CD Hà thủ ô đỏ

Thật Sự Hà Thủ Ô Có Tốt Không Bạn Nên Biết?

trị tóc bạc sớm từ hà thủ ô

Hà thủ ô được sử dụng lâu đời như một vị thuốc dân tộc quý với công dụng làm đen râu tóc, khiến da dẻ hồng hào và kéo dài tuổi thọ. Trong hà thủ ô chứa thành phần gì? Thật sự hà thủ ô có tốt không ? Các bài thuốc cũng như thông tin cần biết về cây thuốc sẽ đựơc bật mí dưới đây.

 Hà thủ ô là cây gì? Hà thủ ô có tốt không?

Trước khi đi tìm hiểu sâu về thành phần cũng như tác dụng của hà thủ ô cùng nhau khái quát qua hà thủ ô là gì? Hà thủ ô có tốt không? Trong thiên nhiên có hai loại hà thủ ô trắng và đỏ, tuy nhiên được sử dụng phổ biến và có tác dụng nhiều hơn hẳn là hà thủ ô đỏ. Bài viết bày trình bày về vị thuốc hà thủ ô đỏ.

Tên dược liệu là Hà thủ ô đỏ. Các tên gọi khác như Thủ ô, Giao đằng, Dạ giao đằng, Dạ hợp,…Tên khoa học là Fallopia Multiflora, thuộc họ Rau răm – Polygonaceae và bộ Cẩm chướng – Caryophyllales.

Một số đặc điểm thực vật của hà thủ ô: Thân dây leo, thân mềm, mọc xoắn, quấn vào nhau, có màu xanh tía, nhẵn không có lông, có các vân. Rễ cây phình to thành dạng củ, vỏ bên ngoài màu nâu, bên trong màu đỏ nên còn được gọi là hà thủ ô đỏ. Lá cây mọc so le ôm sát thân cây, có cuống dài, phiến lá hình trái tim, đầu lá nhọn, mép lá hơi lượn sóng hoặc mép nguyên, cả hai mặt của lá màu xanh nhẵn. Hoa mọc thành cụm hình chuỳ, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, nở vào tháng 10. Bông hoa nhỏ, đường kính 2mm, cánh hoa có màu trắng, hoa có 8 nhuỵ hình mào gà, bầu hoa hình 3 cạnh và có 3 vòi ngắn rời nhau. Quả hình 3 cạnh, nhẵn, nằm trong bao hoa.

Cách phân biệt hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng có thể dựa vào đặc điểm của rễ củ :

  • Hà thủ ô đỏ: Rễ củ giống khoai lang, rất cứng, có màu nâu đỏ, bề mặt bên ngoài gồ ghề có nhiều chỗ lồi lõm. Mặt cắt ngang bên trong có màu hồng, vị đắng chát, chính giữa là lớp gỗ cứng.
  • Hà thủ ô trắng: Rễ củ cũng giống khoai lang, có màu nâu đỏ sẫm, mặt cắt ngang lại có màu trắng với rất nhiều nhựa trắng, mùi thơm, vị đắng rất chát.

hà thủ ô có tốt không

hà thủ ô có tốt không

Hà thủ ô mọc ở nơi nào?

Hà thủ ô là loại thực vật ưa sáng, thường mọc tự nhiên ở nơi có khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao và cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng tốt ở vùng đất ẩm, xốp, có nhiều mùn, tốt nhất là ở chân núi đá, vùng đất trung du hoặc đất đỏ bazan.

Tại nước ta Hà thủ ô đỏ thường mọc tự nhiên ở đồi núi cao (trên 1000 m) như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, …. vì vậy một số tỉnh trung du và miền núi phía bắc đã bắt đầu trồng hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ mọc tự nhiên ở các nước như Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản

Thành phần trong hà thủ ô có tốt không?

Thành phần trong hà thủ ô theo 2 nhà nghiên cứu nhật bản trong hà thủ ô Tứ Xuyên Trung Quốc có các chất sau đây và từ thành phần này có thể cho thấy hà thủ ô có tốt không?

Các chât anthraglucosid với tỷ lệ 1,7% trong đó chủ yếu là chrysophanola, emodin và rhein. Ngoài ra còn có chất đạm là 1,1%, tinh bột 45,2%, chất béo 3,10%, chất vô cơ 4,5%, các chất tan trong nước 26,40%, lexinthin và còn có các chất vô cơ K, Ca, Mn, Ni, Cr.

Lexithin là một photphatit kêt quả của sự kết hợp giữa axid glyxerophotphoric với 1 phân tử cholin và 2 phân tử axid béo. Lexithin là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh nên dùng trong trường hợp suy nhược thần kinh bồi bổ thần kinh , lexinthin còn giúp sinh ra huyết dịch và bổ tim dùng trong trường hợp suy dinh dưỡng . Antharaglucozid có tác dụng làm tăng tác dụng của dịch tràng, xúc tiến co bóp của ruột giúp cho tiêu hóa và cải thiện dinh dưỡng. Stilben trong hà thủ ô đỏ có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan, giảm mỡ máu rất tốt.

Công dụng hà thủ ô có tốt không?

Dân gian có câu nói “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô” đã nói lên tác dụng làm xanh tóc, đẹp da của dược liệu này. Dược liệu hà thủ ô có vị đắng chát hơi ngọt, tính bình hơi ôn, quy vào kinh Can và Thận.

Nếu Hà thủ ô sống có tính nhuận tràng, thông tiểu, thì dược liệu có tác dụng bổ can thận, bổ máu, giải độc, tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ,… Trong dân gian, thường dùng vị thuốc này để làm đen râu tóc, chữa tóc bạc sớm, đau lưng mỏi gối, đại tiện ra huyết, di tinh mộng tinh, ung nhọt, thần kinh suy nhược, mất ngủ, bệnh ngoài da, chữa sốt rét,…

Để chứng minh hà thủ ô có tốt không? các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của hà thủ ô để điều trị các bệnh khác nhau như:

  • Chữa tóc bạc sớm, tổng hợp melanin làm đen tóc, giúp tóc óng mượt, làm đen râu tóc tốt cho người tóc bạc sớm, bổ máu, bổ thận, cải thiện thận yếu.
  • Chữa một số bệnh ngoài da như viêm da, bệnh lậu, mụn nhọt, mẩn ngứa,…
  • Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch ,hạ huyết áp, điều phối hiện tượng rối loạn lipid máu, thúc đẩy tăng sinh hồng cầu, điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện hệ tim mạch.
  • Trị táo bón, lợi tiểu, giải nhiệt giải độc, thanh lọc cơ thể, tốt cho người già và phụ nữ sau sinh.
  • Tác dụng nhuận tràng, đại tiện táo kết, trị tiêu hoá kém khó đi tiêu nhờ thành phần Anthranoid kích thích nhu động ruột co bóp.
  • Nhờ thành phần lexitin nên bổ thần kinh, bảo vệ sợi thần kinh Cholinergic, tốt cho bệnh nhân Parkinson, chữa mất ngủ,giảm stress, chữa thiếu máu, da xanh xao, gầy còi, kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới,…
  • Giúp da dẻ hồng hào, săn chắc và trẻ hoá do tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do phát triển.
  • Bồi bổ sức khỏe , chữa suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, còi xương, an thần, kéo dài tuổi thọ,…

tác dụng hà thủ ô có tốt không

tác dụng hà thủ ô có tốt không

Tại sao chế biến hà thủ ô? Hà thủ ô có tốt không sau chế biến ? Những cách chế biến hà thủ ô?

Hà Thủ Ô, phải chế biến mới dùng được vì trong hà thủ ô có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây nhuận tràng, tiêu chảy. Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng ngược lại làm se ruột, gây táo bón. Vì thế, để dùng vị hà thủ ô đỏ đạt hiệu quả tốt nhất người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này.

Phải tiến hành chế biến hà thủ ô như sau: Trước hết đem các miếng hà thủ ô  đã thái lát mỏng ngâm với nước vo gạo từ 12-24 giờ thỉnh thoảng khấy đảo, nhằm loại bớt chất chát. Sau đó rửa sạch rồi đem chế biến với đậu đen. Trước hết đem đậu đen đi nấu mềm, vài lần. Gạn lấy nước rồi Cho nước này vào nấu hà thủ ô. Xếp các miếng hà thủ ô vào nồi, xếp miếng to xuống dưới, miếng nhỏ để ở trên, đổ ngập nước tầm 2cm, đun nhiều giờ cho đến khi hà thủ ô chín tới nhừ. Lấy hà thủ ô ra, bỏ lõi sau đó lấy dịch nấu còn lại, tẩm nhiều lần, vừa tẩm vừa phơi, cho đến hết dịch nấu. Cuối cùng phơi hoặc sấy thật khô.

Hà thủ ô là một dược liệu quý nổi tiếng, dễ trồng trọt mà mang lại công dụng chữa bệnh tuyệt vời, dùng lại đơn giản dễ dàng. Bằng những thông tin đầy đủ về dược liệu bên trên đã góp phần giúp trả lời câu hỏi hà thủ ô có tốt không, tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

công dụng hà thủ ô có tốt không

công dụng hà thủ ô có tốt không?

Để mua sản phẩm hà thủ ô đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả tốt nhất xin liên hệ tới số: 0246.291.8086

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 833-836.
  2. Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Vol. Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.884-888.
  3. N. Han và các cộng sự. (2015), “Mechanistic Studies on the Use of Polygonum multiflorum for the Treatment of Hair Graying, Biomed Res Int. 2015, tr. 651048.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *