây là tín hiệu cảnh báo ung thư tuyến vú ác tính giai đoạn sớm. Nếu vùng ngực đau, nóng rát liên tục hoặc ngày càng dữ dội thì bạn nên cần đi khám ngay lập tức.

2.2. Thay đổi vùng da

Hầu hết những người mắc phải ung thư tuyến vú thường thay đổi màu sắc và tính chất da ở vùng ngực. Vùng da có thể xuất hiện nhiều nếp nhăn hoặc lõm giống như lúm đồng tiền, vùng da xung quanh hay có mụn nước, ngứa lâu không dứt điểm.

2.3. Sưng hoặc nổi hạch

Sưng các hạch bạch huyết không chỉ là dấu hiệu thông thường của các bệnh như cảm cúm, nhiễm trùng mà còn cả bệnh ung thư tuyến vú. Nếu như có khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng da kéo dài trong nhiều ngày mà bạn không rõ nguyên nhân gây ra thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến vú.

2.4. Đau lưng, vai hay đau gáy

Một số phụ nữ khi mắc phải căn bệnh này thay vì đau vùng ngực thì thường có cảm giác đau lưng hay vai gáy. Những cơn đau hay gặp phải ở phía lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, rất có thể nhầm lẫn với giãn dây chằng hay các bệnh liên quan trực tiếp đến cột sống.

3. Các giai đoạn của ung thư tuyến vú

Không giống như các loại ung thư khác, ung thư tuyến vú là một bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện bệnh sớm, có khoảng 80% bệnh nhân khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu tiên.

Các giai đoạn có thể thấy của ung thư tuyến vú

Các giai đoạn có thể thấy của ung thư tuyến vú

3.1. Ung thư tuyến vú giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu)

Trong giai đoạn đầu này, tế bào ung thư vú được các bác sĩ phát hiện trong các ống dẫn sữa. Ta gọi đây là ung thư tuyến vú không xâm lấn hay còn gọi là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ.

Bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh ung thư tuyến vú để ngăn chặn sự di căn của bệnh. Thường thì chỉ cần cắt bỏ các khối u và sử dụng them một số phương pháp xạ trị.

3.2. Ung thư tuyến vú giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1A, khối u vẫn có kích thước bé khoảng 2cm và hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng nhiều. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 1B thì không chỉ có mỗi khối u ở tuyến vú mà còn tìm thấy các khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. Các bác sĩ tiến hành dung các phương pháp phẫu thuật kết hợp một số liệu pháp để điều trị bệnh.

3.3. Ung thư tuyến vú giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, các khối u có kích thước 2 – 5cm và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết hay sang các hạch nách. Giai đoạn này được chia là 2 giai đoạn nhỏ là 2A và 2B.

  • Ở giai đoạn 2A: Chưa có sự xuất hiện u nguyên phát và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước của khối u nhỏ hơn 2cm và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Khối u kích thước từ 2-4cm và chưa lan tới hạch bạch huyết và các hạch dưới cánh tay.
  • Giai đoạn 2B: Khối u có kích thước 2 đến 4cm và tìm thấy nhiều cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, từ 1-3 hạch bạch huyết ở vùng nách hoặc gần xương ức. Hay kích thước khối u lớn hơn 5cm và chưa xâm lấn sang các hạch bạch huyết.

Bệnh nhân khih phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 thì nên kết hợp các liệu pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kích thích tố.

3.4. Ung thư tuyến vú giai đoạn 3

Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, các khối u trong cơ thể đã lan rộng ra 4 – 9 hạch bạch huyết ở nách hay gây phù các hạch bạch huyết bên trong vú.

Ở giai đoạn 3, liệu pháp điều trị cho bệnh nhân cũng như với giai đoạn 2. Nếu bác sĩ phát hiện ra khối u nguyên phát lớn, thì bạn sẽ phải dung các biện pháp hóa trị để làm bé khối u trước khi tiến hành làm phẫu thuật.

3.5. Ung thư tuyến vú giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Giai đoạn này được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư. Các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn sang nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Ung thư tuyến  hay gặp di căn đến xương, não, phổi và gan.

Ở giai đoạn này, các bác sĩ chỉ định cho bạn điều trị toàn thân tích cực, đây là một phương pháp phổ biến đối với các bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư tuyến vú giai đoạn cuối.

4. Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến vú

  • Bệnh ung thư tuyến vú hay gặp phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hay không cho con bú.
  • Do gen di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ/ bà, anh chị em bị mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi đến bệnh viện kiểm tra, bởi bệnh này có khả năng di truyền trong các thành viên của gia đình.
  • Xuất hiện kinh nguyệt sớm hoặc có thời kỳ mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến vú.
  • Người có tiền sử mắc bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,…
  • Sống trong một môi trường độc hại, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sinh ung thư tuyến vú.
  • Ăn thức ăn chứa ít vitamin, hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, lười vận động cũng có nguy cơ gây nên ung thư tuyến vú.

5. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến vú?

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến vú.
  • Những người gặp các vấn đề sinh sản (vô sinh, hiếm muộn hoặc có con đầu lòng khi trên 35 tuổi).
  • Người có tiền sử bản thân mắc các bệnh u nang hay u xơ tuyến vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng,…
  • Người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại và các tia bức xạ.

Những người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại có nguy cơ mắc ung thư tuyến vú

Những người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại có nguy cơ mắc ung thư tuyến vú

7. Cách phòng tránh ung thư tuyến vú

Khám sàng lọc ung thư tuyến vú và định kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ: Vì thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư tuyến vú kéo dài từ 8-10 năm nên việc tiến hành khám sàng lọc có giá trị rất cao trong việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới khoảng 80%, ở trong giai đoạn 2 tỷ lệ này là 60%, đồng thời bảo tồn được tuyến vú. Ở giai đoạn 3, khả năng khỏi hẳn bệnh là rất thấp. Giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ kéo dài cuộc sống và làm giảm bớt sự đau đớn.

Tăng sự hiểu biết về bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan đến ung thư tuyến vú.

Xây dựng cho bản thân lối sống khoa học, lành mạnh và hiệu quả:

  • Ăn nhiều loại rau xanh, tăng thêm thực phẩm chứa nhiều phytoestrogènes.
  • Cân nhắc đến việc điều trị bằng hormon ở giai đoạn mãn kinh: Việc tăng lượng hormon estrogen vào cơ thể có thể làm tăng thêm sự phân chia tế bào tuyến vú, dẫn đến tăng thêm nguy cơ gây kích thích sự phát triển của các tế bào bất thường gây ung thư tuyến vú.
  • Lưu ý một số loại thuốc có thể như thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến vú.

Ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu phytoestrogens là một cách phòng ung thư tuyến vú.

Ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu phytoestrogens là một cách phòng ung thư tuyến vú

Tóm lại, ung thư tuyến vú có thể rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không có biện pháp để phòng tránh và điều trị kịp thời. Chính vì vậy bản thân mỗi người đều phải chú tâm đến các dấu hiệu thay đổi của cơ thể, thường xuyên đi khám định kỳ và bổ sung thêm các kiến thức để kịp thời phát hiện ra bệnh nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *