CD Hà thủ ô đỏ, Góc sức khỏe

Tại Sao Phải Dùng Hà Thủ Ô Chế?

công dụng của hà thủ ô đỏ chế kochi

Hà thủ ô là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, công dụng của nó đã được chứng minh từ ngàn đời xưa, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hà thủ ô sao cho đúng và hà thủ ô chế là gì? Tại sao phải sử dụng hà thủ ô chế? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết rất bổ ích này.

Tìm hiểu sơ lược về cây hà thu ô và phân biệt hai loại hà thủ ô?

Trong thiên nhiên tồn tại 2 loại đó là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, tuy có cùng tên gọi nhưng chúng lại thuốc 2 họ khác nhau và với những đặc điểm rất khác nhau. Trong đó hà thủ ô đỏ hay được dùng làm thuốc chữa bệnh hơn.

Hà thủ ô trắng nó còn có tên khác là hà thủ ô nam, danh pháp khoa học là Streptocaulon Juventas thuộc họ La bố ma và bộ Long đờm. Hà thủ ô trắng ít khi được sử dụng.

Còn hà thủ ô đỏ được sử dụng phổ biến hơn nhiều và có nhiều tác dụng hơn hẳn. Vị thuốc hà thủ ô đỏ dùng là phần rễ củ của cây hà thủ ô, gọi với tên là giao đằng hay dạ giao đằng bởi vào ban đêm, các dây quấn lấy nhau rất độc đáo.

Cách phân biệt hai vị thuốc này cụ thể như dưới đây:

Hà thủ ô đỏ Hà thủ ô trắng
Rễ của cây hà thủ ô đỏ có hình dáng khá giống với củ khoai lang nhưng mặt ngoài của nó có màu nâu đỏ và nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc và rất khó bẻ. Mặt cắt ngang củ hà thủ ô đỏ lớp vỏ có màu nâu sậm và lớp bên trong có màu hồng, nhiều bột, còn ở giữa có lõi gỗ cứng. Bột hà thủ ô đỏ thường có vị đắng chát, màu nâu hồng và không có mùi.

 

Là một loại dây leo, vỏ thân có màu nâu đỏ và nhiều lông mịn. Bên cạnh đó, cây có vị đắng chát và mùi thơm nhẹ, đặc biệt là toàn thân cây có nhựa trắng như sữa. Hà thủ ô trắng thì không có tác dụng bổi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.

 

phan biet ha thu o do va trang

phân biệt hai loại hà thủ ô dùng làm hà thủ ô chế

Hà thủ ô chế là gì?

Hiện nay trên thị trường có bán 2 loại hà thủ ô đỏ là dạng sống (sinh hà thủ ô) và dạng đã qua chế biến (hà thủ ô chế). Tuy nhiên, nếu sử dụng với công dụng bồi bổ cơ thể thì Hà thủ ô chỉ được sử dụng dưới dạng đã qua chế biến.

Hà thủ ô sống chứa một hàm lượng anthranoid cao gấp nhiều lần so với dạng hà thủ ô chế. Trong đó anthranoid là chất sinh học có tác dụng nhuận tràng mạnh, nên có khả năng gây đau bụng, ỉa chảy. Với một liều lượng thích hợp, nó được sử dụng với tác dụng nhuận tràng.

Ngoài ra, hà thủ ô sống có thể gây viêm cầu thận, bí tiểu, nhiễm đọc gan cấp, thậm chí làm tăng men gân, vàng da, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy nặng và nhiều trường hợp đã được ghi nhận do trong hà thủ ô khi chưa qua chế biến chứa một lượng tanin  khá cao, và khi sử dụng hàng ngày, dùng không đúng cách sẽ rất có hại tới sức khỏe.

Một nghiên cứu đã được dẫn chứng trong cuốn sách “ Hiện đại thực dụng trung dược học” nêu rằng liều gây chết 50% động vật làm thí nghiệm của hà thủ ô sống là 2,7g/kg cân nặng, trong khi của hà thủ ô chế là 169,4g/kg cân nặng. Điều đó cũng đồng nghĩa với liều độc của Hà thủ ô sống mạnh gấp 63 lần Hà thủ ô chế nếu nó đã chế đúng cách.

Việc chế hà thủ ô ngoài làm giảm bớt độc tính của dược liệu, nó còn giúp tăng cường tác dụng bổ khí huyết của Hà thủ ô. Làm tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận, tăng khả năng hòa tan, chuyển hóa và hấp thu các hoạt chất từ vị thuốc vào cơ thể. Nó còn giúp dễ bảo quản vị thuốc, đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng và hiệu quả trong điều trị.

 Hà thủ ô chế có tác dụng gì?

công dụng của hà thủ ô chế

tác dụng của hà thủ ô chế

Đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng Hà thủ ô chế có tác dụng rất tốt trên sức khỏe và cụ thể là một số công dụng sau:

Tác dụng bổ khí huyết: hà thủ ô được biết đến với công dụng bổ khí, bổ máu nên nó rất thích hợp dùng trong các trường hợp khí huyết hư, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, đau nhức đầu, râu tóc bạc sớm, ra mồ hôi trộm, hay chứng mất ngủ. Sử dụng hà thủ ô chế hằng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đen tóc đỏ ra, hết đau mỏi.

Tác dụng bổ thận âm: Bồi bổ thận âm, làm hết các triệu chứng của thậm âm yếu như các chứng: đau lưng, di tinh, liệt dương ở nam giới còn ở nữa giới như kinh nguyệt không đều, bạch đới.

Tác dụng trong giải độc chống viêm: nên thường dùng trong các trường hợp mụn nhọt, lở ngứa hay chứng viêm gan mạn tính

Tác dụng nhuận tràng thông tiện: dùng trong các trường đại tiện bí táo, điều trị bệnh trĩ và đi ngoài ra máu.

Theo một vài nghiên cứu hiện đại về tác dụng dược lý của hà thủ ô đỏ, đã phát hiện trong hà thủ ô đỏ có chứa Lexetin: là chất gây hưng phấn thần kinh, dùng trong bệnh suy nhược thần kinh, giảm tích tụ cholesterol trong gan, giảm xơ vữa động mạch

Hà thủ ô chế như thế nào và tại sao lại chế như vậy?

Để chế Hà thủ ô thì có rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng mục đích chung của việc chế hà thủ ô là để giảm lượng anthranoid có trong củ, hạn chế việc gây nhuận tràng, ỉa chảy…cũng như làm giảm nồng độ tanin trong củ, từ đó giúp làm giảm độc tính trên gan, thận từ đó tác dụng quý của Hà thủ ô được phát huy một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài phương pháp sẽ chỉ ra cho bạn được dùng để chế biến hà thủ ô hiện nay:

Phương pháp chế hà thủ ô theo Dược điển Việt Nam IV 

Rửa sạch củ hà thủ ô rồi đem ngâm với nước vo gạo tron 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô thì dùng 100 g Đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát). Nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn tay cho chín đều. Khi củ đã mềm thì lấy ra, rồi bỏ lõi. Thái hoặc cạo mỏng rồi đem phơi khô. Nếu nước đậu đen vẫn còn thì tẩm phơi cho đến hết. Nếu đồ thì đồ 9 lần rồi sau đó phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho dược liệu khỏi cháy. Chế nước vo gạo để ngâm hà thủ ô ta dùng: gạo vo lấy nước, cứ 1kg gạo lấy 2,5 – 3 lít nước vo gạo. Khi dùng đem hà thủ ô thái lát, thái thành phiến mỏng hoặc sấy khô tán bột.

uống hà thủ ô có đẹp da không theo y học cổ truyền

hà thủ ô chế đậu đen theo phương pháp của dược điển Việt Nam

Theo đông y- phương pháp chế với rượu.

Lấy hà thủ ô đã cắt miếng rồi cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm cùng hà thủ ô qua đêm theo tỷ lệ cứ 10kg hà thủ ô thì dùng 2,5 kg rượu. Ngày hôm sau bỏ vào chõ đồ trong 4 giờ, lấy ra phơi cho đến khô, sau đó lại tẩm lại, đồ thêm hai lần nữa là được. Lúc đó, miếng hà thủ ô sẽ biến thành sắc đen nâu.

Chế hà thủ ô như vậy là do:

Khi mà nền khoa học kỹ thuật chưa phát triển, ông cha ta chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và lý giải theo phương pháp y học cổ truyền để tìm ra các phương pháp làm chế biến hà thủ ô. Hà thủ ô chế với rượu có tác dụng giảm đáng kể hàm lượng tannin đó là do tanin bị thủy phân trong rượu, khi đó sẽ giảm được tác dụng không mong muốn của hà thủ ô.

Tương tự khi hà thủ ô chế với đậu đen “ cửu chưng cửu sái”: hà thủ ô đem ngâm nước gạo, chế với đậu đen, không chỉ làm giảm tác dụng không mong muốn của hà thủ ô mà nó còn làm tăng sự bổ dưỡng cho vị thuốc, do lợi dụng được các dưỡng chất có trong gạo và cả đậu đen.

Dù chế theo phương pháp nào thì mục đích cuối cùng của hà thủ ô chế vẫn là đảm bảo tính an toàn và tăng hiệu quả khi sử dụng.

Liều lượng sử dụng hà thủ ô chế

Hà thủ ô có thể gây ra một số phản ứng phụ như tiêu chảy, nhuận tràng, nôn mửa, buồn nôn, chán ăn hoặc khi cơ địa quá mẫn cảm với các thành phần chứa trong thuốc. Vì vậy, khi sử dụng mọi người nên dùng với liều lượng vừa đủ tùy theo từng loại bệnh. Tuyệt đối không sử dụng quá liều và dùng trong một thời gian dài, để tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu sử dụng để điều trị một bệnh nào đó.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hà thủ ô, nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, người bệnh nên đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tra.

Qua bào viết này, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc chế biến hà thủ ô, đặc biệt là khi sử dụng hàng ngày. Hà thủ ô chế dù có nhiều phương pháp chế biến, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giảm tác dụng không mong muốn và tăng hiệu quả của dược liệu

Mọi thông tin cần tư vấn hay có bất kỳ thắc mắc gì về hà thủ ô chế, hãy liên hệ ngay với Kochi theo số hotline 024 6291 8086

Kochi rất hân hạnh làm bạn đồng hành của bạn!!!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *